1.3.1. Tình hình nuôi cá da trơn trên thế giới
Trong số các loài cá nước ngọt và nước lợ trên thế giới, các loài cá da trơn đứng thứ 5 về sản lượng. Hàng năm có khoảng 350.000 tấn cá da trơn được nuôi với nhiều hình thức khác: nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi xen canh… mặc dù có hơn 2.600 loài nhưng chỉ có 3 họ được nuôi phổ biến đó là họ cá nheo Mỹ Ictaluridae, họ cá trê Clariidae và họ cá tra Pangasiidae. Cá tra là loài có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á và là một trong những loài cá nuôi quan trọng nhất trong khu vực này. Ba nước trong khu vực hạ lưu sông Mekong có nghề nuôi cá tra truyền thống là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên phong phú. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài họ cá tra, chỉ có 2% là cá Basa và cá vồ đém. Trong đó, sản lượng cá tra chiếm một nữa tổng sản lượng các loài cá thả nuôi. Và tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều
nhất, có 50% số trại nuôi cá tra. Ở Lào, có 11 loài trong giống cá tra được nuôi và cá tra nuôi cùng với cá trê lai nhập từ Việt Nam. Tại Thái Lan, cá tra là loài rất quan trọng, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất thì có 50% số trại nuôi cá tra. Vào năm 1966, Thái Lan là nước thành công đầu tiên trong sinh sản nhân tạo cá tra, đến năm 1970 đã chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi. Một số nước đã nhập cá tra để thuần hóa như Trung Quốc nhập từ Thái Lan 1978 về tỉnh Quảng Đông, Đài Loan nhập từ Thái Lan vào năm 1969, Philipine năm 1978, kết quả nuôi còn hạn chế. Hệ thống nuôi thâm canh cá tra trong ao và bè được áp dụng rộng rãi ở Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Philipine. Nuôi cá tra trong lồng bè cũng rất phổ biến với năng suất dao động 100 - 300 kg/m3, tùy theo kích cỡ bè và mức độ thâm canh. Từ xưa, nhóm cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và Campuchia. Hệ thống nuôi này được áp dụng nuôi ở Châu Âu và Mỹ (Pillay, 1990). Nếu như năm 1970 các nhà nuôi cá ở Mỹ chỉ sản xuất 2.580 tấn thì đến năm 2001 đã lên tới 271.000 tấn. Các trại nuôi cá da trơn chủ yếu tập trung ở các đồng bằng sông Missisipi, Alabama, Arkansas và Louisiana [9].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá tra ở Việt Nam 1.3.2.1. Một số công trình nghiên cứu 1.3.2.1. Một số công trình nghiên cứu
Từ năm 1980, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cũng bắt đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra, trong suốt những năm 1980 - 1990 quy trình nuôi vỗ thành thục cá tra bố mẹ trong ao đã tương đối hoàn chỉnh.
Năm 1997, công nghệ sản suất giống và ương cá tra đã đạt được kết quả tốt. Đến năm 2000, cá tra sinh sản nhân tạo đã cơ bản cung cấp đủ giống cho người nuôi và từ đó đến nay diện tích nuôi cũng như sản lượng đã không ngừng tăng lên.
Năm 2009, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II đã đánh giá hiện trạng sản xuất giống và xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3.2.2. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam bộ và được xem là nghề nuôi truyền thống. Tài liệu của Ủy Hội sông Mê kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt nam những thập niên 50-70. Từ trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, các đối tượng khác rất ít. Hiện nay nuôi cá
tra đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300kg/ m3 bè. Sông Cửu Long rất đa dạng về giống loài nuôi nhưng loài nuôi chiếm sản lượng nhiều nhất chủ yếu là cá tra [14].
