Kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại An Giang

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 55)

Hình 3.10: Quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra tại tỉnh An Giang 3.2.2.1. Vệ sinh khử trùng

Qua điều tra phỏng vấn chủ 19 cơ sở cho thấy công tác vệ sinh khử trùng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất giống cá tra; có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của cơ sở; vì vậy chủ cơ sở rất quan tâm đến công tác vệ sinh khử trùng trước, trong và sau mỗi đợt sản xuất.

Công tác vệ sinh khử trùng trước mỗi đợt sản xuất và trong quá trình nuôi là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra. Trước mỗi đợt sản xuất mới, toàn bộ hệ thống bể cho cá đẻ, bình ấp trứng, bể chứa cá bột và tất cả dụng cụ liên quan đến chăm sóc cá bột, cá bố mẹ đều được vệ sinh khá kỹ, đặc biệt là vệ sinh các bình ấp trứng và dụng cụ sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy tất cả các cơ sở sản xuất giống cá tra đều rất chú trọng đến công tác vệ sinh, khử

Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ Nuôi vỗ cá bố mẹ Cho cá đẻ nhân tạo Thu và ấp trứng nở thành cá bột Thu hoạch Tuyển cá bố mẹ

trùng cơ sở trước mỗi đợt sản xuất và ngay trong sản xuất. Công tác vệ sinh khử trùng vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của cơ sở vừa mang tính đảm bảo bền vững cho nghề sản xuất giống cá tra trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.2. Nguồn gốc cá bố mẹ và hậu bị

Về nguồn gốc cá hậu bị và cá bố mẹ cho thấy chỉ mới 26,32 % số cơ sở sản xuất giống có đàn cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền (nhận từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II). Có 15,79% số cơ sở tuyển chọn đàn cá bố mẹ từ nguồn cá ngoài tự nhiên, 52,63% tự chọn lựa từ đàn cá nuôi thịt (Bảng 3.3). Đây là hạn chế rất lớn khi chúng ta phải thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi phải truy xuất nguồn gốc trong khi cá lựa chọn từ đàn nuôi thịt là chủ yếu không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, sử dụng cá tự nhiên làm bố mẹ có thể góp phần làm cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên của loài.

Bảng 3.3: Nguồn gốc cá hậu bị và cá bố mẹ

Nguồn gốc Số cơ sở (n=19) Tỷ lệ (%)

Chọn từ đàn cá nuôi thịt 10 52,63

Tự nhiên 3 15,79

Đã qua chọn lọc di truyền 6 26,32

Vấn đề thay thế đàn cá bố mẹ: Thời gian sử dụng đàn cá bố mẹ trước khi thay thế dao động từ 4 – 10 năm; trung bình 6,4 ÷ 3,6 năm. Kích cỡ cá cái khi phải thay thế không cho sinh sản từ 3 – 8 kg/con; trung bình 4,1 ± 2,3 kg/con. Trong khi đó cá đực thì rất lâu mới thay thế từ 5 – 10 kg; trung bình 7,4 ± 3,7kg/con (Bảng 3.4). Điều đó cũng cho thấy khi loại cá đực, người sản xuất cũng thường loại đi những con có thể trọng lớn, chỉ để lại những con nhỏ. Tâm lý chung của những người sản xuất cá tra là thích sử dụng cá bố mẹ có kích thước nhỏ do thao tác dễ dàng khi tiến hành cho đẻ và lượng kích dục tố sử dụng ít hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng cá bột ngày càng giảm thấp và không bền vững trong kỹ thuật sinh sản cá tra.

Bảng 3.4: Sử dụng và thay thế đàn cá bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống cá tra

Diễn giải Trung bình Khoảng dao động

Thời gian sử dụng cá bố mẹ trước khi thay

thế (năm) 6,4 ± 3,6 4 ÷ 10

KL cá đực khi thay thế (kg/con) 7,4 ± 3,7 5 ÷ 10

KL cá cái khi thay thế (kg/con) 4,1 ± 2,3 3 ÷ 8

Theo số liệu trên cho thấy người sản xuất cá bột đều muốn thay thế đàn cá khi thấy khối lượng cá đã lớn. Có nhiều lý do để người sản xuất cá bột thay những cá bố mẹ có kích cỡ lớn, cụ thể như sau: Ý thức được cá bố mẹ già sinh sản kém hiệu quả; Cá lớn sẽ tốn kém chi phí thức ăn hơn khi nuôi vỗ, nhưng sức sinh sản tương đối lại thấp hơn so với cá có kích cỡ nhỏ; Khó khăn khi thao tác đánh bắt và cho đẻ; Lượng thuốc kích dục tố sử dụng tốn kém.

