Trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 47)

Kết quả điều tra cho thấy chủ cơ sở không có trình độ chuyên môn là 9 người chiếm 57,9%; trình độ trung cấp là 4 người chiếm 10,5% và đại học là 6 người (chiếm 31,6% (Hình 3.4). Thường thì nhân viên kỹ thuật ở các công ty được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng dựa trên trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người lao động. Với lợi thế về tiềm lực kinh tế và kỹ thuật nên những công ty này dễ dàng thu hút được một lực lượng kỹ sư nuôi trồng thủy sản, nhân viên có trình độ chuyên môn cao hơn

các cơ sở khác. Một số chủ cơ sở sản xuất nông hộ có trình độ văn hóa và trình độ kỹ thuật tương đối thấp hơn, vì ở các hộ thường có liên kết hoặc thuê nhân viên kỹ thuật thủy sản có trình độ chuyên môn trực tiếp ở các khâu kỹ thuật. Đồng thời chủ cơ sở có thể là kỹ sư thủy sản hoặc con cháu trong gia đình theo học ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các cơ sở có quy mô nhỏ, không đủ tiềm lực kinh tế, khả năng thu hút nguồn nhân lực tương đối kém đã phần nào hạn chế về khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn cho thấy các công ty rất chú trọng đến chuyên môn của lao động sản xuất, trình độ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và sự ổn định của đơn vị. Đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương định hướng cho việc đào tạo nghề sản xuất giống cá tra. Tuy nhiên, với tỷ lệ chủ cơ sở không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao (57,9%) sẽ là lực cản không nhỏ đối với sự phát triển bền vững đối với hoạt động sản xuất giống cá tra ở An Giang. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng chủ cơ sở là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý thủy sản ở địa phương và cho cả cơ sở sản xuất.

Hình 3.4: Trình độ chuyên môn chủ cơ sở 3.1.5. Số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất

Sản xuất giống cá tra là một hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên để đạt được thành công, đòi hỏi chủ cơ sở không chỉ có sức khỏe tốt mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn và biết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất giống cá tra.

Hình 3.5: Số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra

Qua hình 3.5 cho thấy số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở tham gia sản xuất giống cá tra từ 5 - 15 năm kinh nghiệm chiếm 68,4%; điều này cho thấy các chủ cơ sở giống rất quan tâm đến kinh nghiệm để phục vụ cho cơ sở của mình. Một số chủ cơ sở có số năm kinh nghiệm trên 15 năm chiếm 10,5%; đây là lực lượng có bề dày kinh nghiệm sống, có thâm niên nghề nghiệp tuy nhiên hạn chế của những người này là tuổi tác và sức khỏe, khả năng tiếp thu, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Với lực lượng chủ cơ sở hiện đang sản xuất giống có tay nghề kinh nghiệm từ 5 - 15 năm (chiếm 68,4%) sẽ giúp nghề sản xuất giống cá tra phát triển ổn định.

3.1.6. Đất đai của cơ sở sản xuất giống cá tra

Về diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất dao động khá lớn, cơ sở có diện tích trên 2ha chiếm 26,32%; diện tích cơ sở dưới 1ha chiếm 42,11%; từ 1 - 2 ha chiếm tỷ lệ 31,58% (Hình 3.6). Tuy nhiên, với diện tích đất tương đối nhỏ dưới 1ha các cơ sở sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở muốn tăng quy mô sản xuất chỉ còn bằng cách mua lại hoặc hợp tác sản xuất với các cơ sở khác, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý sản xuất của các cơ sở, hạn chế sản xuất và tác động đến sự phát triển ổn định của cơ sở.

Hình 3.6: Đất đai của cơ sở sản xuất giống cá tra 3.1.7. Mô hình hoạt động

Kết quả điều tra khảo sát tại các khu vực nghiên cứu về loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất giống cá tra được thể hiện qua hình.

