Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo người chỉ huy cấp phân đội tại nhà trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 120 - 128)

cấp phân đội tại nhà trường

Người chỉ huy cấp phân đội và hệ thống tổ chức chỉ huy trong Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ sở nền tảng, nhân tố cơ bản có đóng góp quan trọng vào mọi thắng lợi ở các đơn vị trong toàn quân. Chức trách, nhiệm vụ cơ bản của người chỉ huy và tổ chức chỉ huy là lãnh đạo và chỉ huy đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng với quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của các cấp uỷ đảng, người chỉ huy cấp trên. Do vậy, giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội tại nhà trường cần hướng cho họ thấu hiểu mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chỉ huy, quản lý, giáo dục, huấn luyện bộ đội và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức trách, nhiệm vụ gắn với những tình huống khó khăn, phức tạp sát thực tế chiến đấu hiện nay. Qua đó, giúp họ có bản lĩnh, lập trường kiên định vững vàng, có trình độ kỹ, chiến thuật, nghiệp vụ giỏi, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, quyết đoán, khả năng thích ứng nhanh, hành động kiên quyết, hiệu quả trong xử trí các tình huống, góp phần

khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động ở đơn vị, trên thao trường, bãi tập, v.v.. Thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội hiện nay cần phải chú trọng những nội dung biện pháp cụ thể sau:

Một là, nhận thức đúng, đầy đủ về mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội.

Mô hình giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội là mô hình của người cán bộ nói chung với những tiêu chí về phẩm chất, năng lực, nhận thức và nhân cách cụ thể phù hợp với hoạt động trong lĩnh vực đặc thù; kết thúc quá trình giáo dục - đào tạo tại nhà trường, về đơn vị công tác, với cương vị người chỉ huy cấp phân đội, họ phải thành thạo nhiệm vụ ở cấp mình, biết và có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cấp trên và có khả năng phát triển lên cấp cao hơn. Mô hình này là sự thống nhất giữa tiêu chí về mặt học vấn - nhận thức và tiêu chí về chức danh ở các vị trí lãnh đạo, chỉ huy cấp phân đội hoặc các chức vụ tương đương.

Mục tiêu cơ bản, quan trọng hàng đầu của giáo dục - đào tạo là nhằm phát triển nhân cách, đào tạo ra những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có khả năng lao động sáng tạo trong lĩnh vực đặc thù, đáp ứng yêu cầu “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, học để biết và học để tự khẳng định mình. Theo đó, giáo dục - đào tạo cán bộ cấp phân đội “có chất lượng toàn diện, có trình độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân... có phương pháp, tác phong công tác tốt, năng lực hoạt động thực tiễn, tự lực, chủ động, sáng tạo và hiệu quả; có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn” [109, tr.6]. Quá trình đại học hoá đội ngũ sĩ quan phải được thực hiện cả về số lượng và chất lượng, nhất là đối với sĩ quan cấp phân đội. Phấn đấu nâng dần tỉ lệ sĩ quan cấp phân đội có trình độ sau đại học, làm cơ sở đẩy nhanh quá trình tri thức hoá, gia tăng hàm lượng trí tuệ cho đội ngũ cán bộ quân đội.

Chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo là cơ sở quan trọng trực tiếp hiện thực hoá mô hình, mục tiêu giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội trên thực tế. Do đó, cần có sự chuẩn bị và triển khai khoa học, có kết cấu hợp lý theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, toàn diện, chuyên sâu, gắn với thực tiễn xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Phải vừa đáp ứng được mục tiêu chung, vừa cụ thể hoá cho đối tượng sĩ quan chỉ huy cấp phân đội; đảm bảo sát với đối tượng tác chiến, với địa bàn, chiến trường, với khả năng và cách đánh của ta, với sự phát triển của nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị; chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho họ. Điều đó, giúp người chỉ huy cấp phân đội có khả năng thích ứng với các điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, ác liệt và phát huy được vị trí, vai trò trên các cương vị, nhiệm vụ cụ thể, “đối với sĩ quan phân đội, đào tạo cơ bản có học vấn bậc đại học theo quy định chung của nhà nước và đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp là lãnh đạo, chỉ huy, quản lý huấn luyện, xây dựng phân đội giỏi theo mục tiêu xác định” [60, tr.5].

