Theo chủ trương của tỉnh An Giang trong dự thảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh An Giang đã chọn cá tra là một trong những đối tượng chủ lực của tỉnh để thực hiện tái cơ cấu và xu hướng sắp tới sẽ tập trung từng bước giải quyết những khó khăn cho nghề nuôi cá tra của tỉnh. Theo góc độ quản lý nhà nước, thì nguyên
nhân cơ bản là do: hiện nay chất lượng cá giống thấp do sức ép từ nhu cầu giống nên nhiều cơ sở chọn đàn cá bố mẹ có chất lượng thấp và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ thuật. Trước đây, cá giống được bắt từ tự nhiên về nuôi đến 2,5 - 3 năm tuổi mới thành thục sinh dục; còn cá giống hiện nay được sinh sản nhân tạo và chỉ cần nuôi từ 10 - 12 tháng tuổi là đã thành thục. Nhằm giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất giống đã sử dụng đàn cá bố mẹ này, đồng thời giảm dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ và lạm dụng kích dục tố để tăng cường độ sinh sản (5 - 6 lứa/năm) nên chất lượng đàn cá bột rất thấp.Trong ương nuôi cá giống, chỉ có khỏang ¼ cơ sở có đăng ký kinh doanh và sản xuất thường xuyên với diện tích lớn; còn lại hầu hết là các cơ sở có quy mô nhỏ, sản xuất không ổn định (họat động khi giá cá giống cao và ngưng khi giá giảm). Những cơ sở này không bảo đảm điều kiện kỹ thuật và an toàn vệ sinh, nguồn nước bị động không thể thay nước thường xuyên, sử dụng thức ăn tự chế với những lọai tươi sống làm nước nhanh bẩn gây ô nhiễm và tiềm ẩn các loại bệnh và ký sinh trùng; từ đó cho ra đàn giống chất lượng rất thấp. Việc này đã dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất giống cá tra ở An Giang có biểu hiện thiếu ổn định, bền vững.
*Về quản lý giống
Định kỳ hàng năm các cơ quan chuyên môn thuộc sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh, điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc kiểm dịch và giám sát cách ly kiểm dịch cá bố mẹ và cá giống trước khi đưa vào sản xuất và lưu thông; hướng dẫn cơ sở lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định; đồng thời khuyến cáo người dân chỉ mua giống ở những cơ sở có uy tín; không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.
Tuy nhiên, việc cung cấp con giống từ bên ngoài tỉnh bằng nhiều nguồn, nhiều đơn vị sản xuất cung ứng khác nhau, trong khi lực lượng cán bộ quản lý mỏng và ý thức trách nhiệm của người cung cấp và người mua cũng không cao do không thông báo cho cán bộ địa phương, nên số lượng giống được kiểm dịch trước khi nhập vào tỉnh và thả xuống ao ương nuôi đạt tỷ lệ rất ít (không tới 1%). Ngoài ra, hiện tượng giống ngoài tỉnh vận chuyển thả nuôi trực tiếp không thông qua lưu trữ tại cơ sở sản xuất rất phổ biến, nhưng hiện nay tỉnh An Giang vẫn chưa chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả [3].
Bảng 1.10: Diện tích và sản lượng giống cá tra qua các năm ở An Giang
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Diện tích (ha) 1.198,9 1.086,9 1.418 611,6 161,25 Sản lượng (triệu con) 625 7.750,7 269 590,25 0,68
(Nguồn: Báo cáo Chi cục Thủy sản An Giang, 2013)
Bảng 1.10 đã thể hiện có sự biến động lớn về diện tích ương nuôi giống cá tra trong từ khoảng 2009 đến 2013, việc giảm diện tích nuôi phần nào ảnh hưởng đến quy mô sản xuất giống. Nguyên nhân sản xuất cá tra giống giảm so với năm 2012 là do trong năm 2013 tình hình sản xuất nuôi thương phẩm gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ con giống ương đạt thấp, giá cá tra nguyên liệu giảm xuống thấp dưới giá thành sản xuất, sản xuất thua lỗ dẫn đến số hộ sản xuất ương giống cũng giảm nên nhu cầu cá tra giống cung cấp cho nuôi thương phẩm cũng giảm. Cho nên, sản xuất giống cá tra đã chuyển sang nuôi đối tượng khác hoặc treo ao nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn vốn sản xuất; giá cá tra giống giảm xuống thấp sản xuất không hiệu quả, không nơi tiêu thụ. Một số ít nông dân chuyển sang sản xuất giống khác, số còn lại treo ao để chờ giá nếu giá giống tăng trở lại thì các hộ này sẽ tiếp tục sản xuất.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU