Các giải pháp nâng cao vai trò KSV trong xét xử vụ án hình sự:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 67)

b. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:

2.4.Các giải pháp nâng cao vai trò KSV trong xét xử vụ án hình sự:

Nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, kinh tế xã hội trong nước còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch và phần tử xấu triệt để lợi dụng, khai thác sơ hở. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Vì vậy công cuộc đấu tranh chống tội phạm hình sự nhằm gìn giữ trật tự kỷ cương xã hội vẫn là mặt trận nóng bỏng. Trong đó có trách nhiệm của ngành kiểm sát và đặc biệt hơn khi mà

trong thời gian qua ngành kiểm sát chưa thực sự làm tròn vai trò bổn phận của mình.

Nâng cao vai trò của VKSND trong xét xử các vụ án hình sự là một trong những nội dung của cải cách các cơ quan tư pháp là vấn đề lớn và quan trọng trong đời sống chính trị xã hội, trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Cải cách tư pháp là công việc rất khó khăn, là nhiệm vụ cấp bách liên quan đến trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể, nhưng trước hết là trách nhiệm của các cơ quan tư pháp . Yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp là xây dựng được nền tư pháp phục vụ Nhân dân, cải cách tư pháp phải tiến hành đồng bộ với cải cách nền hành chính quốc gia. Để cải cách tư pháp thực sự có hiệu quả cần phải giải quyết đồng bộ với quyết tâm cao thông qua các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, đảm bảo nhận thức thống nhất pháp luật và các giải pháp về tổ chức.

Vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan pháp luật luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có nhiều chủ trương, nghị quyết và biện pháp cụ thể về vấn đề này.

Về đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu: “Đảm bảo các quyền dân chủ của công dân, tăng cường các tổ chức hỗ trợ tư pháp, nâng cao việc giám sát của công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước... đó là cả cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai…”[40,133 ]

Đối với ngành Kiểm sát, Nghị quyết Đại hội IX nêu: “ Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ” và mới đây Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo và yêu cầu cấp bách nêu trên, theo chúng tôi các giải pháp để nâng cao vai trò của VKSND trong xét xử vụ án hình sự ở giai đoạn hiện nay phải tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Phải tiếp tục mở rộng và nâng cao quyền con người, các quyền tự do, dân chủ của công dân mà hiến pháp và pháp luật đã quy định phải thực sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân. Đồng thời phải xây dựng đầy đủ các phương tiên, công cụ để bảo vệ có hiệu quả và thực chất quyền công dân, chống lại bất cứ hành vi vi phạm, cản trở trong quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ hai, Trong xét xử các vụ án hình sự phải đổi mới tổ chức và hoat động của VKS và Toà án theo hướng:

Đối với VKS : " Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên Toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác " [ 28, 3 ] Như vậy trong khi thực hiện chức năng tai phiên toà

KSV không được đưa ra kết luận, quan điểm trên cơ sở " án tại hồ sơ ". mà phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà.

Đối với Toà án: Khi xét xử các Toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục

Tóm lại, các giải pháp đề ra để nâng cao vai trò VKS trong xét xử vụ án hình sự mà chúng tôi nêu ra theo hướng từng bước tăng cường hoạt động tranh tụng tại phiên toà, thông qua tranh tụng là công cụ quan trọng để nhằm mục đích phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không làm oan người vô tội, Tranh tụng là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ trong TTHS được thực hiện có hiệu quả nhất. Từ đó mà các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành vai trò của mình, trong đó có VKSND. Các giải pháp đó là:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 67)