d. Tham gia và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng của VKS trong xét xử vụ án hình sự
Trong xét xử vụ án hình sự VKS thực hiện đồng thời hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Biểu hiện của quá trình thực hiện chức năng này là: Truy tố bị can ra trước Toà án; Tham gia phiên toà và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà sơ thẩm; Kháng nghị bản án quyết định của Toà án và tham gia, kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nghiên cứu vai trò của VKS trong xét xử vụ án hình sự cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa VKS và Toà án trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Đó là quan hệ chế ước và phối hợp giữa hai cơ quan. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung của quan hệ này VKS sẽ khẳng định được vai trò của mình hay nói cách khác là giúp cho Toà án “ Ra” được bản án, quyết định đúng pháp luật.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VKSND TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng của VKS trong xét xử vụ án hình sự hình sự
Công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam Lần thứ VI (năm 1986) đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng. Từ đó thế và lực nước ta ngày càng được khẳng định. Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có nhiều bước tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, hệ thống chính trị từng bước đổi mới, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu còn có nhiều hạn chế, trong đó tình hình trật tự kỷ cương, an toàn xã hội chưa tốt, tội phạm và vi phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Theo Báo cáo tổng kết công tác của các ngành Kiểm sát và Toà án về tình hình tội phạm từ năm 1997 đến nay được khái quát với những nội dung sau đây:
Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, tình hình tội phạm về số lượng có chiều hướng gia tăng, mà nổi bật là các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về ma tuý, các tội phạm đối với người chưa thành niên [22, 111]
Về tính chất: Các tội phạm có biểu hiện thay đổi về tính chất và quy mô. Các tội phạm về tài sản, kinh tế gây tổn thất lớn hơn nhiều so với trước đây. Trong đó nổi bật là các tội tham nhũng xẩy ra trong những lĩnh vực quản lý kinh doanh, sử dụng vốn ngân hàng, tín dụng, liên doanh với nước ngoài...
Về cơ cấu: Trong những năm vừa qua ở nước; ta đã xuất hiện các loại tội mới mà trước đây hoặc còn rất ít, hoặc thậm chí chưa hề có như thuê giết người hoặc giết người thuê; bên cạnh đó các tội phạm về kinh tế, ma tuý tiếp tục tăng.
Các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội chiếm tỉ lệ cao.
Về xu hướng tội phạm: Tội phạm có sử dụng bạo lực diễn ra có lúc nghiêm trọng và hết sức phức tạp, tình trạng tội phạm có tổ chức hoặc có sự cấu kết thành từng ổ nhóm ngày càng thể hiện đậm nét, nhất là tội giết người (32,2 %, cướp tài sản (35,5 %), lừa đảo (25 %) …
Về địa điểm phạm tội: Xẩy ra nhiều ở các đô thị, thành phố lớn, chỉ riêng ở thành phố Hà nôị, Hải phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng chiếm khoảng trên 35% tổng số tội phạm xẩy ra trên toàn quốc [ 42,18 ].
Tình hình tái phạm tội khá cao: Tỷ lệ tái phạm trung bình là 27 % , một số tội có mức tái phạm đặc biệt cao là Cướp tài sản 65 %; Cố ý gây thương tích 36,4 %; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 60 %; Lứa tuổi tái phạm nhiều nhất là từ 18 đến 30 tuổi chiếm 77,3% [ 22,23 ] .
Trước tình hình tội phạm như trên, với chức năng được giao, đánh giá một cách tổng quát thì ngành Kiểm sát đã cơ bản hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, từng bước khẳng định được vai trò trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Với chức năng thực hành quyền Công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử vụ án hình sự, những năm qua toàn ngành Kiểm sát đã có nhiều cố gắng, ngày một nâng cao về chất lượng hoạt động, có tác động tích cực đến việc chấp hành pháp luật của ngành Toà án và các chủ thể khác tham gia tố tụng xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật. Kịp thời phát hiện và yêu cầu các chủ thể tham gia xét xử đặc biệt là Toà án khắc phục nhiều vi phạm trong quá trình xét xử. Kháng nghị một số lượng lớn bản án, quyết định có vi phạm pháp luật, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xét xử oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Bên cạnh đó, về số lượng bình quân trong những năm gần đây, VKS đã thụ lý và cử KSV thực hành quyền công tố tại phiên Toà trên 30.000 vụ án sơ thẩm; hơn 10.000 vụ án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Đây là những con số khá lớn so với biên chế của ngành.
Vai trò của VKS được khẳng định và xác định thông qua quá trình thực hiện chức năng, thực trạng vai trò của VKS trong xét xử vụ án hình sự được biểu hiện thông qua thực trạng các hình thức thực hiện chức năng như sau: