Thực trạng hiệu quả hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị cơ sở hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 90 - 108)

phân đội ở đơn vị cơ sở hiện nay

Người chỉ huy cấp phân đội là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, cùng ăn, cùng ở và cùng tham gia sinh hoạt, công tác với cán bộ, chiến sĩ; có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trước nhất về mọi hoạt động của đơn vị. Do đó, kết quả hoạt động chỉ huy, quản lý, huấn luyện và giáo dục bộ đội của người chỉ huy cấp phân đội là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ bản lĩnh chỉ huy của họ. Hiện nay, người chỉ huy cấp phân đội đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung, phương pháp, tác phong trong tổ chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu mới trong tình hình mới. Đây là cơ sở vững chắc để họ hoàn thành cương vị

“chủ trì về quân sự” trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội.

Ở cương vị, chức trách được phân công, người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, có bước chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng, cơ cấu; đại bộ phận có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, tinh thần trách nhiệm cao; trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. Điều đó, được thể hiện trong kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị; trong thực tiễn tổ chức chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội; trong xây dựng các tổ chức,

các lực lượng của đơn vị; trong tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực, ý chí, niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị; trong duy trì kỷ luật, xây dựng chính quy của đơn vị... Kết quả điều tra xã hội học về chất lượng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách chỉ huy cấp phân đội cho thấy, tốt 16,7%, khá 55,6%, trung bình 27,2%, yếu 0,5%; các tổ chức trong đơn vị luôn giữ vững và phát huy, với 95,24% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 82,52% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 81,42% tổ chức đoàn thanh niên vững mạnh, 91,97% đoàn viên khá, xuất sắc; 97,5% hội đồng quân nhân vững mạnh [xem phụ lục 3]. Những số liệu trên đây là cơ sở quan trọng để khẳng định sự phát triển trình độ, năng lực và bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội trong thực tiễn hoạt động chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở đơn vị cơ sở hiện nay.

Người chỉ huy cấp phân đội ở các đơn vị cơ sở hiện nay đã chú trọng nhiều hơn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ huy, thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị, như: huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện cứu hộ, cứu nạn, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy... Nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phong cách, tác phong chỉ huy chính quy, mẫu mực, xây dựng và ngày càng củng cố tốt hơn phương pháp công tác, kỹ năng ứng xử khoa học, hợp lý các tình huống, các vấn đề theo chức trách, nhiệm vụ. Thường xuyên sâu sát, bám nắm đơn vị, tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống nảy sinh trong hoạt động chỉ huy, huấn luyện của đơn vị. Đánh giá của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị về người chỉ huy cấp phân đội hiện nay: đa số có kiến thức sâu, rộng, có phương pháp, tác phong công tác phù hợp, có ý thức, trách nhiệm cao, tích cực, chủ động học hỏi kinh nghiệm công tác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở đơn vị có chất lượng cao, có sức thuyết phục lớn. Khảo sát chất lượng hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị cho thấy, tốt 67,6%, chưa tốt 26,9% [xem phụ lục 1].

Hiệu quả hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội được thể hiện trong thực tiễn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của đơn vị, nhất là giải quyết những nhiệm vụ khó khăn phức tạp, những vấn đề nảy sinh, tác động từ thực tiễn hoạt động chỉ huy, thực tiễn đời sống xã hội, v.v.. Kết quả điều tra xã hội học ở các đơn vị cho thấy, người chỉ huy cấp phân đội giải quyết các nhiệm vụ, các mối quan hệ phù hợp 71,9%, chưa phù hợp 20,2% [xem phụ lục 1]. Việc giải quyết các vấn đề, các tình huống nảy sinh ở đơn vị, đã được người chỉ huy cấp phân đội thường xuyên quan tâm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm; có phương pháp khoa học, hợp lý. Do đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động chỉ huy, quản lý và huấn luyện của người chỉ huy cấp phân đội ngày càng được nâng cao. Báo cáo tình hình cán bộ năm 2012 của Sư đoàn B09, Quân đoàn 4, số cán bộ cấp phân đội hoàn thành nhiệm vụ khá, tốt: cán bộ trung đội 95%, cán bộ đại đội 94%, cán bộ tiểu đoàn 95,7% [11, tr.2].

Người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phát hiện, xử lý những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn ở đơn vị một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác, do vậy, về cơ bản họ đã hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao. Họ đã quan tâm thường xuyên và trực tiếp đến hoạt động chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở phân đội; quan tâm đến tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Họ đã kịp thời giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập, rèn luyện của đơn vị, đồng thời luôn chủ động, gần gũi, động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia tích cực vào các hoạt động, các tình huống của đơn vị, do đó đã hạn chế được những trở lực trong công việc của họ được giao ở đơn vị. Kết quả khảo sát mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của người chỉ huy cấp phân đội cho thấy, tốt 16,7%, khá 57,6%, trung bình 25,2%, yếu 0,5% [xem phụ lục 3].