Kỹ thuật nuôi (phương pháp nuôi) rất đa dạng, từ dạng nuôi ao qui mô nhỏ đến các qui mô lớn (qui mô công nghiệp). Các hệ thống nuôi cá tra chính ở ĐBSCL là: ao đất, bè nổi và nuôi đăng quầng ở vùng nước tự nhiên. Sự phát triển của hệ thống nuôi bè và nuôi đăng quầng đã giảm dần theo thời gian dựa trên sự kém hiệu quả kinh tế của mô hình này như cá nuôi chậm lớn, tỉ lệ sống thấp, sự bùng phát dịch bệnh thường xuyên và sự ô nhiễm nước. Vì vậy, nuôi cá tra trong bè và đăng quầng phát triển chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2000 đến 2004 khi so với nuôi trong ao. Các phương pháp nuôi này đã giảm đáng kể và không còn quan trọng trong việc nuôi cá tra và cá tra được thay thế bởi các loài cá khác như cá rô phi (Oreochromis), cá chim trắng (Colossoma macropomum) và cá chình (Anguilidae). Cho đến nay, phương pháp nuôi cá tra trong ao đang được xem là thành công trong hệ thống nuôi thủy sản ở Việt Nam.
Bảng 1.7: Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ở ĐBSCL
STT Địa phương Tổng lượng giống thả (tr.con) Diện tích hiện thả nuôi (ha) Diện tích đã thu hoạch (ha) Sản lượng thu (tấn) Năng suất bình quân 1 Tiền Giang 127 99 88 29.198 330 2 Bến Tre 298 680 691 137.490 199 3 Đồng Tháp 491 1.745 806 294.558 365 4 Vĩnh Long 120 244 232 81.964 353 5 An Giang 280 644 923 247.851 269 6 Cần Thơ 254 827 385 86.101 224 7 Hậu Giang 64 160,4 105 26.682 255 8 Sóc Trăng 18 79 60 11.984 200 9 Trà Vinh 12 24 25 11.495 460 Tổng cộng 1.663 4.509 3.326 932.022 280 So sánh cùng kỳ 83,8 87,2 99,4 102,8 271 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2009)
Điều này có thể nhìn thấy những nguyên nhân gây khó khăn cho người nuôi như: Chất lượng giống cá tra ngày một giảm; người nuôi thiếu thông tin nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; chưa liên kết hợp tác sản xuất; chưa hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khi nuôi nên giá bán sản phẩm luôn bấp bênh và bất ổn đầu ra; gặp khó khăn
trong việc vay vốn tái sản xuất…Từ đó, nhiều nông dân đã treo ao, không sản xuất vụ 2, hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác.
1.3.2.3. Tình hình dịch bệnh ở cá tra
Theo kết quả khảo sát gần đây, tỷ lệ cá tra nuôi ở ĐBSCL bị nhiễm bệnh là khá cao. Hầu như tất cả các vùng nuôi đều xuất hiện những loại bệnh phổ biến trên cá tra như xuất huyết, trắng mang, trắng gan, và nhất là căn bệnh nguy hiểm gan thận mủ. Có những vùng nuôi, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Cá tra ở ĐBSCL bị bệnh từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, là do cá bị nhiễm khuẩn gây các bệnh xuất huyết, đốm trắng…, hoặc bị các loài ký sinh trùng (trùng mặt trời, trùng bánh xe), giáp xác ký sinh và nấm gây hại. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối đã gây ra hội chứng thiếu vitamin, thiếu canxi; môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng cá tra giống đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Đối với cơ sở ương cá giống, nhiều nơi có quy mô nhỏ, nguồn nước cho ao ương bị động, sử dụng thức ăn tự chế với cả những loại tươi sống làm nước nhanh bẩn, ô nhiễm tiềm ẩn các loại bệnh và ký sinh trùng. Trong khi nguồn cá bột chất lượng thấp, lại được ương trong điều kiện môi trường không đảm bảo, tỷ lệ hao hụt rất lớn, từ cá bột lên cá hương hao tới 70 - 80%, từ cá hương lên giống hao tới 40-50%.
Việc sử dụng con giống chất lượng thấp dẫn đến kết quả cá nuôi phát triển không đồng đều, tỷ lệ cá thịt vàng cao, tỷ lệ thịt phi-lê thấp, khả năng kháng bệnh rất kém trong quá trình nuôi phải sử dụng nhiều thuốc trị bệnh, tiêu tốn thức ăn nhiều, cá phân đàn, hao hụt lớn, giá thành cá nguyên liệu cao ảnh hưởng tới tiêu thụ và còn tác động xấu tới môi trường. Theo phản ánh của người nuôi cá tra cho biết, tỷ lệ hao hụt cá nuôi tới 30%, nhiều hộ mới thả giống được 20 - 30 ngày mà lượng cá bị chết đến gần 15%. Mức độ tiêu tốn giống bình quân tới 2000 con giống/tấn cá nguyên liệu. Hầu hết các bệnh thường xuất hiện quanh năm. Do đó, việc nâng cao chất lượng con giống để có con giống sạch bệnh, có sức đề kháng tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh nhằm tạo điều kiện cho quá trình nuôi thương phẩm gặp nhiều thuận lợi hơn là điều rất cần thiết.
1.4. Tình hình sản xuất giống cá tra ở Việt Nam 1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá tra 1999-2012 1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá tra 1999-2012
Cá tra được xem như là con cá chủ lực trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng hết sức ấn tượng và ngoạn mục, người nuôi cá tra
ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã phải trải qua biết bao thăng trầm. Không ít người phải ôm nợ, buộc phải bỏ ao, bỏ hầm, giã từ nghề nuôi. Sự thật không mấy lạc quan đó cũng đã phản ảnh phần nào sự thiếu bền vững của nghề nuôi, cũng như tính đỏng đảnh của thị trường tiêu thụ. Trong nghề nuôi cá tra, con giống có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng cá nguyên liệu. Giống khỏe, giống tốt không chỉ làm giảm tỷ lệ hao hụt, mà còn giúp cá sử dụng thức ăn có hiệu quả. Cá lớn nhanh, kháng bệnh tốt. Người nuôi tiết giảm được nhiều chi phí trong khâu chăm sóc. Nhờ vậy, giá cá thành phẩm sẽ hạ. Giống tốt cũng sẽ cải thiện chất lượng thịt cá. Cá sẽ có giá bán cao và dễ tiêu thụ hơn. Nghề làm giống cá tra ở ĐBSCL hiện nay khá tự phát. Nhiều cơ sở, do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, nên đang đưa vào sử dụng một số “công nghệ” nguy hiểm nhằm làm tăng sản lượng cá giống bằng mọi giá. Trong đó, việc lạm dụng thuốc kích dục tố trở nên khá phổ biến. Với loại thuốc này, người ta có thể ép cá đẻ tới 2-3 lứa/năm. Vì cá phải đẻ quá nhiều, năm này qua năm khác, dẫn tới chất lượng cá tra giống ngày càng xuống thấp. Mặt khác, do hiện nay hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo, nên giống nhanh chóng bị thoái hoá. Trước đây, cá giống lấy từ môi trường tự nhiên, phải từ 2,5 đến 3 năm tuổi mới bắt đầu thành thục (sinh sản được). Còn bây giờ, cá mới khoảng 1 năm tuổi đã thành thục rồi. Điều đáng nói là nhiều trại cá giống vẫn cho những con cá thành thục quá sớm này sinh sản, vì thế, chất lượng cá giống lại càng khó đảm bảo. Hiện nay, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 200 trại sinh sản cá bột với lượng cá bố mẹ khoảng 150.000 tấn (với tỷ lệ đực/cái=1/3), nhu cầu về giống cá tra của cả nước khoảng 1,8 đến 2,4 tỷ con mỗi năm. Việc sản xuất cá giống tập trung nhiều nhất ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Chất lượng cá bố mẹ hiện nay được sử dụng tại các trại sản xuất giống suy giảm nghiêm trọng, cá bố mẹ thường có nguồn gốc không rõ ràng, đa số được lựa từ các ao nuôi thương phẩm; Kích cỡ cá bố mẹ không đồng đều nhưng đa số có thể trọng nhỏ. Quy trình nuôi vỗ không đảm bảo, thậm chí cá bị bỏ đói hoặc cho ăn cầm chừng, khi cá bột tăng giá cá bố mẹ ở các cơ sở thường bị ép sinh sản nhân tạo hoặc khai thác quá mức cho cá đẻ nhiều lần trong năm... Một số ít cơ sở có chọn cá hậu bị từ tự nhiên nhưng chưa có phương pháp phối giống thích hợp. Ở một số hộ nuôi cá thương phẩm hiện nay, cá đực 7 - 8 tháng tuổi khối lượng 500 - 600g/con khi vuốt xoang bụng có sẹ trắng đục chảy ra và cá cái có khối lượng 1kg đang mang trứng ở giai đoạn III; xuất hiện sự biến dạng về hình
thái cá như: cá không có vây lưng, teo đuôi, mù mắt, cơ thể cá màu trắng hồng… Hiện tại, chưa có công bố nào so sánh về tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra bột có kích thước khác nhau, nhưng chắc chắn rằng cá bột có kích thước nhỏ nên rất có thể sẽ khó ăn được thức ăn tự nhiên để tăng trưởng và sống sót [11].
Bên cạnh chất lượng cá bột kém thì nhận thức của hầu hết các hộ ương nuôi cá tra cùng góp phần làm giảm tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi đó là có hơn 40% số hộ trả lời không quan tâm đến chất lượng cá bố mẹ sản xuất ra cá bột mà họ mua và có đến gần 35% số hộ mua cá bột từ những hộ sản xuất nhỏ lẻ hoặc không rõ nguồn gốc. Mật độ ương trung bình cao 870 - 1.000 con cá bột/m2, có hộ còn ương mật độ rất cao 3.000 con/m2. Mật độ quá cao có thể làm cho thiếu thức ăn ở giai đoạn đầu khi cá chỉ ăn thức ăn tự nhiên, thiếu oxy giai đoạn đầu và có thể ô nhiễm nguồn nước giai đoạn ương sau làm giảm tỷ lệ sống của cá hương và tăng trưởng của cá giống. Tần suất nhiễm bệnh ở các hộ ương nuôi nhiều hơn những năm trước và xuất hiện một số bệnh nguy hiểm như Gan thận mủ, bệnh trắng gan trắng mang… Do thiếu hiểu biết nên người ương đã lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao để chữa trị cho cá, nguy hiểm là nguy cơ dùng nguyên liệu và thuốc dùng cho người. Sự thiếu hiểu biết trong quá trình thu hoạch và vận chuyển giống từ nơi sản xuất đến ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá.
1.4.2. Quản lý sản xuất giống cá tra tại Việt Nam
Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống tại Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nhưng việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống cá tra thời gian qua ở nhiều địa phương vẫn còn đang bị thả lỏng, chưa được các ngành chuyên môn kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo của các địa phương, trong số hơn 116 cơ sở sản xuất giống, chỉ có khoảng 1/4 số cơ sở có đăng ký kinh doanh và có tổ chức sản xuất thường xuyên với diện tích lớn, sản lượng nhiều, thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật, cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, có nhật ký ghi chép quá trình sản xuất đầy đủ, có công bố chất lượng và thực hiện kiểm dịch giống trước khi xuất trại. Các cơ sở còn lại quy mô nhỏ, sản xuất không ổn định, khi giá cá giống cao thì hoạt động, khi giá thấp thì dừng hoạt động, dịch vụ bán giống vận chuyển bằng phương tiện thủy, địa điểm và thời gian giao giống lưu động rất khó quản lý. Việc quản lý chưa chặt chẽ một mặt là do một số địa phương chưa quy hoạch chi tiết vùng sản xuất giống để làm cơ sở
cho quản lý. Mặt khác, do sự sắp xếp lại bộ máy quản lý ngành nông nghiệp, trong đó