huy phân đội hiện nay
Bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội được phát triển ổn định, vững chắc khi có được một môi trường hoạt động thực tiễn chỉ huy dân chủ, đồng thuận, ở đó cả hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ chỉ huy có sự thống nhất cao trong quán triệt, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trên cơ sở xây dựng được một mục đích, lý tưởng sống cao đẹp, các quan hệ chuẩn mực, trong sáng và nhu cầu lợi ích được bảo đảm và thực hiện đầy đủ.
Thứ nhất, mở rộng dân chủ trong hoạt động thực tiễn chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Thực chất, đây là sự bảo đảm quyền làm chủ của người chỉ
huy cấp phân đội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, để họ phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, sức lực và lòng hăng hái, nhiệt tình vào thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Quân đội ta là quân đội dân chủ, nhưng dân chủ không phải là không có mệnh lệnh. Mỗi mệnh lệnh đưa xuống, cấp trên đã thảo luận cân nhắc kỹ càng nên cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng và kiên quyết chấp hành, nhất là lúc tác chiến” [87, tr.318]. Vì thế, cấp ủy, người chỉ huy các cấp cần cụ thể hoá và thực hiện tốt các hoạt động dân chủ (dân chủ về chính trị, dân chủ về quân sự và dân chủ về kinh tế) theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một cách phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực sự làm chủ các hoạt động của mình trên thực tế. Các nội dung dân chủ ở đơn vị được thực hiện đầy đủ sẽ có tác dụng phát huy vai trò làm chủ của người chỉ huy cấp phân đội trong xây dựng quyết tâm, xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ và tạo điều kiện tập hợp tài năng, trí tuệ, đoàn kết mọi lực lượng để xây dựng môi trường hoạt động thực tiễn quân sự dân chủ, đồng thuận, để người chỉ huy cấp
phân đội tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức, năng lực chỉ huy, quản lý và giáo dục bộ đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội và đơn vị hiện nay.
Cùng với việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phải tăng cường dân chủ trong công tác chỉ huy ở các cấp, làm cơ sở cho việc thực hiện dân chủ trong hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của đơn vị và “chủ trì hoạt động quân sự”, cho nên, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ họ vừa là người chỉ huy vừa là đối tượng trực tiếp chịu sự chỉ huy, do vậy, tăng cường dân chủ trong công tác chỉ huy còn là cơ sở để thực hiện dân chủ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Để tăng cường dân chủ trong hoạt động chỉ huy, thì người chỉ huy cần phải đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp, tác phong chỉ huy. Mọi nội dung, kế hoạch, biện pháp chỉ huy đều hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, và phải được dân chủ bàn bạc, thảo luận thống nhất, làm cơ sở để người chỉ huy cấp phân đội đưa ra quyết định, mệnh lệnh chính xác, chỉ huy đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Qua đó giúp họ không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh chỉ huy, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được phân công.
Đổi mới tác phong công tác của người chỉ huy trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, vừa bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa chỉ huy sâu sát, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất không bị chồng chéo, biết tôn trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Sự lãnh đạo, chỉ đạo dân chủ, sâu sát, thống nhất trong hoạt động chỉ huy là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho quá trình dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội. Thông qua quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, cũng là quá trình họ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị.
Thứ hai, đổi mới, hoàn thiện phương pháp, tác phong chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Hoạt động chỉ huy là hoạt động mang tính sáng tạo, cho
nên để khơi dậy tính độc lập, tích cực, tự giác, sáng tạo của người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động đó, một trong những vấn đề hết sức quan trọng là phải đổi mới phong cách chỉ huy, quản lý. Đúng như cố Đại tướng Lê Trọng
Tấn đã chỉ rõ: “Người chỉ huy quân sự phải có am hiểu sâu rộng, đầy đủ, sử dụng khéo léo các lực lượng; hiểu biết khách quan, toàn diện, cụ thể tình hình; có năng lực tổ chức thực tiễn, vận dụng nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự và tác phong lãnh đạo chỉ huy khoa học” [116, tr.202].
