Tham gia phiên toà và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 62)

b. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:

2.2.4.Tham gia phiên toà và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm:

thẩm và tái thẩm:

Trước hết là công tác kiểm tra hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị để tham gia phiên toà còn nhiều trường hợp không sâu. Tại phiên toà Kiểm sát viên mới chú ý đến việc kết luận về vụ án, bị cáo có kháng cáo, kháng nghị mà chưa nghiên cứu kết luận về những thiếu sót ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị nên đã có nhiều vụ án phải xét xử ở nhiều cấp, nhiều thủ tục.

Tại phiên toà xét xử các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, và tái thẩm. Một số kiểm sát viên chỉ mới chú ý đến nhiệm vụ bảo vệ quan điểm kháng nghị, kết luận của mình hoặc để kết luận với kháng nghị của Toà án; Chưa chú ý đến công tác kiểm sát tuân theo pháp luật TTHS trong hoạt động xét xử theo các thủ tục nói trên của HĐXX và những người tham gia tố tụng khác.

Tóm lại, trong tham gia phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm có trường hợp không thể hiện được vai trò, không bảo vệ được kháng nghị đối với bản án, quyết định do VKS kháng nghị, kết luận thiếu sắc bén, chưa có sức thuyết phục hoặc có quan điểm chưa chuẩn xác đối với bản án, quyết định do toà án kháng nghị.

2.2.5.Trong quan hệ với Toà án :

Trong mối quan hệ giữa VKS và Toà án có nơi, có lúc chưa đồng bộ và thống nhất. Cụ thể là đối với quan hệ chế nước còn có địa phương, KSV đề cao “quyền anh”, “quyền tôi” nổi lên là việc không vì mục tiêu chung là bảo đảm pháp chế trong xét xử áp dụng các chế định : Giới hạn của việc xét xử (Điều 170 BL TTHS ). Rút quyết định truy tố, trả hồ sơ điều tra bổ sung, gửi các quyết định, bản án cho nhau...

Quan hệ phối hợp có địa phương chưa được quan tâm, chưa xác định được những vụ án trọng điểm để xét xử hoặc phối hợp để xét xử lưu động chưa nhiều.

Bên cạnh đó cá biệt còn có tình trạng vì nể nả, qua loa mà không chấp hành tốt quan hệ chế nước mà pháp luật đã quy định, thậm chí giữa KSV và thẩm phán vẫn còn tình trạng thống nhất trước với nhau về mức án, đường lối xử lý vụ án đối với vụ án, bị can từ đó, làm mất đi ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động xét xử tại phiên toà và có thể có những tiêu cực phát sinh do pháp luật quy định đầy đủ,

Ngoài những hạn chế nêu trên, trong quá trình thực hiện chức năng trong quá trình xét xử các vụ án hình sự , thì đội ngũ KSV còn gặp phải một số vướng mắc nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đó là: Đối với BLHS có một số khái niệm chưa được giải thích cụ thể như thế nào là hậu quả nghiêm trọng, tài sản có giá trị lớn… Đối với BLTTHS có một số chế định liên quan đến chức năng của ngành Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự quy định chưa phù hợp với thực tế như vấn đề giới hạn của việc xét xử; Rút quyết định truy tố của VKS….Ngoài ra BLTTHS không quy định hoặc có quy định nhưng không cụ thể những quy phạm để tạo ra sự thuận lợi hay bảo đảm cho VKS có điều kiện thực hiện chức năng một cách thuận lợi hơn. Ví dụ: Nhiệm vụ, quyền hạn của KSV trong xét xử; Quyền hạn thẩm vấn của KSV tại phiên Toà; BLTTHS chưa quy định trách nhiệm gửi các quyết định của Toà án cho VKS; hoặc là không quy định cụ thể quyền của KSV khi HĐXX chấp hành không đầy đủ thủ tục tố tụng tại phiên Toà….

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 62)