Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 115 - 120)

hiện nay đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới

Thực chất, đây chính là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực cao trong sự phát triển nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ các đơn vị và yêu cầu cao về trình độ, năng lực và bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, trong đó có người chỉ huy cấp phân đội, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của từng đơn vị, làm cho tổ chức, biên chế của quân đội có sự thay đổi về quy mô, phạm vi, tính chất đặc điểm hoạt động. Các lực lượng “Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật” sẽ được tập trung đầu tư xây dựng, tăng cường các loại vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu tác chiến mới. Điều đó tất yếu sẽ cần đến nguồn nhân lực cao về mọi mặt. Quân ủy Trung ương xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; có kiến thức, năng lực toàn diện, có sức khoẻ, độ tuổi phù hợp; có số lượng và cơ cấu hợp lý, đồng bộ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng sự phát triển về nhiệm vụ, tổ chức biên chế, trang bị vũ khí của quân đội trong giai đoạn mới” [109, tr.5].

Từ những đặc điểm, yêu cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tổ chức quân đội sẽ được điều chỉnh theo hướng tinh, gọn cơ động và linh hoạt, đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện và đào tạo. Tập trung xây dựng chính quy, kiên quyết làm chuyển biến tình hình kỷ luật quân đội và pháp luật nhà nước. Bởi vậy, một số đơn vị tiếp tục được rút gọn, nhiều đơn vị sẽ được tăng cường

đầu tư toàn diện nâng cao sức mạnh chiến đấu, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người chỉ huy cấp phân đội tiến hành các hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục. Tuy nhiên, sự phát triển nhiệm vụ và điều chỉnh tổ chức, biên chế trong quân đội dẫn đến sự đa dạng đối tượng chỉ huy, đặt ra những khó khăn, phức tạp hơn về nội dung, cách thức, phương pháp tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, người chỉ huy cấp phân đội nói riêng phải không ngừng phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực, trong đó phát triển bản lĩnh chỉ huy là một trong những nội dung quan trọng.

Sự phát triển các nhiệm vụ của quân đội và những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực toàn diện của người cán bộ quân đội nói chung, người chỉ huy cấp phân đội nói riêng là một tất yếu khách quan. Từ thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giới gần đây cho thấy, người chỉ huy, sở chỉ huy có vị trí quan trọng, then chốt, luôn là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các bên tham chiến, vì thế mà tính chất nguy hiểm, căng thẳng, quyết liệt, phức tạp ngày càng gia tăng, đòi hỏi cao những phẩm chất trí tuệ, ý chí, nghị lực, bản lĩnh của người chỉ huy.

Trong bối cảnh đó, để bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội phát triển ổn định, bền vững: một mặt, phát triển bản lĩnh chỉ huy không tách rời sự phát triển các phẩm chất khác của người chỉ huy cấp phân đội. Bởi vì, bản lĩnh chỉ huy cũng là một phẩm chất trong hệ thống các phẩm chất của con người; mặt khác, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội phải có trọng tâm, trọng điểm gắn với chuyên ngành, chuyên môn, sát với thực tiễn hoạt động của người chỉ huy cấp phân đội. Quân ủy Trung ương xác định: “Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Xu hướng hiện đại hoá quân đội, nhất là vũ khí, trang bị có chiều hướng gia tăng. Chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao là phổ biến, dẫn đến sự thay đổi về tổ chức, phương thức tác chiến của quân đội các nước” [108, tr.4]. Nếu chiến tranh xảy ra hiện nay, về cơ bản đều dựa trên cơ sở kỹ thuật, công nghệ cao, nhưng không có nghĩa là đã đoạn tuyệt với các phương thức tác chiến thông thường. Trong lúc giao

thoa giữa các loại hình chiến tranh này chúng ta phải trú trọng hướng phát triển của nó để chuẩn bị nguồn nhân lực đầy đủ, có chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chỉ huy. Như V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Cuộc chiến tranh hiện đại cũng như kỹ thuật hiện đại thì đòi hỏi phải có nhân lực có chất lượng cao” [64, tr.191]. Tác chiến trong điều kiện mới sẽ yêu cầu rất cao các phẩm chất, năng lực của người chỉ huy cấp phân đội trong các hoạt động chỉ huy chiến đấu, bảo đảm và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị... đòi hỏi, người chỉ huy cấp phân đội phải có đủ trình độ, năng lực, bản lĩnh để chỉ huy chiến đấu thắng lợi.

