Quản lý các yếu tố môi trường ao ương:

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 69)

Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số các hộ ương nuôi cá giống tại tỉnh An Giang lấy nước trực tiếp vào ao ương mà không qua ao lắng lọc, không kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao và chỉ xử lý khi đã cấp nước vào. Điều này cho thấy các hộ ương cá giống chưa thấy hết tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá chất lượng nước khi cấp, đây có thể là do trình độ kỹ thuật còn hạn chế và là nguyên nhân làm cho dịch bệnh có điều kiện lây lan từ môi trường ngoài vào ao ương.

Hầu hết các hộ ương đều không có biện pháp xử lý nước thải. Có đến 100% số hộ thải nước thải của ao ương trực tiếp ra môi trường ngoài mà không qua xử lý. Nếu trong nguồn nước thải này có chứa mầm bệnh thì mầm bệnh có thể sẽ phát tán ra môi trường ngoài và lây nhiễm theo nguồn nước cấp sang các ao ương lân cận.

Có 100% số hộ ương là trang bị dụng cụ đo yếu tố pH, còn lại các yếu tố (to, DO, NH3) là không có do hộ ương cho rằng chỉ đánh giá chất lượng môi trường qua cảm quan và theo kinh nghiệm. Bảng 3.12 đã thể hiện rằng nhiều biện pháp kỹ thuật với

nhiều mục đích quản lý chất lượng môi trường nước ao nuôi đã được các hộ ương cá tra ở An Giang áp dụng.

Bảng 3.12: Hoạt động quản lý môi trường của các hộ ương

Kết quả điều tra với n=30 Diễn giải

Số hộ ương Tỷ lệ (%)

1. Có gây màu nước trước khi thả ương 30 100

2. Có dùng CPSH để quản lý môi trường nước ao 30 100

3. Dùng vôi để ổn định pH, sát khuẩn. 30 100

4.Có thay nước ao trong một vụ ương 30 100

Thay định kỳ 16 53,3

Thay khi cá bệnh 3 10

Thay khi chất lượng nước kém 11 36,7

5.Trang bị các dụng cụ đo yếu tố môi trường: pH, to, DO 30 100 Chúng ta đều biết, chất lượng và sự ổn định của môi trường ao ương là ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khả năng đề kháng của cá với dịch bệnh. Do vậy, khi người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp cũng như định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học như: EM, Bio-tab, Zeofish... kết hợp thay nước mới để quản lý các yếu tố môi trường ổn định là yếu tố quyết định một vụ nuôi thành công.

Quản lý và chăm sóc

Đa số các hộ đều có phòng ngừa bệnh, trong đó bằng cách đảm bảo chất lượng nước, sử dụng thuốc và chất bổ sung để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, thường thì họ tự sử dụng thuốc theo kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ ương khác. Một số kỹ thuật khác cũng ít quan tâm như quan sát theo dõi bắt mồi, kiểm tra thức ăn, kiểm tra bệnh và nuôi ở mật độ vừa phải. Đây là nguyên nhân dẫn đến cá thường bị bệnh và dẫn đến mất trắng. Hiện nay, theo các hộ ương thì tình hình dịch bệnh trong thời gian gần đây tăng và khó quản lý dịch bệnh khi xảy ra. Kết quả này cho thấy, mối liên lạc giữa quản lý nhà nước với người ương nuôi tại địa phương cần được cải thiện để việc giám sát và phòng ngừa dịch bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Tỷ lệ sống và sản lượng

Bảng 3.13: Tỷ lệ sống và sản lượng cá tra giống trong năm 2013

Chỉ tiêu Số hộ

ương

Tỷ lệ

(%) Trung bình Khoảng dao động

1. Tỷ lệ sống (%) 11,9 ± 3,86 5 - 21 Từ 5 -10 14 46,7 10 – 15 13 43,3 Trên 15 3 10,0 2. Sản lượng (kg/năm) 53.118 ± 41.686 3.840 ÷ 180.000 < 50.000 15 50 50.000 - 1.000.000 10 33,33 >100.000 5 16,67

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Số hộ có tỷ lệ sống >15% chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% và tỷ lệ sống đạt từ 5 -10% chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%. Trong số 30 hộ ương, có 5 hộ ương (chiếm 16,67%) đạt sản lượng trên 100.000 kg, các hộ ương đạt từ 500 - 100.000kg (chiếm 33,33%) và có tới 15 hộ ương có sản lượng dưới 50.000kg (chiếm 50%) (Bảng 3.13).

3.2.9. Kích cỡ và giá cá giống

Tùy theo giá cá, mùa vụ và đầu ra mà thời gian thu hoạch cá giống có thể thay đổi, đa số các hộ ương thường cho cá ăn cầm chừng đợi khi giá cá giống tăng cao rồi đổi, đa số các hộ ương thường cho cá ăn cầm chừng đợi khi giá cá giống tăng cao rồi mới tiến hành thu hoạch. Theo các hộ ương, thì cá giống khi thu hoạch có chất lượng tốt, kích cỡ cá tương đồng đều. Ước tính tỷ lệ sống trung bình 11,9 ± 3,86%; dao động 5 ÷ 21% (Bảng 3.13). Với tỷ lệ sống như vậy thì các hộ ương tương đối có lãi.

Cỡ cá thu hoạch trung bình trong toàn tỉnh là 20 - 30 con/kg, kích cỡ cá thu hoạch đạt nhất 200 - 220 con/kg và cao nhất 8 - 10 con/kg. Giá bán trung bình năm 2013 là 21.483 đồng/kg, cao nhất 25.000 đồng/kg và thấp nhất 18.000 đồng/kg.

Tình hình tiêu thụ cá giống ở An Giang

Theo kết quả khảo sát, quy mô về diện tích sản xuất của các hộ ương tương đối nhỏ nên vấn đề tiêu thụ cá giống của các hộ ương gặp không ít khó khăn một khi khách hàng cần một số lượng cá giống vượt quá khả năng cung ứng.

Đa số cá giống được các hộ ương bán trực tiếp cho thương lái công ty chiếm 86,7%; chỉ 13,3% hộ ương là bán cho người dân nuôi thương phẩm. Số liệu này cho thấy việc tiêu thụ cá giống của hộ ương còn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, đồng thời cho thấy còn thiếu sự liên kết giữa các hộ ương trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Nếu sản phẩm không được bán trực tiếp mà phải qua trung gian thì có thể sẽ bị giảm ít nhiều về lợi nhuận của các hộ ương.

Sau khi thu hoạch xong, các hộ ương tiếp tục cải tạo ao cho vụ ương nuôi tiếp. Theo một số hộ ương cho biết nếu giá cá đang tăng cao thì sau khi thu họach xong trong vòng 3-5 ngày các hộ sẽ bắt đầu ương cho vụ sau.

Bảng 3.14: Kích cỡ cá tra giống theo thời gian nuôi tại tỉnh An Giang Cỡ giống (cm)

( theo chiều cao) Khối lượng (con/kg) Thời gian nuôi (ngày tuổi) 1,0 TB: 200 – 220 30 – 35 1,2 TB: 120 – 150 35 – 45 1,5 TB: 70 – 80 45 – 55 1,7 TB: 40 – 50 60 – 70 2,0 TB: 25 – 30 70 – 80 2,5 TB: 15 – 20 80 – 90 3,0 TB: 8 – 10 90 –110

(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ ương cá tra tại tỉnh An Giang, 2013)

3.3. Hiệu quả kinh tế nghề sản xuất giống cá tra tại An Giang 3.3.1. Cơ cấu chi phí sản xuất giống và ương cá tra 3.3.1. Cơ cấu chi phí sản xuất giống và ương cá tra

3.3.1.1. Chi phí sản xuất giống cá tra

Kết quả điều tra về cơ cấu chi phí trong sản xuất giống cá tra thể hiện bảng 3.15 cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 41,6 ± 13,3%; tiếp đến là chi phí thuốc, hóa chất 20,5 ± 9,1% và chi phí cá bố mẹ 12,8 ± 4,1%; các chi phí còn lại chiếm tỷ lệ không cao. Về cơ cấu chi phí của các cơ sở tương tự như nhau có sự chênh lệch nhưng mức độ không cao; đối với các công ty lớn họ rất quan tâm tới chất lượng cá bố mẹ nhằm đảm bảo tạo đàn giống có chất lượng tốt do đó chi phí cho cá bố mẹ cao hơn so với các cơ sở nhỏ.

