Nâng cao khả năng tự rèn luyện trong thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 157 - 165)

tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay

Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao. Đối với người chỉ huy cấp phân đội, tự rèn luyện được xác

định như sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao về bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động chỉ huy trong lĩnh vực quân sự. Hơn nữa, người chỉ huy cấp phân đội muốn trở thành người lãnh đạo, chỉ huy giỏi, có tài ứng biến đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại thì không thể thiếu vai trò nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện. Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được “cầu nối” giúp cho sự chuyển hoá giữa hệ thống tri thức khoa học và kinh nghiệm đã được trang bị ở nhà trường với thực tiễn hoạt động chỉ huy quân sự đầy biến động, đồng thời làm cho tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn không ngừng được củng cố, bổ sung và phát triển.

Tự rèn luyện của người chỉ huy cấp phân đội vừa nhằm khẳng định tính tự giác và sức mạnh nội sinh, vừa là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu của họ để có thể thích ứng được với chức trách, nhiệm vụ. Đúng như V.I. Lênin đã dạy rằng: “Không tự mình bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả; và hễ ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra chân lý được” [67, tr.82]. Song, nâng cao khả năng tự rèn luyện để phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội phải thông qua nhiều lực lượng, đồng thời phải giải quyết thoả đáng mối liên hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Dưới đây chỉ tập trung một số vấn đề cơ bản nhất về nâng cao khả năng tự rèn luyện trong thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội.

Xây dựng ý thức, trách nhiệm và phương pháp trong tự rèn luyện cho người chỉ huy cấp phân đội. Người chỉ huy cấp phân đội là đối tượng trẻ, còn

nhiều hạn chế về trải nghiệm, ý chí và lập trường cách mạng, do vậy, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong tự rèn luyện có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt vấn đề này làm cho người chỉ huy cấp phân đội hiểu được ý nghĩa, vai trò tác dụng của tự rèn luyện, định hướng đúng đắn cho tư tưởng và hành động, góp phần trực tiếp nâng cao khả năng và sự bền bỉ về trí tuệ cũng như thể lực trong hoạt động thực tiễn chỉ huy của mỗi người.

Xây dựng ý thức, trách nhiệm trong tự rèn luyện cho người chỉ huy cấp phân đội là nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng, người chỉ huy và đoàn thể. Cơ chế, chính sách sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, bình xét cán bộ, đãi ngộ về lợi ích vật chất và tinh thần có ý nghĩa lớn trong xây dựng ý thức, trách nhiệm về tự rèn luyện của người chỉ huy cấp phân đội. Những tấm gương điển hình trong tự rèn luyện là bài học thực tiễn sinh động giúp người chỉ huy cấp phân đội học tập kinh nghiệm hay và bổ ích. Tự rèn luyện của người chỉ huy cấp phân đội là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cao về tri thức, ý chí và nghị lực,... do vậy cũng đòi hỏi cao về mặt phương pháp. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải tăng cường giúp đỡ thường xuyên đối với người chỉ huy cấp phân đội về phương pháp, kinh nghiệm rèn luyện trên các lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, người chỉ huy cấp phân đội cần nâng cao khả năng vận dụng tri thức trong thực tiễn hoạt động chỉ huy, trong quá trình tự phát triển hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của mình. Mỗi cá nhân cần xác định tốt ý thức, trách nhiệm và đánh giá được mạnh, yếu của mình, kiên trì rèn luyện với tinh thần “khổ luyện thành tài”, vượt khó vươn lên, tự tìm ra các biện pháp rèn luyện phù hợp để không ngừng phát triển.

Khuyến khích người chỉ huy cấp phân đội tích cực tự rèn luyện, trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn chỉ huy ở đơn vị. Mọi phẩm chất nhân cách đều bắt nguồn từ những yêu cầu của thực tiễn, được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thông qua trải nghiệm thực tiễn của chính chủ thể mà hình thành, phát triển trở nên bền vững và năng động, sáng tạo trong nhân cách. Hoạt động thực tiễn là phương thức cơ bản để con người sáng tạo ra bản thân mình. Đó cũng chính là con đường hình thành, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Hoạt động thực tiễn của người chỉ huy cấp phân đội là hoạt động chính trị - quân sự, là trực tiếp lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, quản lý cán bộ, chiến sĩ trong phân đội thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị - quân sự của Đảng, biến chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên thành hiện thực. Trong quá trình đó, những phẩm chất, năng lực, những tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau, kết

