Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định bởi quá trình giáo dục, đào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 56)

Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định bởi quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội

Chất lượng giáo dục, đào tạo ở nhà trường và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị, được xác định là một trong những nhân tố

quan trọng quyết định quá trình phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Trong đó, giáo dục, đào tạo là cơ sở tiền đề quan trọng, còn tự giáo dục, tự đào tạo là yếu tố trực tiếp quyết định. Bởi vì, đối tượng của phát triển bản lĩnh chỉ huy đã là cán bộ, sĩ quan và đang giữ cương vị chỉ huy phân đội.

Nhà trường đào tạo sĩ quan đã trang bị cho người chỉ huy cấp phân đội một hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu về nghề nghiệp; đồng thời, còn rèn luyện họ theo một quy trình chặt chẽ, khoa học để có thể lực và nếp sống quân sự, tác phong của người chỉ huy. Quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, người chỉ huy cấp phân đội không chỉ có sự phát triển về tri thức, từ trình độ văn hoá phổ thông lên trình độ đại học về quân sự, mà còn có sự phát triển về nhân cách, từ người chiến sĩ thành người sĩ quan chỉ huy phân đội. Nhà trường không chỉ giúp họ nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chức trách ban đầu với tư cách là người sĩ quan, mà còn tạo tiềm lực để họ không ngừng củng cố, nâng cao bản lĩnh, có thể làm chủ được mình trong thực tiễn hoạt động chỉ huy ở đơn vị.

Nếu giáo dục, đào tạo là quá trình tổ chức, điều khiển, định hướng của chủ thể giáo dục tới khách thể được giáo dục, nhằm xây dựng những phẩm chất xã hội nhất định cho khách thể được giáo dục, thì tự giáo dục, tự đào tạo là quá trình tự tổ chức, tự định hướng, tự điều khiển của mỗi cá nhân, nhằm chuyển hoá nhu cầu xã hội vốn là khách quan thành nhu cầu, động cơ, thói quen sống và hoạt động của mình. Giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo là hai mặt của quá trình thống nhất - quá trình hình thành, phát triển bản lĩnh của người chỉ huy cấp phân đội cũng như của con người nói chung, trong đó tự giáo dục, tự đào tạo là yếu tố trực tiếp quyết định.

Tri thức khoa học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chỉ huy là những yếu tố cơ bản cấu thành bản lĩnh chỉ huy, mà những thứ đó chỉ có được trong quá trình giáo dục, đào tạo ở nhà trường và tự giáo dục, tự đào tạo tại đơn vị. Nó quyết định việc hình thành, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Vì vậy, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội theo hướng tích cực, sát thực và hiện đại; bảo đảm sát đối tượng, phù hợp với thực tiễn chiến tranh, yêu cầu, nhiệm vụ mới của quân đội trong giai đoạn hiện nay là rất cấn thiết.

Đối với người chỉ huy cấp phân đội, quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo luôn có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự hình thành, phát triển bản lĩnh chỉ huy của họ. Ở nhà trường người chỉ huy cấp phân đội được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện và khoa học; được tham gia trực tiếp hoạt động chỉ huy trong các hình thức huấn luyện đội ngũ chiến thuật, diễn tập tổng hợp, diễn tập đối kháng, v.v.. giúp họ củng cố, nâng cao tri thức, năng lực hoạt động chỉ huy, có được trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển bản lĩnh chỉ huy, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy, tạo ra khả năng chuyển hoá về chất bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, đồng thời, đó cũng là những thử thách và rèn luyện bản lĩnh chỉ huy của họ. Tuy nhiên, để hoạt động chỉ huy có hiệu quả, nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn, tính chiến đấu và không ngừng hoàn thiện bản lĩnh chỉ huy, thì không thể đơn thuần chỉ dựa vào sách vở, lý luận. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định sự trưởng thành, ổn định, vững vàng về bản lĩnh chỉ huy và các phẩm chất, năng lực của người chỉ huy là học trong thực tiễn, trong vận dụng tri thức lý luận được trang bị vào xử lý có hiệu quả các tình huống nảy sinh từ thực tiễn hoạt động chỉ huy. Quá trình đó luôn đòi hỏi cao sự nỗ lực, tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự đào tạo, tự bồi dưỡng của chính người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị cơ sở.

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội đặt ra yêu cầu phát triển bản lĩnh chỉ huy. Trước yêu cầu phát triển của

xã hội và quân đội, nhu cầu học tập của mỗi người ngày càng cao, đáp ứng xu hướng “xã hội hoá” học tập, do đó khả năng nhận thức, trình độ học vấn của người cán bộ quân đội nói chung, người chỉ huy cấp phân đội nói riêng ngày càng được nâng lên. Người chỉ huy cấp phân đội có vai trò rất quan trọng ở đơn vị cơ sở, chịu trách nhiệm trước cấp uỷ đảng, người chỉ huy cấp trên về các mặt

công tác theo phạm vi, chức trách được phân công. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động quân sự nói chung, thực tiễn hoạt động chỉ huy nói riêng đã có sự phát triển mới. Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người chỉ huy cấp phân đội phải không ngừng củng cố, nâng cao kiến thức toàn diện, coi trọng bổ sung những kiến thức mới, thường xuyên cập nhật thông tin trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là kiến thức trong lĩnh vực chỉ huy quân sự. Vì thế, quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo không chỉ củng cố, nâng cao phẩm chất trí tuệ, năng lực hoạt động chỉ huy mà còn tạo ra yêu cầu phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội tương ứng với thực tiễn mới ở đơn vị cơ sở.

