Tình hình sản xuất giống cá tra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 31)

1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá tra 1999-2012

Cá tra được xem như là con cá chủ lực trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng hết sức ấn tượng và ngoạn mục, người nuôi cá tra

ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã phải trải qua biết bao thăng trầm. Không ít người phải ôm nợ, buộc phải bỏ ao, bỏ hầm, giã từ nghề nuôi. Sự thật không mấy lạc quan đó cũng đã phản ảnh phần nào sự thiếu bền vững của nghề nuôi, cũng như tính đỏng đảnh của thị trường tiêu thụ. Trong nghề nuôi cá tra, con giống có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng cá nguyên liệu. Giống khỏe, giống tốt không chỉ làm giảm tỷ lệ hao hụt, mà còn giúp cá sử dụng thức ăn có hiệu quả. Cá lớn nhanh, kháng bệnh tốt. Người nuôi tiết giảm được nhiều chi phí trong khâu chăm sóc. Nhờ vậy, giá cá thành phẩm sẽ hạ. Giống tốt cũng sẽ cải thiện chất lượng thịt cá. Cá sẽ có giá bán cao và dễ tiêu thụ hơn. Nghề làm giống cá tra ở ĐBSCL hiện nay khá tự phát. Nhiều cơ sở, do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, nên đang đưa vào sử dụng một số “công nghệ” nguy hiểm nhằm làm tăng sản lượng cá giống bằng mọi giá. Trong đó, việc lạm dụng thuốc kích dục tố trở nên khá phổ biến. Với loại thuốc này, người ta có thể ép cá đẻ tới 2-3 lứa/năm. Vì cá phải đẻ quá nhiều, năm này qua năm khác, dẫn tới chất lượng cá tra giống ngày càng xuống thấp. Mặt khác, do hiện nay hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo, nên giống nhanh chóng bị thoái hoá. Trước đây, cá giống lấy từ môi trường tự nhiên, phải từ 2,5 đến 3 năm tuổi mới bắt đầu thành thục (sinh sản được). Còn bây giờ, cá mới khoảng 1 năm tuổi đã thành thục rồi. Điều đáng nói là nhiều trại cá giống vẫn cho những con cá thành thục quá sớm này sinh sản, vì thế, chất lượng cá giống lại càng khó đảm bảo. Hiện nay, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 200 trại sinh sản cá bột với lượng cá bố mẹ khoảng 150.000 tấn (với tỷ lệ đực/cái=1/3), nhu cầu về giống cá tra của cả nước khoảng 1,8 đến 2,4 tỷ con mỗi năm. Việc sản xuất cá giống tập trung nhiều nhất ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Chất lượng cá bố mẹ hiện nay được sử dụng tại các trại sản xuất giống suy giảm nghiêm trọng, cá bố mẹ thường có nguồn gốc không rõ ràng, đa số được lựa từ các ao nuôi thương phẩm; Kích cỡ cá bố mẹ không đồng đều nhưng đa số có thể trọng nhỏ. Quy trình nuôi vỗ không đảm bảo, thậm chí cá bị bỏ đói hoặc cho ăn cầm chừng, khi cá bột tăng giá cá bố mẹ ở các cơ sở thường bị ép sinh sản nhân tạo hoặc khai thác quá mức cho cá đẻ nhiều lần trong năm... Một số ít cơ sở có chọn cá hậu bị từ tự nhiên nhưng chưa có phương pháp phối giống thích hợp. Ở một số hộ nuôi cá thương phẩm hiện nay, cá đực 7 - 8 tháng tuổi khối lượng 500 - 600g/con khi vuốt xoang bụng có sẹ trắng đục chảy ra và cá cái có khối lượng 1kg đang mang trứng ở giai đoạn III; xuất hiện sự biến dạng về hình

thái cá như: cá không có vây lưng, teo đuôi, mù mắt, cơ thể cá màu trắng hồng… Hiện tại, chưa có công bố nào so sánh về tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra bột có kích thước khác nhau, nhưng chắc chắn rằng cá bột có kích thước nhỏ nên rất có thể sẽ khó ăn được thức ăn tự nhiên để tăng trưởng và sống sót [11].

