Kỹ thuật cho sinh sản cá tra nhân tạo

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 59)

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra tại An Giang hiện đã và đang phát triển theo hướng xã hội hóa. Các cơ sở sản xuất cá bột đều có chủ động thực hiện quy trình kỹ thuật và hầu hết các chỉ tiêu sinh học sinh sản đã tương đối ổn định ở các cơ sở này. Mùa vụ sinh sản của cá tra là từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Cá được lựa chọn cho đẻ phụ thuộc vào mức độ thành thục và sức khỏe (cỡ trứng và màu sắc, lượng tinh chảy ra khi vuốt nhẹ cá).

Bảng 3.5: Khối lượng và tuổi của cá bố mẹ khi cho sinh sản

Diễn giải Trung bình Khoảng dao động

KL cá đực tham gia sinh sản (kg/con) 2,55 ± 1,42 1,5 ÷ 6 KL cá cái tham gia sinh sản (kg/con) 4,18 ± 1,44 2 ÷ 7 Tuổi cá bố mẹ tham gia sinh sản 3,32 ± 1,42 2 ÷ 7

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Qua bảng 3.5 cho thấy khối lượng của cá tương đối thấp như cá đực có khối lượng trung bình khi tham gia sinh sản là 2,55 ± 1,42 kg/con; 3,32 ± 1,42 ở cá cái. Tuổi của cá bố mẹ tham gia sinh sản trung bình 3,32 ± 1,42; dao động 2 ÷ 7. Đây là đặc điểm mà các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã tận dụng để sản xuất cá bột với cá bố mẹ có kích thước nhỏ, năng xuất cá bột cao để hạ giá thành, song với tâm lý không muốn giữ đàn cá bố mẹ có kích thước lớn (Bảng 3.4) và giảm mức tăng trưởng của cá hậu bị. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cá bột và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu bền vững của nghề sản xuất bột cá tra tại An Giang.

3.2.4.1. Kích dục tố HCG (kích dục tố màng đệm thai)

Cá tra lần đầu tiên được kích thích sinh sản nhân tạo ở Việt Nam cách đây đã hơn 25 năm. Sau đó một số loài khác trong họ Pagassiidae như cá basa, cá hú cũng được kích thích sinh sản thành công. Cá cái của các loài này khi đã thành thục và được chọn để sinh sản nhân tạo thường được tiêm các chế phẩm hormon có bản chất peptid như GnRH-A hoặc có bản chất glycoprotein như HCG hay dịch chiết từ não thùy cá. Về việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá tra, theo (Phạm Văn Khánh, 1996) loại kích dục tố được dùng trong sinh sản nhân tạo cá tra rất đa dạng như: não thùy thể, LHRH-a, HCG… HCG là chế phẩm của Công ty Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản Trung Ương thuộc Bộ Thủy sản Việt Nam [6].

Tuy nhiên, tại An Giang hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ sử dụng một kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá tra là HCG. Tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá, mùa

vụ, khối lượng cá mà liều lượng được thay đổi cho phù hợp. Những đợt sinh sản cá tra tại An Giang thường sử dụng HCG với liều lượng dao động khoảng 5000 - 6500 UI/kg cá cái. HCG là chế phẩm tổng hợp nhân tạo được sản xuất tại trung Quốc hoặc ở Việt Nam, đơn vị tính là UI. Thường cá không được gây mê trước khi tiêm thuốc vả khi vuốt trứng.

3.2.4.2. Tỷ lệ đực cái cho 1 lần sinh sản

Số lượng cá bố mẹ sử dụng cho một đợt sinh sản ở các cơ sở sản xuất cũng dao động khá lớn tùy theo nhu cầu thị trường và tình trạng phát dục của cá bố mẹ. Trong một lần sinh sản, số cá đực tham gia sinh sản có thể từ 1 - 100 con, cá cái từ 5 - 200 con. Đa số đều sử dụng ít cá đực hơn cá cái; tỷ lệ 1:1 chỉ có 10,53%, tỷ lệ 1:2 trở lên đến ≥ 1:5 đều cao (Bảng 3.6). Điều này cho thấy tâm lý muốn tiết kiệm chi phí sản xuất của các cơ sở. Tuy nhiên, cũng giống như trong nuôi vỗ cá bố mẹ, tỷ lệ cá đực sử dụng cho thụ tinh quá thấp sẽ dẫn đến những rắc rối về mặt di truyền và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá bột và cá giống về sau. Số cá đực tham gia sinh sản trong một đợt ít hơn cá cái nhiều lần sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng cá bột.

