Quy trình kỹ thuật ương giống cá tra tại tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 64)

Hình 3.11: Quy trình ương nuôi cá Tra giống tại tỉnh An Giang 3.2.7. Thông tin chung về ương giống

Bảng 3.10: Thông tin về công trình nuôi

Chỉ tiêu Số hộ ương Trung bình Khoảng dao động Tỷ lệ (%) 1. Diện tích (m2) 4.383 ± 3.320 500 ÷ 16.000 Dưới 1.000 2 6,67 1.000 - 5.000 21 70 Trên 5.000 7 23,33 2. Độ sâu (m) 2,45 ± 0,75 1,5 ÷ 3,5 1.5 - 2.0 13 43,33 2.0 - 3.0 12 40 3.0 - 3.5 5 16,67 3. Số vụ ương nuôi 30 2,47 ± 0,73 1 ÷ 3 4. Nguồn giống An Giang 7 23,33 Đồng Tháp 23 76,67

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Thả cá giống Chăm sóc và quản lý Thu hoạch Chuẩn bị ao nuôi Xử lý ao Chọn giống Quản lý thức ăn Môi trường ao nuôi

Quản lý mầm bệnh và phòng trị bệnh

3.2.7.1. Diện tích ao ương

Qua bảng 3.10 cho thấy, các hộ ương có diện tích từ 1.000 ÷ 5.000 m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất 70%, kế đến hộ ương có diện tích trên 5000 m2 chiếm 23,33% và dưới 1.000m2 là 6,67% . Diện tích lớn là do ao ương được chuyển từ diện tích đất ruộng canh tác sẵn có qua làm ao ương nuôi cá.

3.2.7.2. Độ sâu

Mực nước thả cá bột trung bình là 2,45 ± 0,750m, dao động từ 1,5 ÷ 3,5m (Bảng 3.9). Độ sâu của các hộ ương tương đối phù hợp cho việc ương cá tra giống.

Độ trong đạt ở mức trung bình 30 cm, tuy nhiên có ao độ trong chỉ có 40 cm và đến 70 cm. Điều này cho thấy một số hộ ương chưa có độ trong phù hợp, là chỉ tiêu thể hiện thức ăn tự nhiên có đủ hay không và mức độ ô nhiễm của ao.

3.2.7.3. Nguồn nước

Qua kết quả khảo sát, ta thấy các hộ ương cá có điều kiện thuận lợi là gần nguồn nước sông phục vụ cho nhu cầu ương cá, phần nào giúp cho nông hộ chủ động được nguồn nước cấp vào. Tuy nhiên, hầu hết các hộ ương đều lấy nước trực tiếp từ sông vào mà không qua ao lắng lọc, điều này cho thấy họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của ao lắng lọc. Do đó, trong quá trình ương nuôi dễ xuất hiện mầm bệnh và khó khăn trong việc quản lý sức khỏe cá nuôi.

3.2.7.4. Số vụ ương và thời gian ương

Theo kết quả khảo sát, số vụ ương cá trung bình của các hộ là 2,47 vụ, dao động từ 1 ÷ 3 vụ (Bảng 3.10). Tùy theo thị trường và giá cả mà số vụ ương của các hộ có thể thay đổi. Thời điểm thị trường cá tra giống có giá cao thì thu hoạch cá sớm hơn, số vụ ương nuôi nhiều hơn. Ngược lại, giá thấp thì hộ nuôi thường cho cá ăn cầm chừng và đợi giá, có thể treo ao cho vụ tiếp theo nên số vụ ương nuôi thấp. Đa số các hộ ương nuôi diễn ra quanh năm và tùy theo thời điểm giá cá bột cao hay thấp. Mặt khác vẫn chịu sự chi phối của nhu cầu thả giống trong nuôi thương phẩm và nguồn cá bột sản xuất từ các trại sản xuất giống.

3.2.8. Kỹ thuật ương nuôi cá tra giống

3.2.8.1. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương

Có 100% số hộ ương được phỏng vấn trả lời rằng họ thực hiện tất cả thao tác liên quan đến kỹ thuật ương cá tra giống. Hầu hết, các hộ ương đều cải tạo ao trước khi bắt đầu vụ ương mới. Nhìn chung, công tác chuẩn bị ao tương đối tốt do các hộ ương có

nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về ương nuôi cá tra. Đây là khâu quan trọng đối với việc nuôi thủy sản trong ao đất. Vì các yếu tố gây hại cho đối tượng nuôi có thể tồn tại dưới đáy ao. Nên việc cải tạo ao sẽ loại bỏ mầm bệnh tích lũy dưới đáy ao, giải phóng khí độc tích tụ qua nhiều vụ nuôi và loại bỏ những loài cá tạp không mong muốn.