Bên cạnh chất lượng cá bột kém thì nhận thức của hầu hết các hộ ương nuôi cá tra cùng góp phần làm giảm tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi đó là có hơn 40% số hộ trả lời không quan tâm đến chất lượng cá bố mẹ sản xuất ra cá bột mà họ mua và có đến gần 35% số hộ mua cá bột từ những hộ sản xuất nhỏ lẻ hoặc không rõ nguồn gốc. Mật độ ương trung bình cao 870 - 1.000 con cá bột/m2, có hộ còn ương mật độ rất cao 3.000 con/m2. Mật độ quá cao có thể làm cho thiếu thức ăn ở giai đoạn đầu khi cá chỉ ăn thức ăn tự nhiên, thiếu oxy giai đoạn đầu và có thể ô nhiễm nguồn nước giai đoạn ương sau làm giảm tỷ lệ sống của cá hương và tăng trưởng của cá giống. Tần suất nhiễm bệnh ở các hộ ương nuôi nhiều hơn những năm trước và xuất hiện một số bệnh nguy hiểm như Gan thận mủ, bệnh trắng gan trắng mang… Do thiếu hiểu biết nên người ương đã lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao để chữa trị cho cá, nguy hiểm là nguy cơ dùng nguyên liệu và thuốc dùng cho người. Sự thiếu hiểu biết trong quá trình thu hoạch và vận chuyển giống từ nơi sản xuất đến ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá.

1.4.2. Quản lý sản xuất giống cá tra tại Việt Nam

Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống tại Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nhưng việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống cá tra thời gian qua ở nhiều địa phương vẫn còn đang bị thả lỏng, chưa được các ngành chuyên môn kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo của các địa phương, trong số hơn 116 cơ sở sản xuất giống, chỉ có khoảng 1/4 số cơ sở có đăng ký kinh doanh và có tổ chức sản xuất thường xuyên với diện tích lớn, sản lượng nhiều, thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật, cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, có nhật ký ghi chép quá trình sản xuất đầy đủ, có công bố chất lượng và thực hiện kiểm dịch giống trước khi xuất trại. Các cơ sở còn lại quy mô nhỏ, sản xuất không ổn định, khi giá cá giống cao thì hoạt động, khi giá thấp thì dừng hoạt động, dịch vụ bán giống vận chuyển bằng phương tiện thủy, địa điểm và thời gian giao giống lưu động rất khó quản lý. Việc quản lý chưa chặt chẽ một mặt là do một số địa phương chưa quy hoạch chi tiết vùng sản xuất giống để làm cơ sở

cho quản lý. Mặt khác, do sự sắp xếp lại bộ máy quản lý ngành nông nghiệp, trong đó sự hình thành tổ chức bộ máy quản lý chuyên ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương chậm chễ. Khi đã hình thành rồi thì việc phân định chức năng nhiệm vụ quản lý giữa những cơ quan chức năng chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, về thú y thủy sản, về quản lý chất lượng giống thủy sản chưa được hướng dẫn rõ ràng nên các địa phương rất khó thực hiện. Ngoài ra, hiện nay ở khu vực trọng điểm sản xuất cá tra chưa có sự đầu tư của nhà nước để hình thành những phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống và môi trường [14] .

1.4.3. Thực trạng sản xuất giống thủy sản tại An Giang

Tỉnh An Giang nằm dọc theo 2 nhánh sông MeKong, vị trí rất thuận lợi về canh tác nông nghiệp. Cây lúa được xác định là cây lương thực chủ lực tại địa phương, với sản lượng hàng năm trên 3 triệu tấn, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủy sản cũng là thế mạnh của An Giang. Qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu và những kênh rạch thủy lợi địa phương, người dân đã khai thác thủy sản tự nhiên có hiệu quả từ nhiều năm trước đây. Nhưng nguồn lợi này càng ngày càng giảm sút đáng kể với nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do hoạt động khai thác quá mức, không ý thức bảo tồn nguồn lợi của ngư dân, cùng với việc sử dụng nông dược và phương thức canh tác nông nghiệp, đã góp phần làm cho tài nguyên trở nên mất dần tính đa dạng về chủng loài. Song song với sự giảm sút nguồn lợi này, nuôi thủy sản lại phát triển với tỷ lệ ngày càng tăng.

