phân đội trong thực tiễn hoạt động chỉ huy ở đơn vị cơ sở hiện nay
Đánh giá về bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, cần được xem xét toàn diện, trong đó chú trọng năng lực và trình độ chỉ huy của họ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, mà trực tiếp là các cấp ủy đảng, người chỉ huy cấp trên, cùng với sự tích cực, nỗ lực, tự giác học tập, rèn luyện vươn lên của người chỉ huy cấp phân đội. Vì thế, họ đã có sự trưởng thành về mọi mặt, có đủ trình độ, năng lực, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với tuyệt đại đa số đã qua đào tạo ở nhà
trường, chủ yếu là đào tạo cơ bản, lại trong điều kiện tương đối ổn định, phần lớn người chỉ huy cấp phân đội biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm bước đầu được tích luỹ vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra theo cương vị và chức trách của mình, đúng với đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của thực tiễn hoạt động quân sự.
Giải quyết các tình huống, các vấn đề liên quan tới hoạt động chỉ huy ở đơn vị là nhiệm vụ cơ bản quan trọng hàng đầu, là sự biểu hiện của năng lực và trình độ chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Quá trình cụ thể hoá lý luận vào thực tiễn, người chỉ huy cấp phân đội đã không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo trong xử lý các tình huống cần giải quyết. Thực tế ở các đơn vị cơ sở hiện nay, phần lớn các sự vụ, các vấn đề tư tưởng xấu trong bộ đội đều xuất phát từ việc chưa xác định rõ nhiệm vụ. Để quán triệt nhiệm vụ tốt thì không có cách nào khác, người chỉ huy phải hiểu bộ đội, phân công nhiệm vụ khách quan, công bằng; biết xác định những bộ phận trọng điểm để quan tâm, sâu sát giúp bộ đội hiểu sâu, hiểu kỹ nhiệm vụ được giao. Bằng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác quản lý, giáo dục con người, người chỉ huy cấp phân đội đã chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời khắc phục diễn biến tư tưởng ngại khó, ngại khổ của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện và hành vi vi phạm kỷ luật, như: bất lương, quân phiệt, đảo bỏ ngũ, v.v.. Các vấn đề nảy sinh, đặc biệt là các tình huống trong thực tiễn hoạt động chỉ huy, quản lý và huấn luyện đã được người chỉ huy cấp phân đội giải quyết kịp thời, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, nhiệm vụ của đơn vị. Điều đó cho thấy năng lực và trình độ chỉ huy của họ đã có sự phát triển, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Mặc dù trong điều kiện công tác còn nhiều khó khăn, nhưng phần lớn người chỉ huy cấp phân đội đã quán triệt tốt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên để thực hiện nhiệm vụ. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chỉ huy, quản lý và huấn luyện theo đúng quy định, quy trình, nội dung, bảo đảm tính khoa học,
thực tiễn, tạo cơ sở vững chắc cho việc chủ trì về quân sự. Thông qua thực tiễn hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ, họ đã phát hiện ra những vấn đề còn khiếm khuyết để khắc phục, sửa chữa, đồng thời nhạy bén nắm bắt và triển khai đúng kế hoạch công tác chỉ huy, quản lý, huấn luyện theo chỉ đạo, định hướng của cấp uỷ, người chỉ huy cấp trên; chủ động, kịp thời đề xuất nội dung, biện pháp chỉ huy, quản lý và huấn luyện phù hợp, sát thực, thiết thực. Trong từng nội dung chỉ huy, quản lý, huấn luyện, họ đã chú trọng đảm bảo tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính giáo dục, được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tiếp thu và thực hiện có hiệu quả. Kết quả điều tra xã hội học về trình độ năng lực chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị cho thấy, tốt 19,5%, khá 53,2%, trung bình 26,8%, yếu 0,5% [xem phụ lục 3].
Năng lực và trình độ chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, được thể hiện trong việc giải quyết những mâu thuẫn, những tình huống nảy sinh từ thực tiễn hoạt động chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở đơn vị. Đây là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá năng lực và trình độ chỉ huy của họ. Trên cương vị “chủ trì về quân sự”, họ luôn cố gắng vươn lên, nhạy bén, chủ động sáng tạo từ quán triệt chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh tới kết quả tổ chức thực hiện trên thực tế. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ, người chỉ huy cấp phân đội đã làm chủ nội dung, biết sử dụng nhiều phương pháp và cách thức chỉ huy, quản lý; kết hợp sáng tạo giữa nội dung và hình thức để thực hiện có hiệu quả công tác chỉ huy; có khả năng xử lý linh hoạt, chủ động, hiệu quả các tình huống nảy sinh từ thực tiễn; biết kết hợp tốt công tác chỉ huy, quản lý với giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị, với rèn luyện kỹ năng thực hành chỉ huy, quản lý; kết hợp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm với truyền thống tốt đẹp của đơn vị và quân đội, v.v.. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, năng lực tổ chức, duy trì hoạt động chỉ huy, tốt 17,1%, khá 51,3%, trung bình 28,2%, yếu 0,5%; khả năng nắm và vận dụng các nguyên tắc chỉ huy, tốt 21,7%, khá 53,1%, trung bình 24,7%, yếu 0,5%; nắm vững lý luận, vận dụng sát đối tượng 69,8% [xem phụ lục 3]. Điều đó đã khẳng định, năng lực
và trình độ chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội ngày càng được nâng lên và phát huy tốt trong hoạt động chỉ huy, quản lý và giáo dục bộ đội ở đơn vị.
Biểu hiện đặc trưng năng lực và trình độ chỉ huy ở người chỉ huy cấp phân đội là ý chí, nghị lực, tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, chịu đựng mọi gian khổ, không từ chối, thoái thác; sẵn sàng hy sinh tính mạng, kiên quyết thực hiện lý tưởng, mục tiêu. Hiện nay, có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ nói chung, người chỉ huy cấp phân đội nói riêng đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược, trọng yếu, vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhưng họ vẫn kiên định, vững vàng, giải quyết tốt mối quan hệ chung - riêng, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững và phát huy bản chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”. Chính trong khó khăn gian khổ, các phẩm chất trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin vào lý tưởng càng thể hiện rõ. Sự trải nghiệm qua thực tiễn hoạt động chỉ huy càng làm tăng thêm lòng tin vào mình, vào đồng đội. Sự chịu đựng khó khăn gian khổ, chấp nhận hy sinh của người chỉ huy cấp phân đội, chứng tỏ họ biết kiềm chế nhu cầu cá nhân để phục vụ lý tưởng, mục đích đã lựa chọn. Điều đó khẳng định năng lực làm chủ hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội.
Người chỉ huy cấp phân đội ở các đơn vị hiện nay, luôn coi trọng và đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, thực hiện nhất quán nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa lãnh đạo và chỉ huy, giữa tổ chức lãnh đạo và tổ chức chỉ huy, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong sinh hoạt lãnh đạo, người chỉ huy cấp phân đội đã thực hiện đúng chức năng cụ thể hoá nghị quyết của chi bộ vào nhiệm vụ, kế hoạch công tác chỉ huy, quản lý và huấn luyện của đơn vị. Họ luôn chú trọng, thực hiện nghiêm túc có nền nếp tự phê bình và phê bình, kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm; kiên quyết khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm; nâng cao trách nhiệm chính trị, trình độ tri thức, năng lực chỉ huy, quản lý của tổ chức chỉ huy; nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, chiến
sĩ trong đơn vị, tạo sức mạnh đoàn kết khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và của quân đội trong tình hình mới.
Tuy nhiên, ở người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, nhiều kỹ năng cơ bản chưa được củng cố vững chắc, thậm chí có sự hẫng hụt. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự năng động, sáng tạo. Hiệu quả hoạt động chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội chưa cao, khả năng tiếp cận, cảm hoá chiến sĩ còn yếu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tình huống phức tạp còn nhiều lúng túng. Sự hạn chế về trình độ, năng lực là một nguyên nhân dẫn tới tác phong mệnh lệnh, thiếu dân chủ. Trả lời câu hỏi: “Đồng chí thường sử dụng nội dung, biện pháp nào để chỉ huy, quản lý và giáo dục bộ đội?”, có 63,5% số cán bộ chỉ huy cấp phân đội được hỏi cho rằng, họ thường sử dụng “quyền lực, mệnh lệnh” và “kỷ luật, xử phạt” là 52,7%. Trong khi các nội dung, biện pháp khác, như: “cảm hoá, thuyết phục”, “giáo dục, nêu gương”, v.v.. lại có chỉ số rất thấp [xem phụ lục 1]. Điều này chứng tỏ vai trò của kỷ luật quân đội được đề cao; mặt khác, vai trò của các cá nhân, các tổ chức, các lực lượng chưa được coi trọng và phát huy đúng mức; sự thống nhất giữa chỉ huy và lãnh đạo ở mỗi người chỉ huy cấp phân đội còn khoảng cách khá xa.
Theo chức trách và nhiệm vụ được phân công, mỗi người chỉ huy cấp phân đội phải vừa là người chỉ huy vừa là người lãnh đạo, giáo dục, thuyết phục, nêu gương cho cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị. Nếu quá nhấn mạnh xử phạt, mệnh lệnh, sẽ dẫn đến nóng vội, chủ quan, nguyên tắc, cứng nhắc, thậm chí dẫn đến quân phiệt. Yếu kém về trình độ, năng lực, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm trong chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quân phiệt. Điều này hoàn toàn trái với bản chất, truyền thống kỷ luật nghiêm minh dựa trên cơ sở tự giác của quân đội ta. Báo cáo tình hình cán bộ năm 2012 của Sư đoàn B09, Quân đoàn 4, chỉ rõ: một số cán bộ cấp phân đội năng lực, phương pháp công tác còn hạn chế, thiếu tự giác gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm chưa cao, nhất là năng lực huấn
luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội còn hạn chế, quan liêu, thiếu gần gũi cấp dưới, chiến sĩ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; cá biệt có cán bộ thiếu tu dưỡng rèn luyện, bị tác động bởi tiêu cực xã hội dẫn tới vi phạm kỷ luật phải xử lý. Vai trò của người chỉ huy cơ bản phát huy tốt, song có đồng chí còn lúng túng trong thực hiện chức trách và xử lý các mối quan hệ [11, tr.4].
Kết quả điều tra xã hội học về khả năng thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị cho thấy, về cơ bản họ đã và đang tổ chức, thực hiện tốt cương vị, chức trách được giao, đáp ứng được mọi yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị, mà trực tiếp là cương vị “chủ trì về quân sự”, thực hiện có hiệu quả hoạt động chỉ huy, quản lý, huấn luyện và giáo dục của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Mặc dù được tuyển chọn chu đáo, được đào tạo theo một quy trình cơ bản, khoa học, nhưng khả năng quán triệt và tổ chức hoạt động chỉ huy theo chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, thể hiện chưa đều ở một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Một số chỉ huy cấp phân đội do “hổng” về kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển hoá kiến thức, kinh nghiệm được trang bị vào thực tiễn khi trực tiếp chỉ huy, quản lý và huấn luyện ở đơn vị. Hệ thống tri thức về chính trị và quân sự chưa toàn diện, có mặt chưa cân đối, do đó, trong thực tiễn công tác chưa phát huy được khả năng quán triệt và tổ chức hoạt động chỉ huy theo chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cương vị “chủ trì về quân sự” ở các đơn vị theo hướng xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Một bộ phận “cán bộ chỉ huy còn những hạn chế về năng lực quản lý vũ khí trang bị, tài sản, tài chính và phong cách chỉ huy” [31, tr.2].
Khảo sát khả năng thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và huấn luyện của người chỉ huy cấp phân đội ở các đơn vị: Quân khu 1, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân đoàn 4, Quân đoàn 1, cho thấy, 43,6% có kỹ năng quản lý đơn vị; 47,5% có kỹ năng nắm và giải quyết các tình huống nảy sinh từ thực tiễn [xem phụ lục
3]. Một số chỉ huy cấp phân đội tiến hành chỉ huy, quản lý, huấn luyện chưa toàn diện, có biểu hiện giảm sút ý chí, xa rời thực tiễn, tha hoá về đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, phương pháp, tác phong công tác nặng về mệnh lệnh, hành chính hoá, v.v.. Báo cáo chất lượng cán bộ của Sư đoàn B, Quân khu 1, năm 2012 có 1,4% cán bộ cấp phân đội vi kỷ luật phải xử lý [12, tr.2]. Kết quả điều tra, khảo sát của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho cán bộ chỉ huy tham mưu cấp phân đội trong tình hình mới”: năng lực chỉ huy, quản lý của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị, tốt 48,6%, khá 24,1%, bình thường 19,0%, yếu 7,6% [141, tr.154].
Trên thực tế hiện nay, khả năng quán triệt và tổ chức hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ của một số chỉ huy cấp phân đội chưa đều. Tính gương mẫu, trách nhiệm trong tự học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh chỉ huy của một số chỉ huy cấp phân đội chưa tốt, chưa thực sự chuyên tâm với công tác chỉ huy, quản lý, huấn luyện và giáo dục bộ đội ở đơn vị cơ sở. Không ít chỉ huy cấp phân đội chưa thường xuyên bám nắm đơn vị, ngại khó, ngại khổ trong huấn luyện. Việc tổ chức tự học tập ở một số chỉ huy cấp phân đội thiếu kế hoạch, không thường xuyên, dẫn đến hạn chế về trình độ, năng lực, tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Từ thực tế ở một số đơn vị cho thấy, nhiều cán bộ chỉ huy cấp phân đội còn lãng phí thời gian, một số không thường xuyên cập nhật thông tin, tài liệu mới, chưa coi trọng nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Trao đổi với cán bộ cấp phân đội tại một số đơn vị, về vấn đề: “thời gian rảnh rỗi đồng chí thường làm gì?”, hầu hết câu trả lời là “giải quyết công việc cá nhân” hoặc “nghỉ ngơi”, rất ít người giành thời gian đó cho hoạt động học tập, nghiên cứu. Điều đó đã làm cho năng lực và trình độ chỉ huy không được phát huy đầy đủ dẫn đến chất lượng hoạt động chỉ huy còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, vai trò “người đứng đầu” của một số chỉ huy cấp phân đội có lúc, có nơi phát huy trách nhiệm không đầy đủ, chưa sát thực, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hiệu quả thấp. Những biểu hiện của cán bộ, đảng viên thiếu
gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức, trách nhiệm chưa cao; năng lực và phương pháp công tác hạn chế; vi phạm dân chủ, kỷ luật, v.v.. những hạn chế đó đang tạo nên trở lực, có ảnh hưởng lớn đến năng lực làm chủ của người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động chỉ huy, quản lý, huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ khác. Vì vậy, phát triển năng lực và trình