Việc sên vét bùn đáy cũng tùy theo điều kiện của ao để có biện pháp phù hợp. Qua điều tra các hộ ương cá ở địa phương, thường sử dụng biện pháp như hút bùn bằng máy hay thủ công để đưa chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao nuôi. Tuy nhiên, hiện nay việc sên vét bùn đối với ao ương của các hộ nuôi trực tiếp đổ thẳng ra ngoài môi trường, điều này rất nguy hiểm, có thể gây bất lợi cho nguồn nước cấp và bất lợi cho nghề ương cá tra.

Sau khi vét bùn đáy trong ao, các hộ ương thường sử dụng vôi trong cải tạo ao và diệt cá tạp với liều lượng 10 - 15 kg/m2. Việc sử dụng vôi trong ương giống được người dân quan tâm và xác định đây là việc làm không thể thiếu trong quá trình cải tạo ao nuôi, nhất là ương cá tra giống.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ ương đều gây thức ăn tự nhiên và một số hộ ương có sử dụng thức ăn hỗn hợp chế biến bán sẵn của các công ty nhưng tỷ tệ sử dụng chưa cao. Các hộ ương cần kiểm nghiệm chất lượng và mức độ ảnh hưởng của thức ăn này đến giá thành con giống.

3.2.8.2. Kỹ thuật thả giống

Nguồn giống

Nguồn cá bột lựa chọn cho ương cá hương/giống chủ yếu từ khu Hồng Ngự (Đồng Tháp) chiếm 76,67% (Bảng 3.10). Điều này, thể hiện chất lượng con giống có liên quan cá bột tập trung chính ở khu vực này. Lý do lựa chọn nguồn cá bột ở Hồng Ngự nhiều hơn trong tỉnh là theo truyền thống, giá thành thấp, bao vận chuyển, tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt.

Phương pháp và thời điểm thả cá

Thuần cá bột trước khi thả vào ao là khâu kỹ thuật quan trọng, giúp cá bột thích ứng được với nhiệt độ nước trong ao ương. Việc thuần hóa cá bột trước khi thả cá đều được các hộ ương thực hiện khoảng 15 - 20 phút. Tùy vào thời điểm nhận cá bột từ cơ sở sản xuất giống mà các hộ ương thả giống. Đa số các hộ ương thả cá vào buổi tối, dao động từ 19 – 22 giờ. Đây là thời điểm tốt để thả cá vì môi trường nước mát ít biến động nhiệt độ.

Mật độ ương cá

Bảng 3.11: Mật độ ương giống cá tra tại An Giang

Mật độ ương (con/m2) Số hộ ương Tỷ lệ (%)

Dưới 1.000 3 10

1.000 21 70

Trên 1.000 4 13,33

Kết quả về mật độ ương cá tra giống qua phỏng vấn 30 hộ được thể hiện qua bảng. Ao ương có mật độ thả 1.000 con/m2 là chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%, ao có mật độ trên 1.000 con/m2 chiếm 13,33% và thấp nhất ương với mật độ dưới 1.000 con/m2 chiếm 10%. Mật độ ương nuôi trung bình là 996.667 ± 129.942; dao động 500 ÷ 1.200 con/m2 (Bảng 3.11). Từ đó, cho thấy mật độ ương của các nông hộ cũng ít khác nhau. Tuy nhiên qua thực tế điều tra, đa số mật độ ương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích ao ương, kinh nghiệm và giá cá bột trên thị trường (cá bột rẻ thì thả nhiều, giá cao thì thả hạn chế lại). Tuy nhiên, một số hộ khác thì cho rằng trong quá trình ương nuôi lúc nào cũng xảy ra tình trạng hao hụt, do đó tâm lý thả cá bột nhiều dù hao hụt có cao đi nữa cũng sẽ còn lại một phần cá trong ao để xuất bán. Điều này dẫn đến làm ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của cá.

Mật độ ương trung bình các hộ ương cá tra cao sẽ làm thiếu thức ăn ở giai đoạn đầu khi cá chỉ ăn thức ăn tự nhiên, thiếu oxy và có thể gây ô nhiễm nguồn nước giai đoạn ương sau làm giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá hương và cá giống.

