Giải pháp cải tiến kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 76)

- Các ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ ở An Giang nuôi với mật độ khá cao (240 – 20.000 con/100 m2), nhưng độ sâu trung bình của các ao này là 2,5m. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cá tra và khí hậu của địa phương, nên nâng cao độ sâu của các ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ lên khoảng 3,0 – 3,5m để ổn định môi trường và tăng không gian hoạt động của cá nuôi.

- Về cá bố mẹ: Nên lựa chọn những cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất nhằm tạo ra đàn giống có chất lượng phục vụ cho ương giống. Sử dụng cá bố mẹ cho sinh sản phải có khối lượng 3 kg/con trở lên nhằm đảm bào số lượng và chất lượng trứng. Cần loại bỏ những cá bố mẹ cho sinh sản kém hiệu quả.

- Một số cơ sở sản xuất giống cho nuôi vỗ khá cao với tỷ lệ cá cái cao hơn cá đực rất nhiều. Qua đó, cá bố mẹ cần được nuôi ở mật độ thấp hơn, tốt nhất không nên quá 1 con/m2, và tỷ lệ đực:cái phải tương đương nhau theo tỷ lệ 1:1. Con cái và con đực nên được nuôi chung trong một ao.

- Trong quá trính ương giống, một số cơ sở khi thả giống với mật độ quá cao. Đề nghị cơ sở thả giống với mật độ vừa phải để dễ dàng quản lý và chăm sóc.

- Hiện ở An Giang có một số hộ ương giống cá tra không có ao chứa, lắng và không có hệ thống cấp nước riêng biệt. Do vậy, cải thiện được vấn đề này sẽ có ý nghĩa lớn về phòng chống dịch bệnh ở địa phương.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)