Người chỉ huy cấp phân đội cũng như hạ sĩ quan, binh sĩ do họ chỉ huy hiện nay đều sinh ra và lớn lên trong thời bình, chưa trải qua chỉ huy trận mạc, không phải nếm trải khó khăn, gian khổ do chiến tranh, do cuộc sống đói kém

thiếu thốn gây ra, vì thế luôn đòi hỏi cao ở họ về tinh thần chịu đựng khó khăn, nghị lực vươn lên, ý chí chiến đấu kiên cường. Song, điều đó chưa được khẳng định rõ nét ở không ít người chỉ huy cấp phân đội. Khả năng chịu đựng căng thẳng ở cường độ cao và trong thời gian dài ngày trước những thử thách gay go, khắc nghiệt cả về tinh thần và thể xác; khả năng chủ động điều chỉnh ý nghĩ, tình cảm và hành vi để đạt mục đích, thực hiện ý định, kế hoạch đã vạch ra; khả năng suy nghĩ và hành động một cách kịp thời, kiên quyết; khả năng kiềm chế những nhu cầu cá nhân, triệt để chấp hành các quy tắc, điều lệnh, kỷ luật quân đội, mệnh lệnh của cấp trên và yêu cầu của pháp luật, ở người chỉ huy cấp phân đội có những hạn chế đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động chỉ huy, quản lý và giáo dục bộ đội của họ ở đơn vị.

Đối với người chỉ huy cấp phân đội, trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị, tuy yếu tố hàng đầu và quyết định là trình độ giác ngộ chính trị, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, v.v.. nhưng một yếu tố cực kỳ quan trọng là phương pháp công tác (phương pháp tổ chức chỉ huy, phương pháp quản lý, giáo dục bộ đội...). Có phương pháp đúng, nhiệm vụ sẽ hoàn thành với chất lượng và hiệu quả cao, tiết kiệm được công sức, thời gian. Ngược lại, phương pháp công tác sai, sẽ dẫn đến không hoàn thành được nhiệm vụ như ý muốn, thậm chí trở nên xấu hơn. Việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của người chỉ huy cấp phân đội còn những hạn chế nhất định về chất lượng, về sự chính xác và tính hiệu quả, nhất là với những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Để giải quyết chính xác vấn đề, đòi hỏi trước hết phải có khả năng phát hiện đúng mâu thuẫn cơ bản, đúng khâu then chốt, trên cơ sở nắm chắc nhiệm vụ của đơn vị cũng như điều kiện, hoàn cảnh có liên quan. Song, điều này ở người chỉ huy cấp phân đội còn bất cập, số đông khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới chỉ dựa vào mệnh lệnh, kế hoạch và chỉ quan tâm đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, mà chưa biết quan tâm đến giai đoạn giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các giai đoạn, cũng như những điều kiện bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ.

Với chức trách của người cán bộ phân đội, trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, không ít người chỉ huy cấp phân đội chưa biết tập trung vào khâu then chốt, điểm quyết định để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, mà luôn đề cao yếu tố “mệnh lệnh”. Trao đổi với một số cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị, họ đã thẳng thắn thừa nhận: khi nào người chỉ huy quá “nhấn mạnh” yếu tố mệnh lệnh, không chú trọng tìm hiểu bộ đội thì đó chính là lúc họ bị “giữ khoảng cách” với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Hơn nữa, thực tế đã khẳng định, chỉ người nào biết làm công tác chỉ huy thì người đó mới hoàn thành tốt vai trò chỉ huy. Tuy nhiên, đặc điểm công tác chỉ huy nhiều khi không cho phép sử dụng các phương pháp “mềm dẻo”, tính chính quy và trách nhiệm duy trì “kỷ luật thép” đòi hỏi người chỉ huy phải luôn là người cầm cân nảy mực của đơn vị. Vì thế, chỉ có rèn luyện tác phong dân chủ, thực sự tôn trọng bộ đội, thương yêu cấp dưới thì người chỉ huy mới giải quyết hài hoà, hợp lý các đặc trưng và yêu cầu của công tác chỉ huy. Đồng thời, người chỉ huy phải rất sâu sát mới hiểu bộ đội, mới ban hành mệnh lệnh chính xác và chỉ có như vậy bộ đội mới chấp hành mệnh lệnh một cách tự giác.