3.2.3. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ

3.2.3.1. Mật độ và tỷ lệ đực:cái nuôi vỗ

Qua điều tra phỏng vấn, hiện tại mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ của các cơ sở sản xuất dao động khá lớn trong khoảng 240 – 20.000 con/100m2. Nuôi vỗ cá bố mẹ ở mật độ quá cao chủ yếu ở một số cơ sở nhỏ lẻ, có ít diện tích ao. Do đặc tính chịu đựng được các điều kiện ít thuận lợi, nên dù nuôi vỗ với mật độ cao nhưng cá tra vẫn thành thục và sinh sản được. Tuy nhiên dù thành thục nhưng chất lượng sản sinh dục không thể tốt bằng cá nuôi với điều kiện phù hợp mật độ hợp lý và điều đó cũng làm giảm chất lượng trứng cũng như chất lượng cá bột. Hơn nữa, số lượng cá bố mẹ lưu giữ phụ thuộc vào khả năng của trại sản xuất giống. Bên cạnh đó, nuôi giữ lượng lớn cá bố mẹ không hiệu quả vì chỉ một số lượng nhỏ cá bố mẹ tham gia sinh sản mà thôi. Chính vì thế chi phí để nuôi lưu giữ quá nhiều cá bố mẹ là không cần thiết và dẫn đến thiếu bền vững trong hoạt động sản xuất.

Về tỷ lệ đực cái nuôi vỗ: do cá tra có đặc tính dễ thành thục sinh dục và lượng tinh dịch khá nhiều nên các cơ sở thường nuôi vỗ với tỷ lệ cá đực thấp hơn so với cá cái, hơn 13 số cơ sở có số lượng đàn cá đực ít hơn cá cái. Tình trạng phổ biến này là do cá đực có lượng tinh dịch quá nhiều có thể dùng thụ tinh cùng một lúc cho nhiều con cá cái khác và trong quá trình nuôi vỗ sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nhưng khi tiến hành cho đẻ, nếu sử dụng ít cá đực cho nhiều cá cái, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá bột và cá giống, nhất là gặp những trường hợp cá bố mẹ có những vấn đề không tốt liên quan đến di truyền như vấn đề cận huyết trong tương lai nếu các cơ sở tiếp tục dùng cá từ nuôi thịt làm cá bố mẹ. Ngoài ra, tỷ lệ đực thấp trong quần đàn nuôi vỗ có thể cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành thục của cá cái nhờ vào kích thích sinh dục từ con đực.

3.2.3.2. Thức ăn cho cá bố mẹ

Kết quả khảo sát cho thấy các trại sản xuất giống không sử dụng bất kỳ một loại thức ăn nào đặc biệt cho cá bố mẹ. Một vài cơ sở sử dụng thức ăn công nghiệp dành

cho nuôi thương phẩm lẫn với thức ăn tự chế (13 cơ sở trong tổng số 19 cơ sở đã khảo sát) nhằm giảm chi phí và tăng cường chất lượng thức ăn và 6/19 cơ sở sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Thành phần thức ăn tự chế gồm bột cá, bột huyết, cá tạp, cám gạo, tấm, bột mì, bánh dầu đậu nành, bột sữa, trứng và rau. Bên cạnh đó, thức ăn tự chế cũng được bổ sung thêm vitamin C, E, glucan, premix và enzym tiêu hóa trước khi ăn.

Cách thức nuôi vỗ cá tra để cho sinh sản được các cơ sở sản xuất áp dụng phổ biến hiện nay được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn nuôi vỗ tích cực và giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều cho cá bố mẹ ăn thức ăn có hàm lượng chất đạm cao (đến 40%) trong giai đoạn nuôi vỗ ban đầu, và ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thì một vài cơ sở giảm hàm lượng đạm trong thức ăn, nhưng một vài cơ sở sản xuất khác vẫn giữ nguyên khẩu phần như lúc đầu. Tuy nhiên, nhu cầu của cá và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chưa được cơ sở quan tâm đúng mức và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về dinh dưỡng và thức ăn cá bố mẹ để các cơ sở thực hiện. Theo Nguyễn Tường Anh, trong điều kiện nuôi tốt, với thức ăn đảm bảo chất lượng, phù hợp thành phần và hàm lượng dinh dưỡng thì hệ số thành thục của cá cái đạt tới xấp xỉ 20%, chẳng hạn với cá thể cái thể trọng 5 kg, có buồng trứng nặng 995 gram, sức sinh sản tuyệt đối đạt tới trên 1 triệu trứng [1].