Đổi mới, hoàn thiện mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội, đặt ra sự cần thiết phải phát triển con người toàn diện. C. Mác đã khẳng định: “Không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” [78, tr.688]. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng ta khẳng định, giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một hướng chính của đầu tư phát triển, phát triển giáo dục, đào tạo phải đi trước phát triển kinh tế, xã hội. Quân tâm sâu sắc tới yêu cầu phát triển toàn diện đối với đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ lực lượng vũ trang, Đảng ta nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách

mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [29, tr.216]. Do đó, phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay cũng phải hết sức coi trọng đổi mới, hoàn thiện mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội.

Hai là, quán triệt tốt quan điểm thiết thực, hiệu quả, hiện đại trong giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội, bảo đảm cho họ giỏi chuyên môn, thành thạo ở cấp mình, biết và có thể đảm nhiệm được công việc của cấp trên.

Thực hiện biện pháp này, cần tích cực quán triệt tốt quan điểm giáo dục - đào tạo, bám sát phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu” trong đào tạo người chỉ huy cấp phân đội. Nội dung giáo dục - đào tạo phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội, bảo đảm toàn diện và có chiều sâu, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn, thực tế chiến đấu và có cường độ cao. Kết hợp các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng, thiết thực phù hợp, đúng đắn. Tiến hành đúng quy trình đào tạo, nội dung, chương trình luôn được cập nhật, bổ sung, phát triển phù hợp tình hình thực tiễn, chú trọng tối đa cho tri thức cơ bản, tri thức chung về phương pháp luận, tri thức chuyên ngành và bảo đảm các nội dung thực hành, thực tập cần thiết, sát với chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội.

Hiện nay, việc quán triệt và thực hiện các quan điểm của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng và phát triển quân đội trong tình hình mới, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề lớn. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội nhằm bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, có cơ cấu hợp lý và phát triển đồng bộ, vững chắc, không thiếu hụt hoặc ùn tắc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của cấp uỷ và chỉ huy các cấp, các ngành trong quân đội. Để đào tạo đội ngũ này có hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần quán triệt quan điểm: “Phát triển giáo dục - đào tạo phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước

hiện đại... gắn giáo dục - đào tạo với sự phát triển của yêu cầu tác chiến, trang bị, khoa học và công nghệ hiện đại” [35, tr.13]. Đặt chương trình, nội dung đào tạo trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của khoa học công nghệ, cập nhật thông tin, đặc biệt là những tri thức mới về khoa học công nghệ quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự. Vì thế, phải có sự chuẩn hoá về mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo trong các nhà trường đào tạo sĩ quan, nhằm tạo ra sự thống nhất về chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội trong toàn quân, khắc phục cách làm tuỳ tiện, vô nguyên tắc, phản khoa học trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số chỉ huy cấp phân đội ở các đơn vị hiện nay.

Trong quá trình đào tạo, cần có sự lượng hoá tỷ lệ lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành, chính trị với quân sự để bảo đảm thống nhất nhận thức lý luận và nhận thức kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn, nội dung học tập với thực tế quân sự. Tất cả các nội dung, đặc biệt là nội dung quân sự, nghiệp vụ chuyên môn cần được tính toán thời gian thích hợp cho thực hành, thực tập và bài tập tình huống gắn với cương vị, chức trách sau khi ra trường, khắc phục tình trạng, “nội dung giáo dục còn nặng nề và kém hiệu quả;... vừa thừa, vừa thiếu, ôm đồm; nặng lý thuyết, nhẹ thực hành” [43, tr.165]. Coi trọng và đề cao tính thực tiễn trong từng nội dung đào tạo sát với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động ở đơn vị cơ sở. Các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cần được cụ thể hoá hướng tới thực tiễn. Những kinh nghiệm thực tiễn quân sự trang bị cho người học cần được “lý luận hoá” để trở thành những kinh nghiệm khoa học, góp phần thúc đẩy nhận thức khoa học và năng lực hoạt động thực tiễn quân sự của người chỉ huy cấp phân đội phát triển lên trình độ cao hơn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cần tránh sự lệch lạc đòi hỏi trong lúc học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề thực tế. Thực tế của cách mạng rất rộng, giải quyết các vấn đề ấy là cả một quá trình lâu dài của toàn Đảng. Ở nhà trường chỉ có thể đặt cơ sở cho việc liên hệ với thực tế mà thôi” [90, tr.498].

