Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống động lực phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 147 - 153)

động lực phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội hiện nay

Tiếp tục đổi mới, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chỉ huy cấp phân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục

khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm” [88, tr.560]. Theo đó, tích cực hoá người chỉ huy cấp phân đội trong hoạt động chỉ huy hiện nay, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện họ thì cần có một cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn xây dựng quân đội và phát triển đất nước hiện nay, để động viên, khuyến khích họ mang hết tài năng, tâm huyết và trí tuệ phục vụ quân đội.

Cơ chế, chính sách đối với người chỉ huy cấp phân đội là một bộ phận trong hệ thống cơ chế, chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước và của Quân đội ta. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quân đội đối với sự cống hiến của người chỉ huy cấp phân đội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nó có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người chỉ huy cấp phân đội trong các hoạt động tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội

ở đơn vị. Vì thế, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách sẽ có tác dụng quan trọng đến phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội; là khâu có ý nghĩa quyết định để tạo động lực thúc đẩy người chỉ huy cấp phân đội tích cực nghiên cứu, chiếm lĩnh tri thức, đổi mới nội dung, phương pháp, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao ở đơn vị cơ sở hiện nay.

Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách xã hội trong công tác đào tạo, bồi dưỡng người chỉ huy cấp phân đội, đòi hỏi các nhà trường đào tạo người chỉ huy cấp phân đội, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội, cần phải có chiến lược, kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng trường. Phải có kế hoạch cụ thể, có sự lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện hết sức chu đáo, chặt chẽ, nghiêm túc của cấp uỷ, người chỉ huy các cấp và các cơ quan chức năng, tránh hiện tượng chạy theo số lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng dẫn đến tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” người chỉ huy cấp phân đội. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhưng phải giữ vững nguyên tắc, mục tiêu, coi trọng chất lượng. Tuỳ theo tình hình nhiệm vụ, đối tượng cụ thể mà sử dụng loại hình đào tạo với cách thức tổ chức, quản lý phù hợp và tương ứng với mỗi loại hình đào tạo, bồi dưỡng phải có cơ chế quản lý, chính sách ưu đãi hợp lý. Đồng thời, phải có chính sách hỗ trợ, động viên cả vật chất và tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chỉ huy cấp phân đội, để thường xuyên khuyến khích họ tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ tri thức, các phẩm chất, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý và giáo dục bộ đội. Điều đó có nghĩa là, phải hình thành trên thực tế một cơ chế, chính sách trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ với người chỉ huy cấp phân đội thực sự phù hợp với tình hình phát triển đất nước, với yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Sự quan tâm đầy đủ, tạo những nhân tố, điều kiện tốt sẽ tạo động lực kích

thích người chỉ huy cấp phân đội nhiệt tình, say mê, tự giác, tích cực trong hoạt động thực tiễn chỉ huy, và điều đó sẽ đem lại chất lượng hiệu quả cao trong thực hiện cương vị, chức trách người chỉ huy cấp phân đội.

Thực hiện dân chủ, công bằng chính sách xã hội trong tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người chỉ huy cấp phân đội. Cơ chế, chính sách xã hội phù hợp luôn

tạo ra động lực thu hút nhân tài; khuyến khích, động viên tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tạo điều kiện để người chỉ huy cấp phân đội phát huy tối đa khả năng của mình trong thực hiện nhiệm vụ và tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách. Ngược lại, chính sách xã hội không phù hợp, thiếu công bằng sẽ làm giảm tính tích cực trong nhận thức và hành động của họ. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều nội dung trong hệ thống chính sách xã hội đối với người chỉ huy cấp phân đội hiện nay cần bổ sung, phát triển phù hợp thực tiễn mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khoá VIII) đã chỉ rõ: “Những chính sách đối với cán bộ, nhất là chính sách tiền lương, nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc... còn nhiều bất hợp lý, thiếu công bằng, thực hiện không thống nhất và đồng bộ, chưa tạo được động lực và phát huy tài năng” [24, tr.71]. Chính vì thế, việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chỉ huy cấp phân đội đáp ứng yêu cầu tình hình mới là điều cần thiết và có tính cấp bách.