Theo kết quả cho thấy, các cơ sở sản xuất thường nuôi vỗ cá bố mẹ bắt đầu tháng 10 - 11 năm trước, đó là khâu đầu tiên và quan trọng trong quyết định sinh sản. Kiểm tra sự thành thục của cá chỉ kết hợp trong các lần cho cá đẻ. Vì vậy, kết quả theo dõi sự thành thục của cá tra bố mẹ tại các cơ sở sản xuất ở An Giang còn một số hạn chế. Qua kết quả điều tra, thì số liệu ở dạng tương đối chứa nhiều đặc tính phỏng đoán theo cảm quan và kinh nghiệm kỹ thuật của các cơ sở, nên chỉ có giá trị mức độ tương tối.

3.2.3.3. Quản lý môi trường và dịch bệnh

Tình hình môi trường và dịch bệnh ở các vùng sản xuất cá bột ngày càng diễn biến phức tạp, nhưng vấn đề quản lý chưa theo kịp với những yêu cầu bức xúc từ thực tế sản xuất. Số liệu điều tra cho thấy có tới 13 cơ sở sản xuất cá tra chưa quan tâm và không tiến hành phân tích mẫu nước trước khi tiến hành xây dựng trại giống, chỉ có 6 cơ sở quan trắc và phân tích các yếu tố môi trường. Vấn đề giám sát các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cũng như nước cho sinh sản cá chưa được các cơ sở sản xuất chú trọng.

3.2.4. Kỹ thuật cho sinh sản cá tra nhân tạo

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra tại An Giang hiện đã và đang phát triển theo hướng xã hội hóa. Các cơ sở sản xuất cá bột đều có chủ động thực hiện quy trình kỹ thuật và hầu hết các chỉ tiêu sinh học sinh sản đã tương đối ổn định ở các cơ sở này. Mùa vụ sinh sản của cá tra là từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Cá được lựa chọn cho đẻ phụ thuộc vào mức độ thành thục và sức khỏe (cỡ trứng và màu sắc, lượng tinh chảy ra khi vuốt nhẹ cá).

Bảng 3.5: Khối lượng và tuổi của cá bố mẹ khi cho sinh sản

Diễn giải Trung bình Khoảng dao động

KL cá đực tham gia sinh sản (kg/con) 2,55 ± 1,42 1,5 ÷ 6 KL cá cái tham gia sinh sản (kg/con) 4,18 ± 1,44 2 ÷ 7 Tuổi cá bố mẹ tham gia sinh sản 3,32 ± 1,42 2 ÷ 7

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Qua bảng 3.5 cho thấy khối lượng của cá tương đối thấp như cá đực có khối lượng trung bình khi tham gia sinh sản là 2,55 ± 1,42 kg/con; 3,32 ± 1,42 ở cá cái. Tuổi của cá bố mẹ tham gia sinh sản trung bình 3,32 ± 1,42; dao động 2 ÷ 7. Đây là đặc điểm mà các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã tận dụng để sản xuất cá bột với cá bố mẹ có kích thước nhỏ, năng xuất cá bột cao để hạ giá thành, song với tâm lý không muốn giữ đàn cá bố mẹ có kích thước lớn (Bảng 3.4) và giảm mức tăng trưởng của cá hậu bị. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cá bột và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu bền vững của nghề sản xuất bột cá tra tại An Giang.

3.2.4.1. Kích dục tố HCG (kích dục tố màng đệm thai)

Cá tra lần đầu tiên được kích thích sinh sản nhân tạo ở Việt Nam cách đây đã hơn 25 năm. Sau đó một số loài khác trong họ Pagassiidae như cá basa, cá hú cũng được kích thích sinh sản thành công. Cá cái của các loài này khi đã thành thục và được chọn để sinh sản nhân tạo thường được tiêm các chế phẩm hormon có bản chất peptid như GnRH-A hoặc có bản chất glycoprotein như HCG hay dịch chiết từ não thùy cá. Về việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá tra, theo (Phạm Văn Khánh, 1996) loại kích dục tố được dùng trong sinh sản nhân tạo cá tra rất đa dạng như: não thùy thể, LHRH-a, HCG… HCG là chế phẩm của Công ty Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản Trung Ương thuộc Bộ Thủy sản Việt Nam [6].