Hình 3.7: Mô hình hoạt động sản xuất giống cá tra ở An Giang

Kết quả điều tra 19 cơ sở cho thấy có 14 cơ sở chiếm 73,68% hoạt động theo mô hình hộ cá thể, mô hình Công ty cổ phần có 03 cơ sở chiếm 15,79% và có 02 là mô hình Cổ phần Nhà nước chiếm 10,53% (Hình 3.7). Việc các cơ sở đăng ký hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ cá thể chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ mô hình hoạt động của các cơ sở sản xuất ở An Giang chưa có hệ thống chuyên nghiệp, chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật và chưa có chiến lược phát triển rõ ràng; điều này đã tạo cho nghề sản xuất giống cá tra ở An Giang không ổn định và thiếu bền vững.

T ầ n su ấ t (%)

3.2. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra tỉnh An Giang 3.2.1. Đặc điểm hệ thống công trình sản xuất giống cá tra 3.2.1. Đặc điểm hệ thống công trình sản xuất giống cá tra 3.2.1.1. Hệ thống xử lý nước

Bảng 3.1: Hệ thống công trình phục vụ cho sinh sản nhân tạo

Chỉ tiêu Trung bình Khoảng dao động

Diện tích ao lắng (m2) 663,13 ± 816,64 600 ÷ 2000

Diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ (m2) 4315,79 ± 3303,75 500 ÷ 12000

Độ sâu (m) 2,59 ± 0,46 1,7 ÷ 4

Thể tích bể cá đẻ (m3) 18,42 ± 4,73 10 ÷ 30

Thể tích bể ấp trứng (lít) 58,42 ± 30,23 30 ÷ 100

(Số liệu trình bày ở bàng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất giống cá tra, chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong toàn bộ quy trình sản xuất, nếu nguồn nước không được xử lý tốt sẽ dẫn đến các mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Với quy mô sản xuất của từng cơ sở sản xuất khác nhau thì hệ thống xử lý nước có sự khác nhau. Hiện nay, tại An Giang, các cơ sở sản xuất giống thường sử dụng hệ thống ao chứa để cấp nước cho các bể ương nuôi của khu trại sản xuất. Vì những công ty này được đầu tư xây dựng trên quy mô diện tích lớn (trên 2ha), đủ điều kiện để xây dựng hệ thống xử lý nước. Theo một số nhân viên kỹ thuật của các cơ sở cho biết, trong sản xuất hệ thống xử lý nước nếu đảm bảo có ao chứa, lắng càng lớn sẽ rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, như: hỗ trợ rất nhiều cho công tác phòng trị bệnh trong quy trình sản xuất; hạn chế bớt mầm bệnh từ môi trường ngoài cũng như chủ động được trong khâu cấp nước cho các bể ương cá bột, ao nuôi cá bố mẹ. Tùy vào từng điều kiện diện tích đất, quy mô năng lực sản xuất để chủ cơ sở quyết định có hệ thống xử lý nước cho phù hợp với quy mô cơ sở và kinh phí đầu tư.

Tỷ lệ giữa diện tích ao chứa lắng so với tổng diện tích ao và thể tích bể ương phải đảm bảo đủ lượng nước cấp cho các bể ương cá bột, phải luôn đảm bảo tỷ lệ nhất định về số lượng, đồng thời còn đảm bảo về chất lượng nước (các chỉ số pH, độ trong, DO, to) để cung cấp trong suốt quá trình sản xuất. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ giữa hệ thống ao chứa, lắng so với tổng diện tích của các cơ sở có sự khác nhau rõ rệt. Cơ sở nào có tổng diện ao chứa lắng càng lớn thì thuận lợi hơn trong việc cấp nước cho toàn bộ hoạt động ương nuôi của cơ sở mình.