Tuyển chọn người chỉ huy cấp phân đội là một khâu rất quan trọng nhằm thu hút, phát hiện những người có tâm huyết, có trí tuệ và năng lực chỉ huy, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Việc phát hiện, tuyển chọn, thu hút đúng đắn đối tượng tạo nguồn cán bộ chỉ huy tuỳ thuộc vào việc quán triệt và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội vào xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ chính trị của quân đội và của mỗi đơn vị. Quân ủy Trung ương xác định: “Có chính sách phù hợp để giữ và thu hút nhân tài, người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào phục vụ trong quân đội” [109, tr.5]. Cơ chế, chính sách đó, phải được cụ thể hoá thành các quy trình, quy chế tuyển chọn cụ thể của các đơn vị và phải được

quán triệt nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, song cần chú ý đến trọng dụng người có đức, có tài thực sự. Cần phải khắc phục và loại bỏ cách thức tuyển chọn chủ quan, phiến diện, không phù hợp, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm đối với người chỉ huy cấp phân đội. Nên dựa vào trình độ, khả năng của họ để lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục, vừa bảo đảm quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, vừa kết hợp được việc đánh giá các phẩm chất chính trị, đạo đức của người chỉ huy cấp phân đội. Cần có chính sách mở rộng và đa dạng hoá đối tượng và hình thức tuyển chọn nguồn đào tạo người chỉ huy cấp phân đội, kết hợp thi tuyển, cử tuyển, xét tuyển với các hình thức khác thông qua chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” để khuyến khích họ tích cực, tự giác tham gia phục vụ quân đội.

Việc đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện người chỉ huy cấp phân đội thực sự có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với sử dụng, tức là qua sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, cất nhắc, điều động, luân chuyển... cán bộ. Thực hiện tốt mối quan hệ đó sẽ bảo đảm cho sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết với thực hành, nhà trường với đơn vị,... phát huy được sở trường, sở đoản, tài năng, trí tuệ và giúp cho mỗi người chỉ huy cấp phân đội không ngừng phát huy tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm trong hoạt động chỉ huy của họ. Sử dụng cán bộ không đúng người, đúng việc thì không thể phát huy trình độ, năng lực, bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn chỉ huy ở đơn vị cơ sở, dù họ được đào tạo cơ bản. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng người chỉ huy cấp phân đội không những là vấn đề cơ bản mà còn góp phần thực hiện dân chủ, công bằng chính sách xã hội đối với người chỉ huy cấp phân đội.

Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. Việc bố trí, sử dụng người chỉ huy cấp phân

đội đã dựa trên cơ sở đặc điểm, nhiệm vụ và thực trạng trình độ, năng lực, bản lĩnh của họ, bảo đảm dân chủ, đúng nguyên tắc, đúng người, đúng việc, phù hợp khả năng, sở trường, phát huy tốt các phẩm chất, năng lực của họ trong tổ chức

chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị. Đồng thời, việc bố trí, sử dụng có sự kết hợp, đan xen về độ tuổi, trình độ, năng lực, bản lĩnh, kinh nghiệm, v.v.. một cách hợp lý, vừa bảo đảm số và chất lượng công tác, vừa bảo đảm nguồn đi đào tạo, phát triển lâu dài. Trong công tác cán bộ cần “có dự báo chiến lược, đón trước sự phát triển, chủ động chuẩn bị cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [109, tr.5]. Các cấp ủy đảng, người chỉ huy cấp trên thường xuyên chủ động kế hoạch chuẩn bị nguồn thay thế kế tiếp, tránh sự hụt hẫng khi có sự thay đổi, luân chuyển, điều động người chỉ huy cấp phân đội, tạo sự ổn định để họ có điều kiện nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội của mình. Chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng. Trên cơ sở, “nâng cao chất lượng tạo nguồn và tuyển chọn nguồn đào tạo cán bộ; phải bám sát quy hoạch; bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định, gắn đào tạo với bố trí, sử dụng cán bộ” [109, tr.10], tránh hiện tượng đào tạo không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng chuyên ngành, vừa không phát huy được khả năng, sở trường, vừa làm cho họ thiếu yên tâm phấn đấu, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Quan tâm giải quyết tốt nhu cầu và lợi ích chính đáng của người chỉ huy cấp phân đội. Quan tâm, bảo đảm lợi ích chính đáng của người chỉ huy cấp phân