tinh thành bản lĩnh chỉ huy của họ. Bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội không chỉ biểu hiện mà còn được kiểm định, phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, quản lý của họ ở cương vị, chức trách được giao. Điều đó, đòi hỏi người chỉ huy cấp phân đội tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị - quân sự ở phân đội, để kiểm nghiệm những tri thức được trang bị, rèn luyện bản lĩnh, phong cách, từ đó mà nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Hoạt động thực tiễn chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội ở đơn vị diễn ra với cường độ cao cùng với điều kiện khó khăn, phức tạp. Vì thế, luôn đòi hỏi cao về bản lĩnh, sự nỗ lực, tích cực, chủ động, tự giác rèn luyện, trau dồi các phẩm chất nhân cách người cán bộ chỉ huy. Ở đơn vị cơ sở, họ là người có quyền lực cao nhất và phải tự chịu trách nhiệm chính trong chỉ huy, quản lý đơn vị mình và phải tự quản lý bản thân mình, do vậy, sự nỗ lực, tính chủ động, tích cực, tự giác, tự rèn luyện phát triển bản lĩnh chỉ huy có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, đại đa số người chỉ huy cấp phân đội thuộc lớp cán bộ trẻ, còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, sự từng trải và bản lĩnh, hầu hết chưa trải qua chiến đấu, nên đối với họ, nỗ lực, tích cực, tự giác, tự rèn luyện là phương thức có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng, rèn luyện bản lĩnh, lập trường, chuyển hoá từ hệ thống tri thức khoa học thu được ở các nhà trường quân đội thành tình cảm, niềm tin và ý chí, bảo đảm cho lý luận trở về với thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn chỉ huy ở các đơn vị cơ sở, nhiều người chỉ huy cấp phân đội tuy được đào tạo cơ bản, có kết quả học tập khá, nhưng không hoà nhập được với vị trí của mình ở đơn vị, không vận dụng được tri thức khoa học trong thực tiễn các nhiệm vụ chỉ huy, quản lý, giáo dục, v.v.. ý chí và bản lĩnh không cao, lúng túng, thiếu bình tĩnh, sáng suốt và tỉnh táo để nhận thức, xử lý những tình huống phức tạp trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trên thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ chỉ huy cấp phân đội có biểu hiện lúng túng trong giải quyết những nhiệm vụ và tình huống phức tạp trong đơn vị, không dám chịu trách nhiệm và không có khả năng quyết đoán trong chỉ huy, “nhìn chung

cán bộ phân đội biết triển khai đầu công việc, chưa có tính năng động sáng tạo. Trong điều kiện bình thường ở mức độ khá, trong các tình huống đặc biệt còn lúng túng” [124, tr.60]; còn có biểu hiện duy tâm hoặc siêu hình máy móc trong đánh giá tình hình đơn vị, còn áp đặt chủ quan, thiếu sự vận dụng, chỉ dựa vào lý luận, sách vở một cách cứng nhắc, giáo điều, thậm chí bảo thủ, thoả mãn với lượng tri thức tiếp thu ở trường, thiếu khiêm tốn trong tiếp thu kinh nghiệm ở đơn vị. Ngoài ra, một bộ phận sĩ quan phân đội còn thiếu nhạy bén và sáng tạo trước yêu cầu mới của tình hình. Nghị quyết số 94/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ trình độ kiến thức còn thiếu hệ thống, cơ bản toàn diện, cán bộ tư duy lý luận chưa phát triển kịp với chức năng của quân đội trong thời kỳ mới, năng lực tổ chức, quản lý, đấu tranh thuyết phục còn hạn chế, chưa năng động, nhạy bén xử lý các tình huống phức tạp” [31, tr.2]. Thực tiễn ở đơn vị luôn biến động, với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất định, những tình huống diễn ra không hoàn toàn theo “khuôn mẫu”, đòi hỏi người chỉ huy cấp phân đội phải có tư duy độc lập, quyết đoán, kiên định, sáng tạo, ứng xử chủ động, linh hoạt, khoa học, hợp lý, bảo đảm tính hiệu quả, đúng nguyên tắc.

Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội không chỉ cần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo dựng một môi trường xã hội giàu nhân tính, mà còn phải tăng cường rèn luyện họ trong hoạt động thực tiễn chính trị - quân sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa trực tiếp quyết định sự trưởng thành bản lĩnh chỉ huy ở họ. Cách mạng bước vào thời kỳ mới, không ít nhận thức của chúng ta đã bị thực tiễn vượt qua, nhiều vấn đề mới nảy sinh mà câu trả lời chỉ có thể tìm trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, người chỉ huy cấp phân đội là những người chưa từng trải, cả trong cuộc đời và trong quân ngũ. Đặc biệt là, hầu hết họ chưa trải qua chiến đấu, nhất là qua chiến đấu ở cương vị chỉ huy, chưa trải qua những khó khăn, gian khổ, căng thẳng, quyết liệt của chiến tranh, v.v.. Đây là điểm rất khác so với lớp sĩ quan đi trước. Người chỉ huy cấp phân đội tiếp nhận tri thức chủ yếu qua giáo dục, không phải bằng sự trải nghiệm thực tiễn của chính mình. Vì thế, nếu không được tiếp tục định hướng bồi dưỡng và tự tu dưỡng, rèn

luyện trong quá trình công tác, thì sự giảm sút niềm tin, thoái hoá về đạo đức và lối sống, lúng túng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở họ là điều dễ có thể xảy ra.