3.2.1.2. Hệ thống ao nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ

Kết quả khảo sát 19 cơ sở sản xuất giống cá tra cho thấy các cơ sở đều có hệ thống ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ; các ao nuôi đều có dạng hình chữ nhật và hầu hết là ao đất. Kết quả khảo sát cho thấy ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ ở An Giang có diện tích bình quân là 4315,79m2 khoảng dao động khá lớn từ 500 – 12.000 m2; trong đó ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ có diện tích cao nhất 12.000 m2 và thấp nhất 500 m2 (Bảng 3.1). Với diện tích ao nuôi cá bố mẹ như trên sẽ tạo thuận lợi cho công tác chăm sóc cá bố mẹ. Sự khác nhau về diện tích của hệ thống ao nuôi vỗ cá bố mẹ phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và năng lực sản xuất của từng cơ sở. Tuy nhiên, về cơ bản hệ thống ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật cho quá trình sản xuất giống; đảm bảo cho hoạt động sản xuất của cơ sở.

Độ sâu mực nước ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ có mối quan hệ nhất định với tỷ lệ phát dục, thành thục và sức sinh sản của cá bố mẹ; kết quả khảo sát cho thấy độ sâu mực nước trung bình của ao nuôi vỗ cá bố mẹ là 2,59 m dao động từ 1,7 – 4 m (Bảng 3.1); một số nhận định cho rằng cá bố mẹ sinh sản ổn định nhất đều tương ứng với ao nuôi vỗ cá bố mẹ có chiều cao nước khoảng 2,5 m; mực nước nuôi vỗ cá bố mẹ dưới 2 m và trên 3 m thì khả năng sinh sản cá bố mẹ không ổn định, tỷ lệ thành thục cũng hạn chế. Theo kết quả điề tra cho thấy, một số cơ sở có diện tích ao nhỏ 500 m2 và độ sâu 1,7 m không đạt theo quy trình kỹ thuật và không có ao dự trữ nên kỹ thuật nuôi vỗ không đảm bảo. Nhìn chung, mực nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ở các cơ sở sản xuất giống cá tra tại tỉnh An Giang tương đương như nhau.

Bảng 3.2: Ưu tiên sử dụng nguồn nước cho nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống

Nguồn nước Số cơ sở (n=19) Tỷ lệ (%)

Nước sông lớn 5 26,32

Nước sông nhỏ, kênh rạch 5 26,32

Nước qua lắng lọc ở ao dự trữ 9 47,37

Nguồn nước cấp cho nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá bột là điểm được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành xây dựng trại, vì vậy đa số đều chọn vị trí xây dựng gần với nơi có nguồn nước chủ động. Theo kết quả điều tra, cơ sở nuôi bố mẹ và sản xuất giống nằm gần sông lớn (chiếm 26,32%) số hộ điều tra, cơ sở nằm gần sông rạch nhỏ (chiếm 26,32%) và số hộ có lắng lọc nước qua ao dự trữ (chiếm 47,37%) (Bảng 3.2).

3.2.1.3. Hệ thống bể cho cá sinh sản và bể/bình ấp trứng

Kết quả khảo sát các các cơ sở sản xuất giống cá tra cho thấy hệ thống bể ấp trứng làm bằng composite chiếm tỷ lệ cao nhất 52,6%; kế đến bể xi măng chiếm 26,3% và bể inox chiếm 21,1% (Hình 3.8). Hệ thống bể cho cá tra sinh sản tại tỉnh An Giang thường có 03 dạng: hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông. Trong đó, hình tròn là chủ yếu làm bằng composite hay inox; hình chữ nhật chủ yếu bằng xi măng. Hầu hết, các cơ sở thường sử dụng bể tròn bằng composite, bằng nhựa hoặc kim loại như nhôm hay inox để phù hợp cho cá đẻ và thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như di chuyển.