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội đặt ra phương hướng phát triển bản lĩnh chỉ huy. Thực tiễn hoạt động

chỉ huy cấp phân đội luôn vận động phát triển với những tình huống quân sự khó khăn phức tạp, có nhiều biến động, ngẫu nhiên, đòi hỏi cao về tri thức, trí tuệ, sức khoẻ, kỹ năng hoạt động chỉ huy của người chỉ huy. Vì vậy, họ phải thường xuyên quán triệt và tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện, coi đó là nội dung chủ yếu nhất để không ngừng nâng cao nhận thức, rèn luyện bản lĩnh chỉ huy, xây dựng niềm tin, phát triển và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách, thực hiện tốt cương vị, chức trách được giao. Khẳng định ý chí, nghị lực của người cán bộ cách mạng luôn vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học và công nghệ để vận dụng và giải quyết tốt các nhiệm vụ của đơn vị. Theo V.I. Lênin, chỉ khi nào tự mình biết tìm ra phương hướng thì mới có thể coi mình là đã có đủ tin tưởng vững chắc và bảo vệ niềm tin đó một cách thắng lợi với bất cứ người nào và bất cứ lúc nào. Hơn nữa, những kiến thức được lĩnh hội trong nhà trường không phải là công thức duy nhất áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn, nhất là hoạt động chỉ huy quân sự. Do đó, người chỉ huy cấp phân đội phải nỗ lực, tự giác học tập, tu dưỡng mới hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Trường huấn luyện đã giúp anh em biết phương hướng, biết nhắm mục đích mà đi... rồi sau anh em còn phải học nữa, học mãi trong khi đi làm việc” [81,

tr.101]. Quá trình đào tạo và tự đào tạo không chỉ giúp cho người chỉ huy chủ động phấn đấu, mà còn là mục đích, động lực để rèn luyện bản lĩnh chỉ huy.

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội đặt ra nội dung phát triển bản lĩnh chỉ huy. Phát triển các yếu tố cấu

thành bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, như: tri thức, trí tuệ, năng lực, tình cảm, v.v.. theo một quy trình khoa học, cơ bản để khẳng định tính chủ thể, trở thành cốt cách, đặc trưng nhân cách của người chỉ huy cấp phân đội. Quá trình giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội thực chất là quá trình chuẩn bị nguồn lực con người cho các lĩnh vực hoạt động quân sự. Để người chỉ huy cấp phân đội có được phẩm chất, năng lực toàn diện, trong đó có bản lĩnh chỉ huy, đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao, thì quá trình giáo dục, đào tạo, họ phải được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện, hiện đại cùng với các kỹ xảo, kỹ năng tương ứng, các phẩm chất nhân cách của người cán bộ quân đội. Đây là yếu tố có tính chất nền tảng để người chỉ huy cấp phân đội vận dụng một cách đúng đắn vào thực tiễn sau này, đồng thời, còn là chìa khoá để họ củng cố, phát triển bản lĩnh chỉ huy của mình trong thực tiễn công tác. Cùng với trang bị hệ thống kiến thức, người chỉ huy cấp phân đội còn được bồi dưỡng các phẩm chất nhân cách cần thiết, giúp họ có khả năng tư duy sắc sảo, đủ năng lực trí tuệ phân tích, luận giải các vấn đề, tìm ra những cách thức, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị cơ sở.

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội đặt ra cách thức phát triển bản lĩnh chỉ huy. Giáo dục, đào tạo ở nhà

trường là một trong những yếu tố quyết định quá trình hình thành, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Đây là quá trình có mục đích, có tổ chức chặt chẽ, những kiến thức trang bị cho người học là những kiến thức khoa học đã được chắt lọc, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội, tạo nền tảng để họ tiếp tục bổ sung, phát triển trong thực tiễn hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội ở đơn vị. Tự học trong thực

tiễn các nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở, với nhiều tình huống khó khăn phức tạp cần được giải quyết, đã giúp cho người chỉ huy cấp phân đội ngày càng trưởng thành hơn, khẳng định vai trò chủ thể về chỉ huy rõ hơn. Thực tiễn hoạt động chỉ huy ở đơn vị cơ sở đã chứng minh: “phần lớn cán bộ tốt nghiệp ra trường có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ học vấn đại học, có năng lực thực hành chuyên ngành quân sự, đảm nhiệm được chức vụ ban đầu, có khả năng phát triển lên chức vụ tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ” [31, tr.2].

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội đặt ra động lực phát triển bản lĩnh chỉ huy. Trong quá trình giáo

dục, đào tạo, người chỉ huy cấp phân đội được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện để phát triển phẩm chất trí tuệ, đồng thời quá trình đó họ được trực tiếp tham gia vào hoạt động huấn luyện đội ngũ chiến thuật, diễn tập tổng hợp với nhiều tình huống khó khăn, phức tạp sát thực tế chiến đấu. Đòi hỏi người chỉ huy cấp phân đội phải biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào giải quyết có hiệu quả các tình huống quân sự, vượt qua khó khăn trở ngại để khẳng định tính chủ thể. Thành công đó đã mang lại cho người chỉ huy cấp phân đội sự tự tin, thúc đẩy họ vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong học tập, rèn luyện và phát triển bản lĩnh chỉ huy của mình.

Quá trình giáo dục, đào tạo và tự giáo dục, tự đào tạo người chỉ huy cấp phân đội có ý nghĩa hết sức to lớn trong phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Nó quy định yêu cầu, phương hướng, nội dung, cách thức, động lực phát triển bản lĩnh chỉ huy. Nếu không có quá trình đó, thì phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội không có mục đích, không có nội dung, không có động lực, không có tiêu chí... và sẽ không có quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 56)