d. Tham gia và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:
2.1.1. Thực trạng truy tố:
Truy tố là hoạt động tố tụng quan trọng và thể hiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS một cách rõ nét nhất. Để thực hiện tốt hình thức thực hiện chức năng này, ngoài việc giám sát và chỉ đạo quá trình điều tra, VKS còn có nhiệm vụ kiểm tra nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để thực hiện sự buộc tội tại phiên toà thông qua bảo vệ Cáo trạng - Quyết định truy tố.
Qua nghiên cứu thực tiễn công tác truy tố của VKS từ năm 1997 đến nay cho thấy VKS các cấp đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và vị trí tố tụng của mình, đó là hàng năm đã quyết định truy tố ra Toà án bằng bản Cáo trạng được một số lượng lớn vụ án, bị can, nên đã phần nào phúc đáp được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Qua số lượng vụ án, bị can đựơc xử lý hàng năm, cụ thể là:
Năm 1997 Truy tố 46.976 vụ – 73.459 bị can Năm 1998 Truy tố 50.780 vụ – 79.095 bị can Năm 1999 Truy tố 54.215 vụ – 84.551 bị can Năm 2000 Truy tố 44.627 vụ – 61.199 bị can Năm 2001 Truy tố 42.880 vụ – 60.672 bị can.
(Nguồn số liệu từ các Báo cáo thống kê của VKSND Tối cao)
Bên cạnh số lượng vụ án, bị can phải quyết định truy tố tăng hàng năm thì chất lượng quyết định truy tố ngày càng được đảm bảo minh chứng qua các số liệu như sau:
Tỉ lệ vụ án đưa ra xét xử trong 5 năm (1997 đến 2001) là 231.619/ 239523 vụ, chiếm 96,7 %, so với số vụ án quyết định truy tố,
Trong đó: Năm 1997 là 96 %; 1998, 95 % 1999, 97 %; 2000, 97 % và năm 2001 là 96 %.
Tỉ lệ vụ án rút quyết định truy tố trong 5 năm (1997 đến 2001) chiếm 0,24 % so với số vụ án quyết định truy tố,
Trong đó: năm 1997 là 0,3 %; 1998, 0,38 % 1999, 0,11 %; 2000, 0,25 và năm 2001 là 0,15 %.
Tỉ lệ vụ án Toà án trả hồ sơ trong 5 năm (1997 đến 2001) là 7134/ 239523 chiếm 2,9 % so với số vụ án quyết định truy tố.
Trong đó: năm 1997 là 2,67 %; 1998 là 3,54 %; 1999 là 3,24 %; 2000 là 3 % và năm 2001 là 2,1 %.
Tỉ lệ vụ án Toà án tạm đình chỉ trong 5 năm (1997 đến 2001) là 1602/ 239523 chiếm 0,42 % so với số vụ án quyết định truy tố,
Trong đó: năm 1997 là 0,5 %; 1998, 0,4 % 1999, 0,4 %; 2000, 0,3 và năm 2001 là 0,4 %.
Tỉ lệ vụ án Toà án đình chỉ chiếm trong 5 năm (1997 đến 2001) là 1603/ 239523 chiếm 0,6 % so với số vụ án quyết định truy tố,
Trong đó: năm 1997 là 0,4 %; 1998, 0,3 % 1999, 0,7 %; 2000, 0,6 và năm 2001 là 1 %.
( Có phụ lục kèm theo )
Từ số liệu trên cho thấy một sự cố gắng lớn của ngành Kiểm sát. Khẳng định được là không thể thiếu được trong xét xử các vụ án hình sự. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử án hình sự được thể hiện trên cả hai mặt: Vừa đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế trong xét xử vụ án hình sự. Bên cạnh đó, VKS các cấp đã xác định cáo trạng - quyết định truy tố là văn bản pháp lý, thể hiện quan điểm của VKSND, là cơ sở pháp lý để VKS giữ quyền công tố tại phiên toà nên trong xây dựng cáo trạng VKS các cấp đã chú trọng đến nội dung cũng như hình thức của bản cáo trạng.
Quyết định truy tố xác định và định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đặc biệt là Toà án cấp sơ thẩm trong việc thực hiện các quyền của mình trong quá trình xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án. Bởi lẽ, trong TTHS thì toà án là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng xét xử, mà toà án chỉ được xem xét và quyết định những vấn đề về vụ án hình sự trong một phạm vi giới hạn nhất định. Thực tiễn cho thấy Quyết định truy tố của VKS đúng đã góp phần đảm bảo cho các chủ thể tham gia vào quá trình xét xử vụ án hình sự
có điều kiện tập trung vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao hơn, ngăn chặn sự tuỳ tiện cũng như sự lạm quyền từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và toà án cấp sơ thẩm nói riêng trong việc xét xử vụ án, đảm bảo cho Bản án, quyết định của toà án có căn cứ và đúng pháp luật. Bởi vì khi xét xử “ Toà án chỉ xét xử những Bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử ” Điều 170 BLTTHS.