Đối với hệ thống chỉ huy, các tổ chức trong đơn vị phải có tác phong, phương pháp làm việc khoa học trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, phải nắm chắc kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ của trên, căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị kịp thời có quyết tâm, kế hoạch, biện pháp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải có sự phân công, phân cấp, phụ trách cụ thể, rõ ràng tránh sự chồng chéo, lấn sân; đồng thời, căn cứ vào chỉ thị, mệnh lệnh của thủ trưởng đơn vị (người chỉ huy cấp trên), để xác định quyết tâm, xây dựng kế hoạch và tổ chức hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, các lực lượng liên quan nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động chỉ huy theo cương vị chức trách luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, bảo đảm chặt chẽ nghiêm túc, tuân thủ nguyên tắc, chỉ thị, quy định, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, đồng thời phát huy tinh thần tự giác, tích cực, tôn trọng sự tự do sáng tạo của người chỉ huy cấp phân đội. Các cấp ủy đảng, người chỉ huy cấp trên, thường xuyên sâu sát bám nắm, đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn kịp thời giúp người chỉ huy cấp phân đội nghiên cứu tháo gỡ những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trong mọi hoạt động, trước mỗi sự kiện, tình huống quân sự dù có những tác động thuận lợi hay bất lợi cũng phải đề cao tính chủ động giải quyết theo chức năng, quyền hạn, kiên quyết khắc phục tác phong chỉ huy theo chủ nghĩa kinh nghiệm, mệnh lệnh, hình thức, áp đặt, nguyên tắc, máy móc điều đó không những không tạo ra động lực lôi cuốn người chỉ huy cấp phân đội tích cực trong công tác, mà còn làm hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của họ.
Thứ ba, đổi mới công tác đánh giá, quản lý hoạt động thực tiễn chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội một cách toàn diện, đồng bộ từ khâu quán triệt nhiệm vụ, hạ quyết tâm, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến khâu đánh giá kết quả thực hiện. Trong tổ chức, quản lý hoạt động thực tiễn chỉ huy, quản
lý, giáo dục bộ đội, cần phải có sự đánh giá khách quan, toàn diện, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội trên thực tế và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, có như vậy mới nắm chắc trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục của họ. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức quản lý hành chính theo điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội với việc quản lý nội dung, quản lý chất lượng công việc và tự quản lý của người chỉ huy cấp phân đội, tạo mọi điều kiện để người chỉ huy cấp phân đội tận dụng thời gian nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tích luỹ kiến thức nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của mình. Việc đổi mới phong cách chỉ huy, quản lý, vừa tạo điều kiện, môi trường thận lợi, vừa tạo ra “hành lang pháp lý”, tạo động lực thúc đẩy người chỉ huy cấp phân đội thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội của mình ở đơn vị.
Thứ tư, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi để người chỉ huy cấp phân đội có cơ hội tích cực, chủ động nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, huấn luyện và giáo dục bộ đội. Trước hết, cần
quan tâm xây dựng các mối quan hệ trong đơn vị, nhất là các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa người chỉ huy cấp phân đội với người chỉ huy cấp trên, với chính trị viên, với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Đây là vấn đề quan trọng, tạo nên sự tôn trọng, tương thân, tương ái, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ không chỉ trong nghề nghiệp chuyên môn, mà cả trong cuộc sống hàng ngày, tạo nên bầu không khí dân chủ, cởi mở, chân thành, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên, xây dựng các mối quan hệ trong đơn vị thực sự hài hoà, tốt đẹp, vừa có ý nghĩa là đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, vừa có ý nghĩa là người anh, người em, người cán bộ chỉ huy, quản lý, giáo
dục. Các mối quan hệ đó vừa phù hợp với quy luật vận động, phát triển của thực tiễn, vừa phù hợp với những giá trị đạo đức văn hoá, truyền thống, đạo lý của dân tộc, quân đội, song vẫn đúng điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị. Trong bầu không khí nhân ái, nhân văn sẽ nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm, ý chí, nghị lực, lôi cuốn người chỉ huy cấp phân đội không ngừng phấn đấu vươn lên, tích cực, tự giác lao động sáng tạo, khoa học để nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.