Bảng 3.15: Cơ cấu chi phí sản xuất giống cá tra ở An Giang

Chi phí Trung bình Khoảng dao động

Cá bố mẹ (%) 12,8 ± 4,1 2,51 ÷ 20,55 Thức ăn (%) 41,6 ± 13,3 8,12 ÷ 66,59 Thuốc, hóa chất (%) 20,5 ± 9,1 4,18 ÷ 35,19 Nhân công (%) 10,6 ± 13,1 1,04 ÷ 60,14 Khấu hao (%) 4,7 ± 3,1 0,29 ÷ 12,99 Chi phí khác (%) 9,8 ± 6,6 2,35 ÷ 25,99

3.3.1.2. Chi phí ương giống cá tra

Kết quả điều tra cơ cấu chi phí ương giống cá tra thể hiện bảng 3.16 cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 81,33 ± 17,83%; chi phí khác và chi phí thuê nhân công tương đương nhau; chi phí thuốc, hóa chất chiếm tỷ lệ thấp do ương nuôi không bị bệnh.

Bảng 3.16: Cơ cấu chi phí ương giống cá tra ở An Giang

Chi phí (%) Trung bình Khoảng dao động

Cá bột (%) 1,46 ± 0,51 0,69 ÷ 3,04

Thức ăn (%) 81,33 ± 17,83 8 ÷ 94,64

Thuốc, hóa chất (%) 3,42 ± 5,44 0,65 ÷ 30,42

Nhân công (%) 5,06 ± 3,31 1,29 ÷ 16,44

Chi phí khác (%) 6,05 ± 4,71 1,11 ÷ 20,55

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống

Hiệu quả sản xuất của cơ sở được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận mà cơ sở thu được sau những đợt sản xuất. Kết quả điều tra phỏng vấn tại 19 cơ sở cho kết quả sau:

Bảng 3.17: Tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất và ương giống cá tra tại An Giang Tỷ suất lợi nhuận (%)

Nội dung

Trung bình Khoảng dao động

Cơ sở sản xuất (n=19) 187 ± 323 -81 ÷ 910

Hộ ương (n=30) 9,14 ± 20.24 -32,82 ÷ 47,06

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các cơ sở là 187 ± 323% (dao động -81 ÷ 910). Hiệu quả sản xuất của từng cơ sở có quy mô khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều, điều này phụ thuộc vào quy mô đầu tư, quy trình công nghệ vì vậy tỷ lệ lãi ròng giữa các cơ sở có sự khác nhau đáng kể. Với những cơ sở nhỏ sử dụng công nghệ đơn giản, tốn ít nhân công, nên đã giảm được chi phí rất lớn. Ngược lại, với những cơ sở lớn với công nghệ sản xuất với nhiều quy trình cần nhiều nhân công vận hành, cùng với đó là chi phí vận hành các thiết bị, do vậy mặc dù tỷ suất lợi nhuận không cao, tuy nhiên với quy mô lớn làm ra sản lượng hàng năm rất cao (khoảng 1-2 tỷ cá bột/năm) vì thế lợi nhuận thu được của những công ty này là rất lớn.

Về lãi suất đầu tư: Với kết quả điều tra về tỷ suất lợi nhuận bình quân của các cơ sở trình bày tại bảng 3.18 là 187% ta có:

Lãi suất đầu tư = Tỷ suất lợi nhuận/số đợt sản xuất = 187 / 18 = 10,39%/tháng Nếu so sánh với lãi suất ngân hàng tại thời điểm điều tra (năm 2013) là 18%/năm tương đương 1,50%/tháng thì khi đầu tư vào sản xuất giống cá tra ta sẽ thu lãi được 8,89%/tháng; nếu so với lãi suất tiết kiệm 10%/năm tương đương 0,8%/tháng thì đầu tư vào hoạt động sản xuất giống cá tra là nghề mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều; do đó có thể mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất giống cá tra đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao, yêu cầu về kinh nghiệm sản xuất và trình độ chuyên môn phù hợp, do đó để sản xuất phát triển ổn định là một yêu cầu hết sức khó khăn đối với tất cả các cơ sở.

3.3.3. Hiệu quả kinh tế trong ương nuôi giống cá tra

Nuôi cá tra là nghề chủ lực của ngành thủy sản An Giang. Trong những năm qua, dịch bệnh gia tăng dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút. Trong luận văn này, hiệu quả kinh tế đạt được từ 30 hộ điều tra cũng được tìm hiểu và đánh giá.

