Quan hệ phối hợp:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 47)

d. Tham gia và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:

1.3.2.Quan hệ phối hợp:

Ngoài quan hệ chế ước nêu trên, trong xét xử vụ án hình sự giữa VKS và Toà án còn có mối quan hệ phối hợp với nhau. Mục đích quan hệ phối hợp là để trên cơ sở pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hỗ trợ nhau cùng hoàn thành vai trò của mình. Đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. “ Sự phối hợp chặt chẽ đó là điều kiện không thể thiếu được của các cơ quan bảo vệ pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm ”. [16 ,5]

Đó là việc họp trù bị giữa Thẩm phán chuẩn bị xét xử và KSV sẽ tham gia phiên toà hoặc giữa cán bộ lãnh đạo hai cơ quan Kiểm sát và Toà án. Việc họp liên ngành thực hiện theo thông tư liên ngành số 01/LN ngày 8/12/1988 của TANDTC và VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS . Quan hệ phối hợp nêu trên còn được quy định tại thông tư liên ngành số 01 ngày 15/10/1994 của Bộ Nội Vụ VKSNDTC-TANDTC về hướng dẫn giải quyết các vụ án trọng điểm .

Ngoài những qui định thể hiện quan hệ phối hợp giữa VKS và Toà án nêu trên. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, giữa VKS và toà án còn có những phối hợp khác nhằm đưa vụ án ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật như :Tổ chức hội nghị giao ban liên ngành giữa cơ quan Công an, VKS và Toà án để thống nhất xác định án trọng điểm, hoặc bàn biện pháp giải quyết những vụ án phức tạp, sớm kết thúc những vụ án trọng điểm, tham nhũng trước thời hạn luật định. Bàn bạc để đi đến thống nhất những vướng mắc của cấp dưới, từ đó hướng dẫn cấp dưới áp dụng đúng pháp luật.

Phối hợp tổ chức kiểm tra liên ngành VKS - TA để phát hiện những vi phạm nhằm kháng nghị khắc phục vi phạm .

Bên cạnh đó, quan hệ phối hợp còn thể hiện ngay tại phiên toà đó là KSV cùng với Thẩm phán chủ toạ phiên toà, Hội thẩm Nhân dân cùng tham gia kiểm tra lời khai, xem xét, đánh giá chứng cứ (đối với phiên toà sơ thẩm) hoặc KSV cùng với thẩm phán kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm trong xét xử phúc thẩm, giám đối thẩm hoặc tái thẩm. Mặt khác, KSV tham gia phiên toà sẽ giúp toà án nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý của tội phạm. Ngược lại thông qua xét xử để KSV khẳng định tính có căn cứ – hợp pháp của quyết định truy tố thông qua bản Cáo trạng.

Tóm lại, trong xét xử vụ án hình sự , thì giữa VKS và Toà án thực hiện chức năng một cách đối lập, nhưng có mối quan hệ chế ước và phối hợp với nhau. Quan hệ chế ước và phối hợp với nhau là cơ sở để từng cơ quan phúc đáp vai trò, vị trí của mình trong bộ máy nhà nước và cùng chung mục đích là bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 47)