Đối với công tác tham gia phiên toà và luận tội:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 60)

b. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:

2.2.2.Đối với công tác tham gia phiên toà và luận tội:

Một số KSV do nắm không chắc hồ sơ vụ án, hành vi phạm tội của bị cáo dẫn đến ở thủ tục bắt đầu phiên toà không đưa ra được quan điểm có triệu tập thêm người làm chứng, xem xét vật chứng… hay không ? không thể hiện được quan điểm của mình về việc tiếp tục xét xử hay hoãn phiên toà, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt. Hoặc một số còn cẩu thả, chủ quan, thiếu kinh nghiệm, chuẩn bị đề cương xét hỏi không kỹ, đơn giản. Do đó gặp khó khăn trong qúa trình xét hỏi tại phiên toà.

Mặt khác một số KSV khi thực hành quyền công tố tại phiên toà chưa đáp ứng được yêu câù, chưa thực sự chủ động tại phiên toà, tư thế tác phong thiếu chuẩn mực, nhiều KSV còn ỷ lại hồ sơ kiểm sát, chưa tích cực tham gia thẩm vấn, thiếu chú ý đến việc xét hỏi của HĐXX và trả lời của bị cáo và những người khác để hỏi bổ sung vào những vấn đề còn thiếu hay chưa được làm rõ.

Về luận tội chưa tập trung vào những vấn đề cơ bản, việc phân tích và đánh gía chứng cứ chứng minh tội phạm không sâu, thiếu chặt chẽ. Nhiều bản luận tội còn lặp lại nội dung của bản cáo trạng hoặc là KSV còn “Đao to, búa lớn” mang tính chất kết buộc, trình bày quá rộng vượt ra ngoài phạm vi luận tội, chưa gắn với diễn biến phiên toà. Việc đánh giá tính chất, mức độ tội phạm, cá thể hoá hình phạt chưa chặt chẽ, chưa đi sâu phân tích rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục trong những trường hợp cần thiết, nên tính giáo dục của bản luận tội chưa cao. Việc đề xuất

áp dụng Điều khoản của BLHS không ít trường hợp thiếu chính xác và không đầy đủ nhất là việc áp dụng các chế tài về tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, án treo dẫn đến đề xuất mức hình phạt, bồi thường thiệt hại chưa tương xứng, còn chung chung. Tất cả những thiếu sót này làm cho bản Luận tội thiếu tính thuyết phục, làm giảm vai trò thực hành quyền công tố tại phiên toà của Kiểm sát viên.

Khi tranh luận, lời lẽ còn chưa thực sự sắc bén, văn phong ngôn từ thiếu chuẩn xác, nhiều KSV chưa thực sự tôn trọng bên bào chữa. Vì vậy, đôi khi có những lời lẽ thiếu tế nhị, hoặc khi đối đáp lại lời bào chữa thiếu căn cứ, bác bỏ lời bào chữa của người bào chữa, bị cáo với các lý lẽ, chứng cứ thiếu tính thuyết phục.

Bên cạnh đó, một số KSV do bị kích động nên thiếu bình tĩnh thể hiện sự nóng nảy, dùng từ ngữ lời nói thiếu nghiêm túc. Không ít KSV thay vì cần phải có thái độ bình tĩnh cùng Toà án kiểm tra lại những chứng cứ mới, nếu có căn cứ xác thực thì phải chấp nhận đã có thái độ cố chấp, chủ yếu vì tự ái, sĩ diện cho rằng như vậy là mình thua bên bào chữa [ 26, 34 ]

Và cuối cùng, hạn chế chung của toàn ngành trong tham gia phiên toà xét xử các vụ án hình sự là KSV chỉ mới chú ý đến việc thực hành quyền công tố, ít chú ý đến việc kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử nên không phát hiện được những vi phạm của HĐXX và đôi khi còn bỏ qua những vi phạm của HĐXX.

Một trong những hậu quả tiêu biểu của các hạn chế trên là tình trạng VKS truy tố và tham gia xét xử buộc tội bị cáo trước phiên toà nhưng được HĐXX tuyên không phạm tội ngày cụ thể là năm 1997 là 109 trường hợp chiếm 5,94% tổng số bị cáo đưa ra xét xử, 1998 là 221 trường hợp chiếm 1,13% , 1999 là 187 trường hợp chiếm 4,17%; Năm 2000 là 95 trường hợp chiếm 5,3% và năm 2001 là 68 chiếm 4,5 % so với tổng số bị cáo bị xét xử ( Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát và Toà án của VKSNDTC và TANDTC từ 1997-2001)

2.2.3.Đối với công tác kháng nghị:

Công tác kháng nghị của VKS là biểu hiện của hiệu quả việc thực hiện chức năng của ngành. Tuy nhiên, trong công tác còn nhiều hạn chế đó là biểu hiện qua số liệu các quyết định Kháng nghị của VKS và tỷ lệ được chấp nhận như đã trình bày trong phần trên cụ thể:

Kháng nghị của VKS theo trình tự phúc thẩm cũng rất hạn chế. Hàng năm có khoảng 1000 vụ. Tỉ lệ kháng nghị của VKS được chấp nhận, chỉ chiếm

55 % trên tổng số vụ VKS kháng nghị.

Hình thức kháng nghị không đúng theo mẫu quy định của VKSND Tối cao, ngôn ngữ thiếu tính pháp lý, bố cục rườm rà, từ ngữ cẩu thả, diễn đạt không rõ nội dung, nhận định vi phạm thiếu vững chắc, không nêu được quan điểm, đường lối cụ thể.

Chất lượng một số bản Kháng nghị còn hạn chế, căn cứ kháng nghị không đúng dẫn đến phải rút kháng nghị hoặc không được toà án chấp nhận. Hình thức một số kháng nghị chưa đảm bảo. (đặc biệt đối với các VKSND cấp huyện )

Việc kiểm tra xem xét các bản án, quyết định để phát hiện vi phạm, kháng nghị còn rất mức độ dẫn đến tỉ lệ kháng nghị Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm đạt thấp.

Nhìn chung, công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS trong những năm qua có nơi, có lúc chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của kháng nghị và mục đích ý nghĩa của các thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Chỉ xem là quyền mà chưa ý thức được đây là nghĩa vụ mà VKS phải thực hiện, nên còn có đơn vị chưa có kháng nghị phúc thẩm hoặc có nhưng tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, hàng năm tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm không được Toà án chấp nhận hay VKS cấp trên phải rút kháng nghị chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 60)