Bảng 3.6: Kỹ thuật cho sinh sản

Yếu tố Số cơ sở (n=19) Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ đực:cái cho 01 lần sinh sản

1:1 2 10,53

1:2 2 10,53

1:3 11 57,89

1:4 2 10,53

1:5 2 10,53

Số lần cho cá bố mẹ sinh sản trong năm

1 5 26,32 2 11 57,89 3 3 15,79 Số lần tiêm HCG 3 liều 4 21,05 4 liều 15 78,95

Số lần tiêm kích dục tố cho cá cái còn quá nhiều 3 - 4 lần (Bảng 3.6), sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cúa cá bố mẹ, tuy nhiên có thể giảm từ 1 - 2 lần trên cơ sở chọn cá cái có mức độ phát dục thành thục tốt, cỡ trứng đồng đều. Số lần cho đẻ tái phát dục cũng cần phải được giảm bớt (chỉ cho đẻ tái phát dục 1 lần trong năm) để đảm bảo sức khỏe đàn cá bố mẹ và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt nhất nhằm có có được chất lượng tốt ở cá bột (Bảng 3.6).

Bảng 3.7: Kết quả kích thích cá tra sinh sản

Liều lượng tiêm HCG (UI/kg cá) Trung bình Khoảng dao động Liều lượng tiêm HCG cho cá đực 1.552,63 ± 328,92 1.000 ÷ 2.000 Liều sơ bộ tiêm HCG cho cá cái 641,51 ± 193,58 500 ÷ 1.000 Liều quyết định tiêm HCG cho cá cái 4.157,89 ± 782,67 3.000 ÷ 5.500

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Liều lượng tiêm kích dục tố HCG của các cơ sở sản xuất tương đối cao, cá đực chỉ tiêm một lần duy nhất cùng với liều tiêm quyết định của cá cái (trái vụ), với liều lượng trung bình 1.552,63 ± 328,92UI/kg cá đực. Cá cái tiêm với liều lượng sơ bộ 641,51 ±193,58UI/kg và liều quyết định trung bình 4.157,89 ± 782,67UI/kg cá cái (Bảng 3.7).

3.2.4.3. Vị trí tiêm thuốc KDT

Theo kết quả phỏng vấn từ các chủ cơ sở sản xuất cho biết, vị trí tiêm thuốc KDT ở cá tra là gốc vây ngực hoặc cơ lưng và tiêm ở các vị trí khác nhau giữa các lần tiêm. Chọn kim tiêm thích hợp để tránh thuốc bị tràn ra hoặc gây thương tích cho cá bố mẹ. Trước khi tiêm, cá thường được cân khối lượng và đánh dấu ký hiệu từng con để dễ dàng định liều lượng kích dục tố. Tổng lượng chất KDT sử dụng tiêm cho 1 kg thể trọng cá cái dao động khoảng 5000 - 6500 UI và được chia cho 3 - 4 lần tiêm. Thời gian giữa các liều sơ bộ 10 - 24 giờ. Thời gian hiệu ứng thuốc (từ liều tiêm quyết định đến khi cá cái rụng trứng) là 8 - 10 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC.

Xác định thời điểm vuốt trứng và kỹ thuật thụ tinh: Tại các cơ sở sản xuất

giống ở tỉnh An Giang hầu hết cho cá thụ tinh chỉ theo một phương pháp là thụ tinh nhân tạo bằng cách vuốt trứng, vuốt tinh và thụ tinh như các hình (Phụ lục 2).

3.2.4.4. Gieo tinh và khử dính trứng: Sau khi cá được tiêm xong thả vào bể đã được cấp nước mới và oxy đầy đủ. Sau lần tiêm cuối cùng 8 - 12 giờ, thì kiểm tra thời điểm phù hợp rụng trứng của cá để tiến hành vuốt. Cá tra là loài đẻ trứng dính, đặc tính của loại trứng này xuất hiện tính dính khi tiếp xúc với nước. Cho nên, trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch, sau đó bắt cá đực vuốt tinh trực tiếp vào tiếp đến là khuấy đều khoảng 1-2 phút. Trộn trứng với dung dịch thụ tinh nhằm khử dính sơ bộ và nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tiếp tục khuấy đều khoảng 5-10 phút. Kết thúc quá trình khử dính bằng dung dịch Tamin theo tỷ lệ 1:1 trong thời gian 2-3 phút, chắt bỏ dung dịch và rửa lại bằng nước sạch. Sau trứng đã được khử dính hoàn toàn, đưa trứng vào hệ thống bể ấp (Phụ lục 3).

