Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 61)

cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định bởi quá trình rèn luyện và tự rèn luyện của họ trong thực tiễn hoạt động chỉ huy

Thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội là nhân tố tham gia trực tiếp quy định đặc điểm hoạt động chỉ huy của đội ngũ này, song cũng chịu tác động của hoàn cảnh chung như môi trường xã hội, địa bàn hoạt động, đối tượng tác chiến, mà trực tiếp là môi trường hoạt động quân sự bao gồm toàn bộ những điều kiện, yếu tố vật chất và tinh thần, tự nhiên và xã hội, hợp thành hoàn cảnh xác định thường xuyên chi phối đến tổ chức và hoạt động chỉ huy quân sự. Thực chất, đó vừa là quá trình khách thể hoá chủ thể, chuyển năng lực chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội vào kết quả hoạt động chỉ huy ở phân đội; vừa là quá trình chủ thể hoá khách thể - người chỉ huy cấp phân đội phản ánh, tiếp thu những vấn đề liên quan tới phân đội để chuyển thành năng lực chỉ huy của mình. Cho nên, cũng như hoạt động quân sự nói chung, hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội bao gồm hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ huy.

Thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội bao gồm toàn bộ quá trình trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ ở phân đội. Trước hết, đó là hoạt động chỉ huy chiến đấu của đơn vị trong đội hình của cấp trên hoặc tác chiến độc lập; đồng thời là hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, giải quyết quan hệ giữa các đơn vị, quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ lãnh đạo, chỉ huy, cấp trên, cấp dưới, quan hệ quân - dân... Thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội còn là lãnh đạo, chỉ huy phân đội lao động, sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội; xây dựng cơ sở vật chất, nơi ăn, chốn ở; bảo quản, cải tiến, sửa chữa các công cụ, phương tiện huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, v.v.. thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội được tiến hành sát đối tượng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể, như: diễn tập, xử lý các tình huống giả định, mô phỏng; các bài tập thực hành chỉ huy, quản lý các loại vũ khí, phương tiện trang bị kỹ thuật... cấp phân đội. Các hình thức hoạt động thực tiễn trên là cơ sở quyết định đặc điểm cũng như sự phát triển bản lĩnh chỉ huy trong hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội.

Thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu luôn giữ vai trò quyết định sự phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Bởi vì, những kiến thức có tính chất nền tảng và kỹ xảo, kỹ năng ban đầu mà người chỉ huy cấp phân đội có được qua quá trình đào tạo, giáo dục ở nhà trường là cơ sở quan trọng để bản lĩnh chỉ huy tiếp tục hình thành, phát triển. Tuy nhiên, những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đó có được củng cố, phát triển hay không lại tuỳ thuộc vào mức độ tham gia hoạt động thực tiễn của người chỉ huy cấp phân đội. Nhận thức đúng vai trò của thực tiễn đối với sự phát triển các phẩm chất, năng lực nói chung, bản lĩnh chỉ huy nói riêng. Trong phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, Nghị quyết số 94/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng ủy Quân sự Trung ương đã xác định: “Cùng với việc đào tạo tại trường một cách cơ bản, toàn diện, phải đặc biệt chú trọng đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy quản lý bộ đội, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất quốc phòng, thông qua đó để đánh giá, tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng cán bộ, tạo nguồn phát triển tài năng quân sự” [31, tr.5]. Trong thực tiễn hoạt động chỉ huy, người chỉ huy cấp phân đội có điều kiện để vận dụng những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đã tiếp thu được vào chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị. Nhờ được thực tiễn kiểm nghiệm mà kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đã có ngày càng được củng cố, tạo thành niềm tin, động lực bên trong thôi thúc người chỉ huy cấp phân đội tích cực, tự giác học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, các phẩm chất, năng lực của mình, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của quân đội và của đơn vị.

Trên thực tế, con người cũng như những thuộc tính, đặc trưng của con người chỉ hình thành phát triển trong hoạt động. Trình độ, tính chất hoạt động khác nhau thì tạo ra con người, hay thuộc tính con người có thiên hướng, nội dung phát triển khác nhau. Với người chỉ huy cấp phân đội thì trình độ, tính chất phức tạp của hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu sẽ quyết định phát triển bản lĩnh chỉ huy của họ. Bản lĩnh chỉ huy vững chắc, bền vững của người chỉ huy cấp phân đội không thể được đánh giá chỉ thông qua sự tự nhìn nhận của mỗi người, mà phải được thể hiện thông qua sự thử thách của hoạt động thực tiễn chỉ

huy với những tình huống khó khăn, phức tạp. Vượt qua được những thử thách trong các tình huống sát thực tế chiến đấu đảm bảo cho người chỉ huy cấp phân đội thực sự kiên định vững vàng về bản lĩnh, đồng thời có điều kiện để tự kiểm nghiệm nhằm không ngừng phát triển, hoàn thiện bản lĩnh chỉ huy của mình.

Trình độ, tính chất phức tạp của thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu sẽ quyết định sự phát triển từng yếu tố cấu thành bản lĩnh chỉ huy, như: tri thức, trí tuệ, tư duy; phẩm chất ý chí, động cơ; năng lực hành động ứng xử, giải quyết các tình huống, v.v.. Nhận thức của con người bắt đầu từ thực tiễn, mục đích của con người không chỉ nhận thức, giải thích thế giới, mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Thực tiễn không chỉ giữ vai trò quyết định trực tiếp mà còn rèn luyện, thử thách sự phát triển bản lĩnh chỉ huy một cách toàn diện. Bản lĩnh là một phẩm chất được hình thành và phát triển gắn liền với các hoạt động thực tiễn của con người. Vì thế, thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu sẽ quyết định sự phát triển bản lĩnh chỉ huy, đồng thời cũng quyết định sự phát triển các phẩm chất, các yếu tố bên trong của người chỉ huy cấp phân đội.

Thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu là điều kiện cho phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Trong hoạt động thực tiễn nếu con người thông qua nhận thức và vận dụng những kinh nghiệm khoa học, thì sẽ chỉ đạo cải tạo biến đổi hiện thực theo nhu cầu của mình. Bởi vì, ý thức của con người chỉ là “ý thức thuần tuý” nếu không gây được tác động gì đối với thế giới bên ngoài; mọi hoạt động của con người chỉ là sự phản ánh và thực hiện những nhu cầu đã chín muồi của đời sống xã hội, những nhiệm vụ mà con người phải giải quyết đều do lịch sử đặt ra; điều kiện khách quan quy định nội dung, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của con người; phẩm chất, năng lực cũng như sức mạnh của chủ thể chính là sản phẩm của sự vận động khách quan của lịch sử, là quá trình chủ thể phát hiện và hành động theo những quan hệ tất yếu khách quan. Tuy nhiên, con người với nhu cầu, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của mình, qua quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, đã buộc thế giới khách quan bộc lộ bản chất, quy luật.

Trong thực tiễn hoạt động chỉ huy quân sự luôn xuất hiện những tình huống đột xuất, bất ngờ với tính chất khó khăn phức tạp, đòi hỏi người chỉ huy cấp phân đội phải huy động mọi phẩm chất, năng lực để nhanh chóng xử lý kịp thời, có hiệu quả. Mỗi tình huống được xử lý thành công là một lần khẳng định sự trưởng thành về thực tiễn, sự vững vàng, tự tin và phát triển các phẩm chất, năng lực của họ. Do đó, thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu không chỉ giúp người chỉ huy cấp phân đội có được những trải nghiệm, đặt ra những thử thách mà còn là điều kiện để họ phát triển bản lĩnh chỉ huy của mình.

Thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu là động lực cho phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Việc tổ chức khoa học, có

hiệu quả mọi hoạt động của đơn vị chính là một trong những động lực mạnh mẽ nhất để phát triển, hoàn thiện bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Quá trình hoàn thiện các phẩm chất để có bản lĩnh chỉ huy vững chắc, bền vững không chỉ bó hẹp trong sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện mà luôn được thực hiện trong thực tiễn các hoạt động ở đơn vị, là kết quả lao động tự giác, khoa học, sáng tạo để không ngừng tích luỹ về mọi mặt của người chỉ huy cấp phân đội. Với việc tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị một cách khoa học sẽ giúp người chỉ huy cấp phân đội, không chỉ trưởng thành về thực tiễn mà còn nâng cao ý chí quyết tâm và bản lĩnh xử lý có hiệu quả các vấn đề, các tình huống quân sự.

Thực tiễn hoạt động chỉ huy sát thực tế chiến đấu là tiêu chí cho phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Con người quan hệ với

thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Vì chính trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới, nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức chân lý mà còn là tiêu chuẩn của chân lý, tiêu chuẩn này vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối. Thực tiễn có vai trò hết sức to lớn đối với nhận thức của con người. Mức độ phát triển, độ vững chắc về bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội đạt đến trình độ nào, đều được xem xét, đánh giá trong thực

tiễn và bằng thực tiễn hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục với những tình huống khó khăn, phức tạp sát thực tế chiến đấu ở đơn vị cơ sở.

Bản lĩnh luôn gắn liền với một loại hoạt động nhất định của một con người cụ thể, bản lĩnh được thể hiện trong hoạt động, bằng kết quả của hoạt động, nói đến bản lĩnh là nói đến quan hệ tác động của một con người cụ thể vào một đối tượng nhất định và kết quả của quá trình tác động đó. Bản lĩnh cũng được hiểu như là những đặc điểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định mức độ, phạm vi của việc tác động vào đối tượng, đồng thời cần phải hiểu bản lĩnh là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể, chứ không phải chỉ là sự tương ứng hay sự phù hợp giữa yêu cầu của hoạt động với tổng hợp thuộc tính cá nhân. Nói cách khác, bản lĩnh không chỉ đơn thuần là sự kết tinh của tổng hợp thuộc tính, yếu tố bên trong con người, mà còn là kết quả của quá trình hoạt động đó. Bản lĩnh luôn gắn liền với một hoạt động nhất định, chỉ tồn tại trong quá trình hình thành, phát triển của một hoạt động cụ thể, nó vừa là điều kiện vừa là sản phẩm của chính quá trình hoạt động đó. Vì thế, với người chỉ huy cấp phân đội, thực tiễn hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục với những tình huống khó khăn, phức tạp sát thực tế chiến đấu ở đơn vị cơ sở luôn là tiêu chí cho phát triển bản lĩnh chỉ huy của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w