đội là một trong những đòi hỏi khách quan và yêu cầu cấp thiết trực tiếp góp phần phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội. Quá trình đó bao gồm tổng hoà những biện pháp nhằm ưu đãi lao động đặc biệt, thiết lập công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người chỉ huy cấp phân đội, tạo động lực thúc đẩy người chỉ huy cấp phân đội tích cực lao động sáng tạo, khoa học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong đánh giá, đãi ngộ luôn gắn việc bảo đảm quyền lợi, lợi ích cả về vật chất và tinh thần, phải có chế độ thù lao chính đáng trong hoạt động chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, “cần có cơ chế, chính sách mới bảo đảm để trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình” [24, tr.94]; có quy

định mức thưởng xứng đáng với những người chỉ huy cấp phân đội có những công trình khoa học, sáng kiến khoa học có giá trị trong thực tiễn tổ chức chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội, coi trọng chất lượng kết quả nghiên cứu khoa học, phải xem đó là một trong những căn cứ, tiêu chuẩn để xét đề bạt, bổ nhiệm chức danh, phong quân hàm sĩ quan, phong tặng các danh hiệu; đồng thời, đó còn là một trong những tiêu chí quan trọng để bình xét khen thưởng, cấp đất, nhà ở, tuyển chọn, bố trí công ăn việc làm cho vợ, con của người chỉ huy cấp phân đội.

Nhu cầu và lợi ích của con người là vô cùng phong phú và mang ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu và lợi ích không ngừng vận động, phát triển và không ngang bằng nhau giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội. Do vị thế xã hội và tính cộng đồng cao trong mọi mặt hoạt động nên đối với người chỉ huy cấp phân đội, nhu cầu và lợi ích vật chất không có sự tách bạch tuyệt đối với nhu cầu và lợi ích tinh thần. Mặt khác, sự thoả mãn những nhu cầu và lợi ích cá nhân phù hợp với nhu cầu và lợi ích xã hội trở thành động lực bên trong thôi thúc người chỉ huy cấp phân đội hành động tự giác vì sự vững mạnh và sức chiến đấu cao của đơn vị, làm tăng thêm tinh thần tận tuỵ, say mê học tập vươn lên đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ, gắn bó với tổ chức. Ngược lại, nhu cầu và lợi ích không được bảo đảm sẽ hạn chế khả năng sáng tạo và không phát huy được trí tuệ, tư duy của họ trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị.

Hiện nay, nhu cầu và lợi ích của người chỉ huy cấp phân đội đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Song, họ là lực lượng trẻ, mới bước vào nghề nghiệp quân sự, cho nên nhu cầu và lợi ích chưa thực sự ổn định. Trên thực tế, họ là lực lượng còn nhiều khó khăn và bất cập trong nhu cầu và lợi ích so với đội ngũ sĩ quan và so với mặt bằng chung của xã hội. Để kích thích tinh thần tích cực, tự giác học tập vươn lên không ngừng - cơ sở để phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, thì cần quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt cần phải quan tâm giải quyết tốt nhu cầu, lợi ích của đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội.

Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính sách xã hội đối với người chỉ huy cấp phân đội phải hướng tới công bằng, dân chủ, văn minh để phát huy tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người, thu hút, trọng dụng được nhân tài và những người có trình độ, năng lực phù hợp với lao động đặc thù trong lĩnh vực quân sự. Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, bảo đảm hành lang pháp lý về nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần sẽ tạo ra động lực nhằm kịp thời động viên, khuyến khích lao động sáng tạo, phát huy tiềm năng trí tuệ của người chỉ huy cấp phân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 147 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w