Tuy nhiên, tại An Giang hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ sử dụng một kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá tra là HCG. Tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá, mùa

vụ, khối lượng cá mà liều lượng được thay đổi cho phù hợp. Những đợt sinh sản cá tra tại An Giang thường sử dụng HCG với liều lượng dao động khoảng 5000 - 6500 UI/kg cá cái. HCG là chế phẩm tổng hợp nhân tạo được sản xuất tại trung Quốc hoặc ở Việt Nam, đơn vị tính là UI. Thường cá không được gây mê trước khi tiêm thuốc vả khi vuốt trứng.

3.2.4.2. Tỷ lệ đực cái cho 1 lần sinh sản

Số lượng cá bố mẹ sử dụng cho một đợt sinh sản ở các cơ sở sản xuất cũng dao động khá lớn tùy theo nhu cầu thị trường và tình trạng phát dục của cá bố mẹ. Trong một lần sinh sản, số cá đực tham gia sinh sản có thể từ 1 - 100 con, cá cái từ 5 - 200 con. Đa số đều sử dụng ít cá đực hơn cá cái; tỷ lệ 1:1 chỉ có 10,53%, tỷ lệ 1:2 trở lên đến ≥ 1:5 đều cao (Bảng 3.6). Điều này cho thấy tâm lý muốn tiết kiệm chi phí sản xuất của các cơ sở. Tuy nhiên, cũng giống như trong nuôi vỗ cá bố mẹ, tỷ lệ cá đực sử dụng cho thụ tinh quá thấp sẽ dẫn đến những rắc rối về mặt di truyền và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá bột và cá giống về sau. Số cá đực tham gia sinh sản trong một đợt ít hơn cá cái nhiều lần sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng cá bột.

Bảng 3.6: Kỹ thuật cho sinh sản

Yếu tố Số cơ sở (n=19) Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ đực:cái cho 01 lần sinh sản

1:1 2 10,53

1:2 2 10,53

1:3 11 57,89

1:4 2 10,53

1:5 2 10,53

Số lần cho cá bố mẹ sinh sản trong năm

1 5 26,32 2 11 57,89 3 3 15,79 Số lần tiêm HCG 3 liều 4 21,05 4 liều 15 78,95

Số lần tiêm kích dục tố cho cá cái còn quá nhiều 3 - 4 lần (Bảng 3.6), sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cúa cá bố mẹ, tuy nhiên có thể giảm từ 1 - 2 lần trên cơ sở chọn cá cái có mức độ phát dục thành thục tốt, cỡ trứng đồng đều. Số lần cho đẻ tái phát dục cũng cần phải được giảm bớt (chỉ cho đẻ tái phát dục 1 lần trong năm) để đảm bảo sức khỏe đàn cá bố mẹ và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt nhất nhằm có có được chất lượng tốt ở cá bột (Bảng 3.6).

Bảng 3.7: Kết quả kích thích cá tra sinh sản

Liều lượng tiêm HCG (UI/kg cá) Trung bình Khoảng dao động Liều lượng tiêm HCG cho cá đực 1.552,63 ± 328,92 1.000 ÷ 2.000 Liều sơ bộ tiêm HCG cho cá cái 641,51 ± 193,58 500 ÷ 1.000 Liều quyết định tiêm HCG cho cá cái 4.157,89 ± 782,67 3.000 ÷ 5.500

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Liều lượng tiêm kích dục tố HCG của các cơ sở sản xuất tương đối cao, cá đực chỉ tiêm một lần duy nhất cùng với liều tiêm quyết định của cá cái (trái vụ), với liều lượng trung bình 1.552,63 ± 328,92UI/kg cá đực. Cá cái tiêm với liều lượng sơ bộ 641,51 ±193,58UI/kg và liều quyết định trung bình 4.157,89 ± 782,67UI/kg cá cái (Bảng 3.7).

3.2.4.3. Vị trí tiêm thuốc KDT

Theo kết quả phỏng vấn từ các chủ cơ sở sản xuất cho biết, vị trí tiêm thuốc KDT ở cá tra là gốc vây ngực hoặc cơ lưng và tiêm ở các vị trí khác nhau giữa các lần tiêm. Chọn kim tiêm thích hợp để tránh thuốc bị tràn ra hoặc gây thương tích cho cá bố mẹ. Trước khi tiêm, cá thường được cân khối lượng và đánh dấu ký hiệu từng con để dễ dàng định liều lượng kích dục tố. Tổng lượng chất KDT sử dụng tiêm cho 1 kg thể

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)