3.2.8.3. Thức ăn và cách cho cá ăn

Có rất nhiều loại thức ăn để ương nuôi cá tra nhưng những loại thức ăn có chất lượng cao thường được ưa chuộng. Vì vậy, hiện nay các hộ ương giống tại An Giang đều sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 28 - 40% và có kích cỡ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của đàn cá mà lựa chọn cho phù hợp. Sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm như thành phần dinh dưỡng cân đối và ổn định, ít tan trong nước, đa dạng về chuẩn loại và thời gian bảo quản được lâu. Hầu hết, khi cho cá ăn các hộ ương nuôi đều đảm bảo được 4 định “lượng, chất, vị trí và thời gian” nhằm giúp cá tăng trưởng tốt và hạn chế ô nhiễm ao ương.

Kỹ thuật cho cá ăn

Kết quả điều tra thực tế đã chứng tỏ rằng, các hộ ương nuôi cá tra giống ở An Giang thường cho cá ăn 4lần/ngày ở giai đoạn đầu và giảm dần 2 lần/ngày giai đoạn

sau. Theo quan sát, các hộ ương có nhiều cách khi cho cá ăn, nhưng thường chủ yếu là 02 phương pháp sau:

Phương pháp bơi xuồng cho cá ăn: Phương pháp cho ăn này hạn chế được cá ít

bị xây xát, nước không bị xáo trộn… nhưng tốn nhiều thời gian cho ăn, tỷ lệ hao hụt thức ăn nhiều hơn đồng thời việc phát hiện cá bị nhiễm bệnh khó khăn hơn.

Phương pháp cho ăn tập trung tại chân cầu (gom cầu): Cách này được thực hiện

với điều kiện cho cá ăn cách bờ ao 3 - 5 m và mực nước sâu 2m trở lên nhằm hạn chế khuấy động chất thải, chất hữu cơ ở dưới đáy ao khi cho cá ăn (đục nước) dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Ngoài ra, khi cho cá ăn cần tâp luyện cho cá gom tập trung lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động, dần dần sẽ tạo thành phản xạ cũng như thói quen cho cá khi nghe tiếng động sẽ tập trung về nơi cho ăn. Mục đích của việc này là kiểm soát được mức độ sử dụng thức ăn và dự đoán được tỷ lệ sống của cá , đồng thời dựa vào hoạt động ăn mồi của cá để biết tình hình sức khỏe của cá từ đó đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp cho ăn này có ưu điểm là thời gian cho cá ăn ngắn, ít tốn nhân công và thứa ăn ít bị hao hụt…Bên cạnh đó, vẫn có một số nhược điểm như những con cá quá nhỏ yếu sẽ không tranh được thức ăn, ăn tập trung một chỗ sẽ có tình trạng phân đàn và dễ bị xây xát dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh.

Khẩu phần thức ăn

Khẩu phần và số lần cho ăn phụ thuộc vào kích cỡ của cá. Cá bột và cá hương thường có nhu cầu về protein và số lần cho ăn nhiều hơn so với cá lớn. Trong những ngày đầu, các hộ ương đều dùng các loại nguyên liệu giàu đạm như bột sữa, bột đậu nành, bột cá… để bổ sung cho ao với 2 mục đích: làm thức ăn trực tiếp (cá ăn) và làm thức ăn gián tiếp (kích thích cho tảo, sau đó là động vật phù du phát triển) cho cá tra giống. Các loại nguyên liệu này được các hộ ương pha loãng với nước và tát đều ao. Từ ngày ương thứ 15 trở đi, các hộ ương đã tập cho cá ăn hoàn toàn 100% các loại TACN dạng viên với kích cỡ viên và liều lượng thức ăn tùy theo sự tăng trọng và tỷ lệ sống của cá (thường thì sau 1 tuần là tăng kích cỡ viên thức ăn lên 1 cấp). Trong các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp cho ương cá, các hộ sử dụng 03 loại thức ăn riêng rẽ hoặc kết hợp bao gồm bột mịn, mảnh và viên nhỏ. Trong 1 - 9 ngày đầu số hộ cho thức ăn bột mịn chiếm đa số, giai đoạn 10 - 19 ngày chủ yếu là bột mịn và mảnh, giai đoạn 20 - 29 ngày chủ yếu là thức ăn mảnh và viên nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ sử dụng loại thức ăn chưa đúng như cho ăn thức ăn viên ở giai đoạn đầu hay bột mịn và mảnh ở giai

đoạn sau. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phân đàn, ăn thịt lẫn nhau hay môi trường nước bị ô nhiễm do cá không ăn hết thức ăn bột mịn và mảnh.