Bên cạnh đó, mục tiêu giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội hiện nay không phải để trở thành nhà nghiên cứu, mà là người hoạt động thực tiễn trực tiếp trong những nhiệm vụ, công việc cụ thể, như: chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội và thực hiện các nhiệm vụ khác ở đơn vị. Do đó, trong đào tạo người chỉ huy cấp phân đội cần hướng đến tính thiết thực, cụ thể, chi tiết trong từng nội dung, công việc, trên cơ sở của tri thức khao học và thực tiễn; sự thấu hiểu về chức trách, nhiệm vụ; sự vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn công tác, vận dụng phù hợp, sáng tạo, có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động chỉ huy, khắc phục tư tưởng thụ động, chông chờ ỉ lại hay chùn bước trước khó khăn, gian khổ trong thực tiễn hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và rèn luyện kỷ luật ở đơn vị. Thực tế cho thấy, không một công việc hoặc một khâu công tác nào trong đơn vị lại không liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy cấp phân đội. Hoạt động của người chỉ huy cấp phân đội xâm nhập vào mọi nhiệm vụ, mọi khía cạnh đời sống của bộ đội, ở đâu có bộ đội thì ở đó có hoạt động của người chỉ huy cấp phân đội. Vì thế, luôn đòi hỏi trách nhiệm trực tiếp, trình độ, năng lực và bản lĩnh của người chỉ huy cấp phân đội để định hướng, chỉ đạo giải quyết các công việc, các nhiệm vụ ở phân đội. Nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển trình độ, năng lực, bản lĩnh cho người chỉ huy cấp phân đội còn phải hướng đến tính hiện đại, khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là rất cần thiết.

Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng mà trước hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo người chỉ huy cấp phân đội.

Trước những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan, trong đó có người chỉ huy cấp phân đội, không những mang tính cơ bản lâu dài mà còn đang đặt ra cấp bách hiện nay. Đây là “công việc gốc của Đảng” [82, tr.269], cũng là một vấn đề chiến lược trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đòi hỏi nhiều lực lượng cùng tham

gia giải quyết một cách đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Song, điều đó trước hết và chủ yếu liên quan đến nhà trường và các đơn vị trong phạm vi quân đội, theo quan điểm, chủ trương, đường lối và phương hướng đã xác định.

Các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo, trước hết và chủ yếu là đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định chất lượng đào sĩ quan trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội có trình độ đại học trước tiên phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên. Sự vận động, biến đổi các chức năng xã hội của giáo dục - đào tạo trong đó có đào tạo sĩ quan càng đòi hỏi những phẩm chất, năng lực mới của người giáo viên. Đội ngũ giáo viên hiện nay, không chỉ là người tác động, truyền thụ tri thức chủ yếu, mà còn là người định hướng, chỉ đạo phát triển các phẩm chất nhân cách sĩ quan đối với học viên, thông qua việc đưa họ vào mọi hình thức học tập, rèn luyện, tham gia các quan hệ xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học một cách tự giác, có hệ thống.

Quá trình giáo dục - đào tạo sĩ quan, các tác động sư phạm từ quá trình đào tạo là nhằm thay đổi con người. Người giáo viên không chỉ tác động đến học viên thông qua hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội, mà còn bằng chính tấm gương của cá nhân mình. Với tinh thần trách nhiệm, tình cảm đồng chí, đồng đội, thái độ công bằng, chính trực, giản dị, khiêm tốn, óc quan sát, tính điềm đạm, kiên trì, khả năng kiềm chế và biết chiến thắng những thói quen không phù hợp. Giáo viên phát triển các phẩm chất, năng lực, xây dựng bản lĩnh cho học viên nhờ một công cụ đặc biệt đó là tri thức, kỹ năng, phương pháp của nghệ thuật quân sự. Hoạt động của giáo viên là công việc của một nhà giáo dục, do đó, ngoài việc nắm vững tri thức khoa học chuyên ngành, người giáo viên còn có dung lượng kiến thức rộng, đặc biệt những kiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường (Trang 120 - 128)