Hình 3.8: Các loại bể cho cá đẻ

Qua hình 3.9 cho thấy bể/bình ấp trứng bằng inox chiếm tỷ lệ cao nhất 57,9%; bằng composite chiếm 36,8% và thấp nhất là bể/bình bằng thủy tinh 5,3%. Kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất giống cá tra cho thấy hệ thống bể/bình ấp trứng có 02 dạng: hình tròn, hình phễu. Trong đó, hình phễu là được làm vật liệu bằng thủy tinh hoặc inox (bình Weys hoặc bình Jar) (Phụ lục 3), dạng hình tròn chủ yếu là bằng composite. Thể tích bình quân của các bể/bình ấp trứng là 58,42(lít); dao động 30 ÷ 100 (lít) (Bảng 3.1). Theo kết quả phỏng vấn các chủ cơ sở sản xuất cho biết, kích thước và thể tích bể/bình ấp trứng có sự khác biệt là do phụ thuộc vào quy trình của từng cơ sở nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình ấp trứng trong sản xuất của các cơ sở.

3.2.1.4. Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, năng suất và hiệu quả sản xuất của hoạt động sản xuất giống cá tra nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề sản xuất giống cá tra. Vì vậy, các cơ quan quản lý ở địa phương, các cơ sở sản xuất rất quan tâm đến vấn đề xả nước thải của cơ sở mình; đồng thời hệ thống xử lý nước thải là tiêu chí chính để các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá và kết luận về điều kiện vệ sinh thú y làm cơ sở công nhận cho hoạt động sản xuất giống của cơ sở.

Kết quả khảo sát hệ thống xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất cho thấy hệ thống xử lý nước thải ở các công ty đều đáp ứng việc xả thải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kết quả điều tra khảo sát cho thấy các hộ cá thể không có cơ sở nào có hệ thống xử lý nước thải tất cả đều xả trực tiếp ra môi trường ngoài. Hiện nay, công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của tỉnh An Giang được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh rất được quan tâm, tổ chức kiểm tra định kỳ để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các trường hợp vi phạm như: đổ xả nước thải, không có hệ thống thu gom nước thải… Đây là yếu tố và cũng là biện pháp tích cực nhất nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất giống cá tra của tỉnh phát triển bền vững.

Kết quả khảo sát cho thấy trong 19 cơ sở tiến hành điều tra có 6 cơ sở (chiếm 31,58%) có trang bị đầu tư kính hiển vi để kiểm tra sức khỏe ấu trùng cá; 13 cơ sở không có (chiếm 68,42%). Với tỷ lệ trên 30% số cơ sở có trang bị dụng cụ kiểm tra sức khỏe cá bột cho thấy các cơ sở quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu, kiểm tra sức khỏe ấu trùng cá bột trong quá trình ương nuôi, cũng như phục vụ xuất bán. Tuy

nhiên, chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản. Với tỷ lệ số lượng cơ sở không có dụng cụ khá cao (68,42%) có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kiểm soát dịch bệnh và kiểm tra sức khỏe ấu trùng trong quá trình sàn xuất.

3.2.2. Kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại An Giang

Hình 3.10: Quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra tại tỉnh An Giang 3.2.2.1. Vệ sinh khử trùng

Qua điều tra phỏng vấn chủ 19 cơ sở cho thấy công tác vệ sinh khử trùng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất giống cá tra; có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của cơ sở; vì vậy chủ cơ sở rất quan tâm đến công tác vệ sinh khử trùng trước, trong và sau mỗi đợt sản xuất.

Công tác vệ sinh khử trùng trước mỗi đợt sản xuất và trong quá trình nuôi là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra. Trước mỗi đợt sản xuất mới, toàn bộ hệ thống bể cho cá đẻ, bình ấp trứng, bể chứa cá bột và tất cả dụng cụ liên quan đến chăm sóc cá bột, cá bố mẹ đều được vệ sinh khá kỹ, đặc biệt là vệ sinh các bình ấp trứng và dụng cụ sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy tất cả các cơ sở sản xuất giống cá tra đều rất chú trọng đến công tác vệ sinh, khử

Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ Nuôi vỗ cá bố mẹ Cho cá đẻ nhân

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 47)