Do các hộ ương đưa vào ao nhiều loại nguyên liệu như: Bột sữa, bột đậu nành, bột cá… nên có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng trong ao ương, tảo và ĐVPD phát triển mạnh sẽ làm pH, oxy hòa tan… biến động lớn trong ngày. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống và sức khỏe của cá.

Có nhiều hộ sử dụng chất bổ sung như vitamin C, E, vitamin tổng hợp và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và tăng hấp thu. Tần suất sử dụng trung bình tương đối phù hợp, nhưng liều lượng cao hơn so với nhu cầu. Điều này cho thấy sử dụng thuốc và chất bổ sung cũng cần được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật bài bản. Hơn nữa, cần có nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và công thức thức ăn cho cá từng giai đoạn phát triển và giai đoạn ương khác nhau. Việc sử dụng quá mức này dẫn đến chi phí thuốc và chất bổ sung cho 1kg cá sản xuất cao và đẩy giá thành lên cao không cần thiết.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình ở 30 hộ ương được xác định là 1 ± 0,07, dao động 1,0 ÷ 1,2. Tuy nhiên, hệ số tiêu tốn thức ăn ở các hộ ương khác nhau là do phụ thuộc vào chất lượng của từng loại thức ăn và cách cho ăn cũng như là điều kiện ương nuôi của từng hộ.

3.2.8.4. Quản lý các yếu tố môi trường ao ương

Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số các hộ ương nuôi cá giống tại tỉnh An Giang lấy nước trực tiếp vào ao ương mà không qua ao lắng lọc, không kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao và chỉ xử lý khi đã cấp nước vào. Điều này cho thấy các hộ ương cá giống chưa thấy hết tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá chất lượng nước khi cấp, đây có thể là do trình độ kỹ thuật còn hạn chế và là nguyên nhân làm cho dịch bệnh có điều kiện lây lan từ môi trường ngoài vào ao ương.

Hầu hết các hộ ương đều không có biện pháp xử lý nước thải. Có đến 100% số hộ thải nước thải của ao ương trực tiếp ra môi trường ngoài mà không qua xử lý. Nếu trong nguồn nước thải này có chứa mầm bệnh thì mầm bệnh có thể sẽ phát tán ra môi trường ngoài và lây nhiễm theo nguồn nước cấp sang các ao ương lân cận.

Có 100% số hộ ương là trang bị dụng cụ đo yếu tố pH, còn lại các yếu tố (to, DO, NH3) là không có do hộ ương cho rằng chỉ đánh giá chất lượng môi trường qua cảm quan và theo kinh nghiệm. Bảng 3.12 đã thể hiện rằng nhiều biện pháp kỹ thuật với

nhiều mục đích quản lý chất lượng môi trường nước ao nuôi đã được các hộ ương cá tra ở An Giang áp dụng.

Bảng 3.12: Hoạt động quản lý môi trường của các hộ ương

Kết quả điều tra với n=30 Diễn giải

Số hộ ương Tỷ lệ (%)

1. Có gây màu nước trước khi thả ương 30 100

2. Có dùng CPSH để quản lý môi trường nước ao 30 100

3. Dùng vôi để ổn định pH, sát khuẩn. 30 100

4.Có thay nước ao trong một vụ ương 30 100

Thay định kỳ 16 53,3

Thay khi cá bệnh 3 10

Thay khi chất lượng nước kém 11 36,7

5.Trang bị các dụng cụ đo yếu tố môi trường: pH, to, DO 30 100 Chúng ta đều biết, chất lượng và sự ổn định của môi trường ao ương là ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khả năng đề kháng của cá với dịch bệnh. Do vậy, khi người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp cũng như định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học như: EM, Bio-tab, Zeofish... kết hợp thay nước mới để quản lý các yếu tố môi trường ổn định là yếu tố quyết định một vụ nuôi thành công.

Quản lý và chăm sóc

Đa số các hộ đều có phòng ngừa bệnh, trong đó bằng cách đảm bảo chất lượng nước, sử dụng thuốc và chất bổ sung để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, thường thì họ tự sử dụng thuốc theo kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ ương khác. Một số kỹ thuật khác cũng ít quan tâm như quan sát theo dõi bắt mồi, kiểm tra thức ăn, kiểm tra bệnh

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)