Nghề nuôi cá An Giang phát triển do nhiều nguyên nhân:

-Điều kiện thiên nhiên: nguồn nước tốt và thời tiết thuận lợi cho NTTS. -Giống cá nuôi hầu hết được cung ứng từ nguồn sản xuất nhân tạo.

-Nguồn cá tạp tự nhiên nước ngọt và nước lợ vẫn cung cấp làm thức ăn cho cá nuôi dồi dào. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho cá ổn định. Ngoài thức ăn tự chế, người nuôi cá đã biết sử dụng thức ăn công nghiệp, các thành phần bổ sung cho cá như các chất khoáng vi lượng và các loại vitamin.

-Người nuôi cá trải qua nhiều kinh nghiệm, nguồn lao động địa phương dồi dào. -Người nuôi cá được tiếp cận thông tin khoa học - kỹ thuật qua các chuyển giao công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học, phương tiện truyền thông và các cơ quan chức năng của ngành thủy sản.

-Hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản An Giang cao: tỷ suất lợi nhuận từ 0,10-0,13 nếu tính theo mô hình nuôi ao cá tra với năng suất bình quân đạt 150 tấn/ha.

Từ đó khẳng định rõ vị trí quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dẫn đầu sản lượng cá nuôi, bình quân từ 80% là con cá tra; Theo định hướng phát triển nghề nuôi cá tra giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh An Giang các chỉ tiêu về diện tích và sản lượng đều tăng dần trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Bảng 1.8: Diện tích nuôi và sản lượng của tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích nuôi ha 2.652 2.813 2.984 3.165 3.358

Sản lượng Tấn 388.589 411.449 435.653 461.280 488.416

(Nguồn: Sở Khoa học công nghệ, 2010)

Tuy nhiên, diện tích nuôi hiện đã giảm sút chỉ còn 1.200 ha (giảm khoảng 200 ha so năm 2008, do nông dân nuôi bị thua lỗ thiếu vốn để tái đầu tư), sản lượng đạt 260.000 tấn thì có thể nói quả là thách thức lớn. Thách thức, khó khăn thường đi liền với thời cơ, đây chính là cơ hội mới để ngành nghề nuôi - xuất khẩu cá tra nhìn nhận lại mình và nghiên cứu, cơ cấu lại sản xuất, xuất khẩu. Do đó, để đảm bảo cho con cá tra phát triển bền vững và xứng tầm đòi hỏi có sự nổ lực rất lớn của cả cộng đồng. Cần phải hiện thực hóa, nhanh chóng đưa qui hoạch vào thực tiễn, đưa doanh nghiệp vào cuộc, các công ty, nhà máy chế biến thủy sản phải xây dựng vùng nguyên liệu. Các cơ sở nuôi cá tra cần liên kết để tránh tình trạng nuôi cá tra manh mún, nhỏ lẻ rất khó kiểm soát dịch bệnh, sản phẩm dễ khủng hoảng thừa.

Về phía ngành Khoa học Công nghệ, ngoài việc hỗ trợ việc tập huấn cho ngư dân trong và ngoài hiệp hội AFA nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF. Đối với người nuôi nhỏ lẻ (tại An Giang theo thống kê còn khoảng 30 - 40%) sở cũng đã hỗ trợ tập huấn nhiều mô hình nuôi mới trên các đối tượng thủy sản khác như: cá rô phi cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng, cá lóc, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá lăng nha, cá leo. Đây là những đối tượng nuôi có khả năng giúp thay thế cho cá tra ở những vùng ngoài tầm quy hoạch.