Từng bước xây dựng các tổ chức trong đơn vị (trung đội, đại đội, tiểu đoàn, v.v..) thành những tập thể quân sự vững mạnh, mẫu mực, điển hình là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ, mà trực tiếp, trước nhất là người chỉ huy cấp phân đội. Bởi vì, đơn vị là nơi gần gũi trực tiếp của mỗi người chỉ huy cấp phân đội, ở đó họ là người có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm trước nhất, theo quy định trong điều lệnh, điều lệ của quân đội, đồng thời, đơn vị còn là nơi diễn ra mọi hoạt động của người chỉ huy cấp phân đội. Xây dựng các tổ chức trong đơn vị thành những tập thể quân sự mẫu mực về chính trị, tư tưởng, tổ chức, về chấp hành chế độ, về thực hiện các nhiệm vụ... là cơ sở để từng người chỉ huy cấp phân đội phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua hoạt động của tập thể đơn vị, mà người chỉ huy cấp phân đội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tốt nhiệm vụ của mình, từ đó xây dựng quyết tâm, kế hoạch, xác định nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ cần hoàn thành phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Thông qua hoạt động của tập thể đơn vị mà người chỉ huy cấp phân đội trưởng thành về mọi mặt, các mối quan hệ được củng cố và phát triển, có điều kiện, cơ hội tự giáo dục, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, chấp hành các nền nếp, chế độ, kỷ luật trong công tác, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Cùng với xây dựng các mối quan hệ ở đơn vị, cần phải xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường góp phần thiết thực để người chỉ huy cấp phân đội thực hiện nhiệm vụ thuận lợi.
Thứ năm, đề cao tính gương mẫu, sự tôn vinh những tấm gương sáng về bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động thực tiễn chỉ huy ở
đơn vị cơ sở hiện nay. Thực tế cho thấy, phẩm chất gương mẫu luôn cần thiết trong
mỗi con người. Chỉ có gương mẫu mới giúp mỗi người phấn đấu tốt trong công việc, được mọi người tin tưởng, quý mến và kính phục. Người chỉ huy cấp phân đội là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Do đó, mọi cử chỉ, hành động, việc làm của họ có tác động, ảnh hưởng lớn tới nhận thức, thái độ của bộ đội. Nếu người chỉ huy cấp phân đội giỏi về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, gương mẫu trong mọi công việc và trong đời sống sinh hoạt, trong ứng xử... thì không những tạo điều kiện rất thuận lợi để giáo dục, quản lý bộ đội, mà còn là tấm gương sáng, những “mệnh lệnh không lời”, giúp cán bộ, chiến sĩ học hỏi, tiếp thu phấn đấu vươn lên trong học tập và công tác. Ngược lại, người chỉ huy cấp phân đội nào không có ý thức trong học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thiện mình về mọi mặt sẽ không tạo được niềm tin với cán bộ, chiến sĩ, sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, quản lý, chỉ huy bộ đội. Đặc biệt, với một số người chỉ huy cấp phân đội yếu về năng lực chuyên môn, thường xuyên vi phạm các chế độ, lối sống thiếu lành mạnh, ít nhiều sẽ bị cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị xem thường, không tôn trọng... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ thấp của đơn vị và của người chỉ huy cấp phân đội. Do đó, đặt ra yêu cầu đối với người chỉ huy cấp phân đội hiện nay phải luôn gương mẫu về mọi mặt để làm gương cho cấp dưới học theo. Đây là mệnh lệnh không lời, là môi trường thuận lợi để người chỉ huy cấp phân đội chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội, hướng họ tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Cùng với đề cao tính gương mẫu, thì sự tôn vinh những tấm gương sáng về bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động thực tiễn chỉ huy ở đơn vị cơ sở hiện nay là rất cần thiết. Đây không chỉ là sự ghi nhận, đánh giá của tổ chức, của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, mà còn là sự khẳng định trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của người chỉ huy cấp phân đội. Tôn vinh chính xác, kịp thời những tấm gương sáng về bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội không những động viên, khích lệ, giúp họ tự tin, nỗ lực phấn đấu hơn nữa để làm tốt vị trí,
vai trò chỉ huy, quản lý, huấn luyện và giáo dục bộ đội, mà còn tạo môi trường đoàn kết, động lực tích cực học tập noi theo của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.