Trong các loại chi phí ương cá tra, chi phí cho thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là chi phí con giống, thuốc và và hóa chất, nhân công lao động và chi phí khác cũng chiếm một phần quan trọng.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người ương nuôi giống cá tra ở An Giang, một số thông tin điều tra đã được dùng làm cơ sở dữ liệu để tính toán hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.18: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề ương nuôi giống cá tra tại An Giang năm 2013

STT Nội dung ĐVT Trung bình Khoảng dao động

1 Sản lượng kg 53.118 ± 41.685 3.840 ± 180.000

2 Doanh thu Triệu

đồng 1.175 ± 988 88 ± 4.410

3 Tổng CP trung bình Triệu

đồng 1.005 ± 753 132 ÷ 3.252

4 Lợi nhuận Triệu

đồng 294.208 ± 169.411 -85 ÷ 1.158 5 Giá bán 1 kg sản phẩm Đồng 21.483 ± 2.016 18.000 ÷ 25.000

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Giá thành cho 1 kg sản phẩm có sự khác nhau giữa các hộ ương. Tuy nhiên, việc tính toán chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế ở trên là trong điều kiện ương nuôi bình thường, không có sự cố thiên tai hay dịch bệnh xảy ra.

3.4. Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của cơ sở và hộ ương giống cá tra tại An Giang ương giống cá tra tại An Giang

3.4.1. Khó khăn

Mặc dù sản xuất giống cá tra phát triển với tốc độ nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhìn chung, hoạt động sản xuất giống cá tra ở An Giang còn gặp không ít những khó khăn về giống bố mẹ, vốn, kỹ thuật, dịch bệnh, giá bán.

Bảng 3.19: Những khó khăn đối với nghề sản xuất giống cá tra (n=19)

Chỉ tiêu Số cơ sở Tỷ lệ (%)

Thị trường 13 68,42

Thiếu vốn 19 100

Thiếu giống bố mẹ tốt 12 63,16

Trong nghề sản xuất giống cá tra ở An Giang hiện nay, qua kết quả khảo sát 19 chủ cơ sở sản xuất giống có 13 cơ sở (chiếm 68,42%) cho rằng vướng mắc lớn nhất là giá xuất bán; 12 cơ sở (chiếm 63,16%) thiếu giống bố mẹ tốt để phục vụ sản xuất điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng bột. Vấn đề thiếu vốn đầu tư sản xuất có 19 chủ cơ sở (chiếm 100%) thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó, lãi suất quá cao.

3.4.2. Định hướng phát triển

Kết quả điều tra ở 19 cơ sở cho thấy các cơ sở sản xuất giống đều có nhu cầu mở rộng thêm cơ sở sản xuất, đầu tư công nghệ. Điều đó chứng tỏ đây là một nghề sản xuất ổn định, có thể đầu tư mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các vùng nông thôn.

3.4.3. Kiến nghị của cơ sở sản xuất

Trước những khó khăn nêu trên và định hướng phát triển trong thời gian tới, kết quả điều tra phỏng vấn 19 cơ sở đã đề nghị với nhà nước một số nội dung sau:

Bảng 3.20: Kiến nghị của các cơ sở sản xuất giống cá tra

Chỉ tiêu Số cơ sở Tỷ lệ (%)

Thị trường 13 68,42

Quy hoạch 5 26,32

Hỗ trợ vốn 6 31,58

Hỗ trợ đàn cá bố mẹ 12 63,16

Với 68,42% cơ sở sản xuất giống cá tra đều mong muốn nhà nước có chính sách bảo hộ cung - cầu để giá xuất bán được ổn định. Một số cơ sở đề nghị được hỗ trợ về giống bố mẹ để phục vụ cho kỹ thuật sản xuất giống (63,16%). Về vốn sản xuất, hiện

nay các cơ sở sản xuất giống gần như không được các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cho vay do hệ quả từ việc nợ quá hạn, nợ xấu của các cơ sở nuôi bè cá tra từ những năm 2003; thiếu tài sản thế chấp. Vì vậy, việc thiếu vốn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của nghề sản xuất giống. Còn một số ý kiến khác là cần phải quy hoạch lại do từ trước đến nay là hoạt động nhỏ lẻ, tự phát và thiếu đầu tư.

3.5. Đề nghị các giải pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý

3.5.1. Giải pháp cải tiến kỹ thuật

- Các ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ ở An Giang nuôi với mật độ khá cao (240 – 20.000 con/100 m2), nhưng độ sâu trung bình của các ao này là 2,5m. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cá tra và khí hậu của địa phương, nên nâng cao độ sâu của các ao nuôi vỗ cá tra bố mẹ lên khoảng 3,0 – 3,5m để ổn định môi trường và tăng không gian hoạt động của cá nuôi.

- Về cá bố mẹ: Nên lựa chọn những cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất nhằm tạo ra đàn giống có chất lượng phục vụ cho ương giống. Sử dụng cá bố mẹ cho sinh sản phải có khối lượng 3 kg/con trở lên nhằm đảm bào số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)