Sự phát triển tình hình, nhiệm vụ của quân đội và các đơn vị cơ sở, đang đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi người chỉ huy cấp phân đội phải nỗ lực rèn luyện vươn lên với một trình độ bản lĩnh cao hơn, toàn diện hơn. Đó là yêu cầu rất cao về phẩm chất chính trị và đạo đức trước sự chống phá thâm độc, xảo quyệt của những lực lượng thù địch bằng “diễn biến hoà bình”, trước những tác động tiêu cực của xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường và chính sách mở của, hội nhập, v.v.. Đó là yêu cầu rất cao và toàn diện về trình độ và năng lực, nhất là trình độ, năng lực tổ chức thực tiễn chỉ huy, họ phải thực sự có tri thức, trí tuệ, tinh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, phải thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ chỉ huy, tham mưu, giỏi trên mặt trận đấu tranh vũ trang đồng thời phải giỏi cả trên mặt trận chính trị - tư tưởng, giỏi trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đồng thời phải giỏi trong công tác vận động quần chúng. Trước những đòi hỏi của thực tiễn tình hình, nhiệm vụ, phần lớn người chỉ huy cấp phân đội vẫn giữ được bản lĩnh độc lập, vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; giữ được phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng; trình độ chuyên môn được nâng lên, năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cũng còn bộc lộ không ít yếu kém, một số giảm sút niềm tin, thoái hoá về đạo đức, lối sống, hạn chế về lý luận và hiểu biết thực tiễn, năng lực tổ chức thực tiễn

chỉ huy chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở tới sự vững vàng về bản lĩnh và sự hoàn thiện nhân cách ở người chỉ huy cấp phân đội.

Ngoài những vấn đề nêu trên, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và tác động, ảnh hưởng của nó, trong đó có lĩnh vực quân sự. Sự điều chỉnh chiến lược của chủ nghĩa đế quốc, cùng với những diễn biến, bất ổn, tranh chấp chủ quyền biển, đảo... Những tác động, ảnh hưởng đó, quy định vai trò ngày càng tăng của trí tuệ, năng lực, bản lĩnh... của cán bộ, chiến sĩ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tình hình đó, đặt ra yêu cầu mới trong việc củng cố, phát triển bản lĩnh người cán bộ chỉ huy theo hướng toàn diện và có chiều sâu trong hoạt động thực tiễn chỉ huy quân sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Kết luận chương 2

Thực trạng trình độ phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, được xem xét, đánh giá thông qua kết quả hoạt động thực tiễn các nhiệm vụ, mà trực tiếp là trong các khâu, các bước của quá trình tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục và huấn luyện bộ đội của họ ở đơn vị. Việc khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội là cơ sở để tìm ra những nguyên nhân hạn chế cần quan tâm giải quyết.

Từ thực trạng trên, tác giả luận án nêu lên những yêu cầu mới trong phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, coi đây là vấn đề cơ bản, quan trọng cần được sự quan tâm thường xuyên của các cấp ủy đảng, người chỉ huy ở các đơn vị hiện nay.

Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay đáp ứng yêu cầu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của các thế lực thù địch; đáp ứng yêu cầu chống “diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ” và chống tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

Trong những năm tới, trước sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Phát bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố theo những chiều hướng khác nhau. Nhận thức, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và làm rõ những yêu cầu mới trong phát triển bản lĩnh chỉ huy là cơ sở khoa học để đề ra chủ trương, giải pháp thích hợp nhằm phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, góp phần nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 115 - 120)