3.2.4.5. Quá trình ấp trứng

Trứng sau khi thụ tinh và khử dính được cho vào hệ thống ấp bình Jar hoặc bình Weis (Phụ lục 3). Thường xuyên điều chỉnh lưu lượng nước trong bể ấp. Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước từ 1,5-1,6 mm. Sự tăng kích thước sau khi thụ tinh theo nhiều ý kiến của các cơ sở sản xuất là có lợi vì mở rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi. Trong quá trình ấp trứng thì các yếu tố như nhiệt độ, oxy, hàm lượng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi.

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng

Chỉ tiêu môi trường Giá trị

pH 7,0 ÷ 8,5

Độ trong (cm) 40 ÷ 100

Nhiệt độ (oC) 28 ÷ 30

Oxy hòa tan (mg/L) > 4

NH3 (mg/L) < 0,09

NO2 (mg/L) < 0,05

(Nguồn: Viện Nghiên cứu NTTS II, 2011) [18]

Theo Nguyễn Chung, thì nhiệt độ thích hợp trong quá trình ấp trứng từ nhiệt độ thích hợp cho phôi cá phát triển từ 28,8 - 30,2oC và thời gian phát triển phôi là từ 18 - 20 giờ. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao thì phôi phát triển càng nhanh, trên 32oC phôi sẽ chết. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp thì phôi phát triển chậm, dễ bị dị hình, dưới 24oC phôi sẽ ngừng phát triển và chết [5].

Trứng nở sau 22-24 giờ, khi trứng nở cần tăng lượng nước chảy qua bể ấp để loại bỏ vỏ trứng và chất thải ra ngoài, sau khi trứng nở hết đó vớt cá bột ra bể chứa. Hàm lượng oxy 4,1 - 4,5 mg/l thì đảm bảo cho phôi phát triển, nếu oxy quá thấp ≤ 2 mg/l thì đa số phôi sẽ chết, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị hình cao [7].

Trong quá trình ấp thì lượng NH4/NH3 sẽ tăng dần từ 0,5 - 0,67 mg/l do quá trình phân hủy của vỏ trứng tạo ra, nếu hàm lượng này cao hơn 1mg/l sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi.

Ấp trứng và chăm sóc trong quá trình ấp trứng: Tốc độ trao đổi chất luôn đạt

mức tối đa trong quá trình phát triển của ấu trùng. Vì vậy, nhiều sản phẩm của quá trình trao đổi chất được sản sinh ra như khí ammonia và cá bột trong giai đoạn này cũng có độ nhạy cảm cao với môi trường. Như vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo

nước được thay liên tục và trứng trong suốt quá trình phát triển phải chuyển động đều nhằm tránh trứng bị dính với nhau và đảm lượng oxy hòa tan trong nước.

Bảng 3.9: Kết quả sinh sản nhân tạo

Thông số kỹ thuật Trung bình Khoảng dao động

SSS tương đối (trứng/kg cá cái) 6,26 ± 1,41 5 ÷ 10

SL cá bột thu được từ 1 kg trứng đem ấp

(triệu bột) 1,03 ± 0,28 0,7 ÷ 1,5

Tỷ lệ thụ tinh (%) 71,58 ± 8,98 60 ÷ 90

Tỷ lệ nở (%) 75,26 ± 9,50 60 ÷ 90

SL cá bột trong 1 ml trước khi xuất bán (con) 1231,58 ± 179,67 1.000 ÷ 1.500

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Kết quả ở bảng 3.9 thể hiện một số thông tin về kết quả sinh sản, theo đó: Số cá bột thu được từ 1 kg trứng được vuốt ra dao động từ 700.000 - 1.500.000 con, trung bình 1.038.889 con/kg. Một số chỉ tiêu sinh sản: tỷ lệ trứng thụ tinh 60 - 90%, trung bình 71,58%; tỷ lệ nở 60 - 90%, trung bình 75,26; Số cá bột trung bình có trong 1 ml khi xuất bán (20 - 24 giờ sau khi nở) là 1.231,58 con/ml, dao động từ 1.000 - 1.500 con/ml. Các số liệu điều tra chung về kích cỡ cá bột cho thấy có thể kích thước cá bột quá nhỏ hoặc do sự đong đếm chưa chính xác. Dù là nguyên nhân nào thì cũng cho thấy (1) chất lượng của cá bột không cao do kích thước cá bố mẹ nhỏ và (2) làm sai lệch kết quả khi quản lý chăm sóc đàn cá ương nuôi và khi tính toán tỷ lệ sống của đàn cá hương giống. Trong thực tế, người mua cá bột hầu như không quan tâm nhiều hoặc kiểm tra mẫu đong đếm cá bột mà do người bán chủ động đưa ra.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 59)