Mặt khác, để khắc phục hiện tượng giảm sút nguồn lợi thuỷ sản do tình trạng khai thác quá mức và phương thức canh tác nông nghiệp dẫn đến việc mất dần tính đa dạng sinh học, có nguy cơ mất cân bằng sinh thái, làm phát triển không bền vững; Sở KH&CN đã tiến hành nghiên cứu xây dựng - chuyển giao nhiều quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo các đối tượng nuôi mới như: cá lăng nha, cá leo, lươn, cá chạch lấu. Theo nhận định chung của các đơn vị thuộc ngành thủy sản, cũng như ngư dân, địa phương có tham gia phối hợp thực hiện nhận chuyển giao - ứng dụng, thì hiệu quả

từ đề tài/dự án mang lại đã góp phần làm chuyển biến nhận thức ngư dân qua các mô hình hợp tác và thực sự có đóng góp làm tăng hiệu quả kinh tế – xã hội chung của tỉnh. Bên cạnh đó, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang đang phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, ngành thủy sản An Giang đạt được những thành tựu đáng phấn khởi. Tỉnh tiếp tục quy hoạch lại các vùng sản xuất nguyên liệu, chủ động trong khâu sản xuất con giống, mở rộng thị trường xuất khẩu, sản phẩm chế biến đa dạng và được khách hàng nhiều nước ưa chuộng. Sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu được cải thiện đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường đã phần nào tạo được nguồn nguyên liệu sạch, không sử dụng hóa chất và kháng sinh thuộc danh mục cấm. Ngoài ra, các mô hình nuôi cá tra, rô phi, điêu hồng trong bè và nuôi tôm càng xanh luân canh trên nền đất ruộng, mô hình nuôi sinh thái cũng đang được chú ý và nhân rộng rất thích nghi với điều kiện ở An Giang nên mang lại hiệu quả kinh tế cao [10].

1.4.4. Thực trạng sản xuất giống cá tra tại An Giang

Nghề sản xuất cá tra bột ở An Giang được hình thành vào khoảng năm 1998. Quy mô trung bình của các trại là 14.984 m2, tổng diện tích ao nuôi cá bố mẹ khoảng 4.177,3 m2 với trữ lượng cá bố mẹ là 10,8 tấn và có khoảng 70% cơ sở sản xuất giống có ao ương với diện tích 3.718,9 m2 [17].

(Nguồn: NGTK tỉnh An Giang, 2012 )

Theo điều tra năm 2013, toàn tỉnh hiện có khoảng 19 cơ sở sản xuất cá tra bột và hơn 1.650 hộ sản xuất giống thủy sản các loại, với diện tích ương nuôi là 691 ha, trong đó có 1.356 hộ sản xuất giống cá tra (611 ha). Mỗi năm có thể sản xuất 4,5 - 5 tỷ cá tra bột, hơn 830 triệu con giống các loại (riêng giống cá tra là 452 triệu con). So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, con giống sản xuất tại An Giang có chất lượng tốt, đặc biệt là cá tra và đã có “thương hiệu” nhất định nên con giống sản xuất ra được tiêu thụ mạnh với số lượng lớn. Trước năm 1999, do trình độ sản xuất giống cá tra còn thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên phần nhiều phải sử dụng nguồn giống vớt từ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm, đến trước năm 2004 tình hình có cải thiện song lượng giống ngoài tự nhiên vẫn còn chiếm trên 50%. Từ năm 2004, lượng giống cung cấp cho nuôi thương phẩm mới chủ động được từ nguồn sản xuất nhân tạo. Hiện nay, sản xuất giống cá tra đang phát triển theo quy luật cung - cầu và quy luật giá trị, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ mà mang tính tự phát, vì lợi nhuận trước mắt. Khi cá nguyên liệu tiêu thụ được giá, diện tích nuôi tăng lên, giống trở nên khan hiếm sẽ bị đẩy giá lên cao. Khi đó xảy ra tình trạng sản xuất giống chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như tăng giá giống, xuất bán giống cỡ nhỏ, buôn bán dịch vụ giống lòng vòng làm cho con giống yếu đi không đảm bảo chất lượng. Nhiều cơ sở ương dưỡng, dịch vụ giống mới được hình thành một cách vội vàng không đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định. Khi cá nguyên liệu bị hạ giá, khó tiêu thụ thì các trại sinh sản cá bột thường không chú ý tới nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ, cho ăn cầm chừng, thậm chí cắt giảm lượng thức ăn, cá phát dục kém. Nhưng nếu ngay sau đó cá nguyên liệu tiêu thụ được giá cao, nhu cầu giống tăng lên thì đàn cá bố mẹ bị bỏ đói đó lại được sử dụng ngay để sinh sản, lạm

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 31)