Tham gia và kết luận phiên toà phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 57)

b. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:

2.1.4.Tham gia và kết luận phiên toà phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm:

Về số liệu: Phúc thẩm: Năm 1997 là 14.987 vụ Năm 1998 là 13.817 vụ Năm 1999 là 12.913 vụ Năm 2000 là 13.027 vụ Năm 2001 là 11.308 vụ - Giám đốc thẩm: Năm 1997 là 376 vụ Năm 1998 là 615 vụ Năm 1999 là 248 vụ Năm 2000 là 197 vụ Năm 2001 là 363 vụ - Tái Thẩm: Năm 1997 là 162 vụ Năm 1998 là 148 vụ Năm 1999 là 160 vụ Năm 2000 là 151 vụ Năm 2001 là 159 vụ ( Xem phần phụ lục )

Với số lượng vụ án KSV tham gia phiên toà và kết quả xét xử như đã trình bày ở phần trên, thể hiện có sự chuyển biến về nhận thức về vị trí, vai trò của KSV trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại các phiên toà xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Trong những năm qua VKSND ở cấp Tỉnh và Trung ương đã nhận thức và quán triệt tương đối đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định về công tác thực hiện quyền công tố và kiểm sát tư pháp tại phiên toà xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, đã tham gia xét xử và kết luận được HĐXX chấp nhận với tỉ lệ khá cao, minh oan cho nhiều bị cáo. Ngoài ra qua các bản án, quyết định của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm không chỉ khắc phục những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định của toà đã tuyên, mà còn làm chuẩn mực trong việc áp dụng pháp luật để hướng dẫn, chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với cấp dưới.

Tại hầu hết các phiên toà Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm về cơ bản VKS đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Đối với

những vụ án do VKS kháng nghị, KSV đã chú ý trình bày, phân tích những vi phạm của bản án, quyết định là căn cứ kháng nghị, đề nghị HĐXX cải sửa hoặc huỷ án đó có căn cứ và đúng pháp luật. Còn đối với những vụ án do toà án kháng nghị (Phúc thẩm và Giám đốc thẩm) thì trên cơ sở các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, KSV đã tập trung trình bày rõ quan điểm của VKS về bản án bị kháng nghị và đề nghị HĐXX chấp nhận hoặc không chấp nhận hoặc chấp nhận một phần kháng nghị.

Các kết luận của KSV tại phiên toà Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm có chất lượng, thể hiện được quan điểm xử lý tội phạm của Đảng và Nhà nước ta, được Hội đồng xét xử Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm chấp nhận đạt tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên còn chú ý đến giám sát việc chấp hành trình tự, thủ tục xét xử tại phiên toà để yêu cầu Hội động xét xử khắc phục nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 57)