Phần lớn người chỉ huy cấp phân đội hiện nay thể hiện được tính tích cực chính trị - xã hội, có ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị - quân sự và các nhiệm vụ khác, song chưa đạt tới trình độ say mê, chủ động, nhạy bén, thậm chí còn biểu hiện bàng quan với những biến động nhanh chóng và phức tạp của tình hình. Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù, sự diễn biến phức tạp và thử thách khắc nghiệt của đời sống xã hội và thực tiễn quân sự, những xung đột nảy sinh trong cuộc sống chung - riêng, một số cán bộ, chiến sĩ non kém về bản lĩnh, chưa đủ năng lực để phân tích và lý giải những vấn đề nảy sinh phức tạp trong thực tiễn, đã giảm sút lòng tin với Đảng, xa rời mục tiêu lý tưởng chiến đấu, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội. Kết quả điều tra xã hội học ở

đơn vị về trách nhiệm, uy tín của người chỉ huy cấp phân đội cho thấy, tốt 39,1%, khá 51,7%, trung bình 6,3%, yếu 2,8% [xem phụ lục 3].

Theo nhận định của lãnh đạo, chỉ huy nhiều đơn vị, nếu như trình độ, năng lực của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trên mặt trận vũ trang tương đối tốt, thì trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến chống “diễn biến hoà bình”, do nhiều nguyên nhân, còn rất hạn chế. Đây là một điểm yếu cơ bản của người chỉ huy cấp phân đội. Tuy không phải là đa số, song không ít người chỉ huy cấp phân đội đã biểu hiện mất cảnh giác, thiếu nhạy bén trong việc phát hiện và vạch trần những luận điểm xuyên tạc của kẻ thù; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước còn đơn điệu, xơ cứng về nội dung, nghèo nàn về hình thức, chất lượng, hiệu quả không cao, chưa có chiều sâu và sự bền vững, chưa coi sự vững mạnh về chính trị là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của đơn vị.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đã được trang bị hệ thống tri thức, kinh nghiệm tương đối toàn diện, khoa học, nhưng trong hoạt động thực tiễn chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở đơn vị, còn không ít người chỉ huy cấp phân đội khả năng vận dụng lý luận vào thực tế công tác tổ chức chỉ huy, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng vào nhiệm vụ chính trị - quân sự theo cương vị chức trách của mình còn lúng túng, hời hợt; chưa đủ nhạy bén với những biến động của tình hình chính trị - xã hội, thậm chí có khi còn hoang mang, dao động, ngả nghiêng, hoặc “thờ ơ” với những diễn biến đó; việc tiếp cận, cảm hoá giáo dục chiến sĩ chưa tốt; chưa thực sự gương mẫu trong những hoạt động thực tiễn, trong tác phong, lối sống. Vì thế, trong phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn chính trị - quân sự của họ.

Trên thực tế, số cán bộ cấp phân đội trực tiếp qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu còn rất ít, một bộ phận không nhỏ người chỉ huy cấp phân đội thiếu kinh nghiệm thực tiễn chỉ huy, quản lý và huấn luyện 43,1% [xem phụ lục 3]; một

số khác do không được đào tạo cơ bản dẫn đến hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm để tiến hành nhiệm vụ theo chức trách, cá biệt còn đề cao, tuyệt đối hoá kinh nghiệm, mà rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, duy tâm, duy ý chí... hiện tượng này xuất hiện không nhiều, nhưng đây cũng là biểu hiện của sự yếu kém về trình độ, năng lực, bản lĩnh chỉ huy, dẫn đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị không cao. Còn không ít người chỉ huy cấp phân đội có biểu hiện bàng quan, thiếu trách nhiệm, lười học tập, ngại rèn luyện, phấn đấu. Với câu hỏi: “Đồng chí đánh giá về trách nhiệm của người chỉ huy cấp phân đội trong các hoạt động ở đơn vị hiện nay?”, có tới 19,2% số được hỏi trả lời “trách nhiệm trung bình”, và 11,5% “trách nhiệm yếu” [xem phụ lục 2]. Theo kết quả điều tra, khảo sát của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho cán bộ chỉ huy tham mưu cấp phân đội trong tình hình mới”: trách nhiệm đối với đơn vị của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội hiện nay, tốt 43,6%, khá 35,6%, bình thường 15,6%, yếu 4,4% [141, tr.154].

Từ những dấu hiệu cơ bản, phản ánh thực trạng trình độ phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, có thể khẳng định bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội đã hình thành trên những nét cơ bản: có thế giới quan và phương pháp luận khoa học, có trình độ giác ngộ chính trị, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp... bản lĩnh đó được thể hiện ở trình độ tri thức chỉ huy; năng lực và trình độ chỉ huy; hiệu quả hoạt động chỉ huy. Tuy nhiên, những yếu tố trên chưa ổn định, thiếu vững chắc, còn có hạn chế, khiếm khuyết. Bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội đang ở giai đoạn quá độ từ trạng thái mới thành hình, chưa hoàn thiện và chưa trải qua những thử thách gay gắt trong thực tiễn sang trạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 90 - 108)