Nội dung tự rèn luyện của người chỉ huy cấp phân đội phải toàn diện, chuyên sâu và sát với cương vị, chức trách. Tự rèn luyện của người cán bộ cách

mạng nói chung, của người chỉ huy cấp phân đội nói riêng phải được quán triệt và thực hiện trên tất cả các mặt, trong đó rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ của Đảng, Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [82, tr.252-253]. Theo Người, đạo đức cách mạng phải được rèn luyện trên năm điều “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [82, tr.251]. Đồng thời, phải đầu tư thích đáng nội dung tự rèn về chuyên môn nghiệp vụ cho người chỉ huy cấp phân đội; qua đó, tri thức chuyên môn, nghiệp vụ được củng cố, phát triển và chuyển hoá thành hành động thực tiễn. Người chỉ huy cấp phân đội còn phải tự rèn luyện về thể lực và tâm lý để bảo đảm có sức khoẻ dẻo dai, vững vàng về tinh thần, ý chí, nghị lực, niềm tin, có lòng gan dạ, sức chịu đựng, độ bền vững của bản lĩnh trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt của chiến tranh. Ngoài ra, họ cần rèn luyện tốt về lối sống, tác phong kỷ luật và giải quyết tốt các mối quan hệ.

Việc phát huy tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy cấp phân đội qua các nhiệm vụ cụ thể, các tình huống đặt ra với yêu cầu cao sẽ tạo điều kiện tốt cho người chỉ huy cấp phân đội tự nâng mình lên. Xây dựng khoa học những nội dung, hoàn cảnh tưởng định sát với các tình huống chiến đấu và duy trì tốt công tác thực hành, ôn luyện các nội dung huấn luyện sẽ phát huy tốt khả năng tự rèn luyện, phục vụ sát thực cho thực tiễn hoạt động chỉ huy ở phân đội. Tiến hành nhiều nội dung hoạt động thực tiễn chỉ huy phong phú, thường xuyên, như: các bài tập thực hành, luyện tập chiến thuật, kỹ thuật, thể lực, hội thi, hội thao, v.v... với nhiều hình thức, quy mô khác nhau sẽ góp phần đắc lực cho công tác rèn luyện và tự rèn luyện của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay.

Coi trọng tự nhận thức, tự đánh giá, tự phê bình trong tự rèn luyện thông qua thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Nhận thức được

ưu điểm để phát triển, để tự tin, để làm cơ sở khắc phục khuyết điểm. Không nhận thức được ưu điểm, người chỉ huy cấp phân đội sẽ thiếu tự tin, dẫn tới tự ti. Do đó, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, người chỉ huy cấp phân đội luôn kiên định, vững vàng, là chỗ dựa để củng cố lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; thường xuyên sâu sát bám nắm đơn vị, gần gũi chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ, hết lòng thương yêu đồng chí, thương yêu cấp dưới là giá trị nhân đạo, nhân văn trong nhân cách của người chỉ huy cấp phân đội. Đó cũng là một trong những nội dung cơ bản để rút kinh nghiệm về tự học tập trong thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội.

Rút kinh nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội cần thể hiện được tính khách quan, trung thực, cụ thể mạnh, yếu trên từng nội dung, chỉ ra những mặt làm tốt và chưa tốt, nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ huy; để hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về phương pháp, tác phong công tác, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị theo chiều hướng ngày càng phát triển. Quá trình đó, người chỉ huy cấp phân đội cần phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe những ý kiến đóng góp từ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị về những vấn đề mới, những phát hiện mới hợp lý, nghiên cứu bổ sung vào kế hoạch tự học, tự rèn tiếp theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra, và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều” [90, tr.500].

Thông qua rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động chỉ huy, tự người chỉ huy cấp phân đội sẽ nhận thức và khắc phục những biểu hiện ngại khó, ngại khổ, khuynh hướng tuyệt đối hoá kinh nghiệm thực tiễn hoặc tuyệt đối hoá lý luận. Thường xuyên rút kinh

nghiệm qua thực tiễn hoạt động chỉ huy sẽ giúp họ có kiến thức nhiều mặt, kinh nghiệm phong phú, kỹ năng hoạt động vững vàng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong mọi công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 157 - 165)