Nâng cao năng lực cán bộ:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 75)

Nghị quyết hội nghị TW III khoá VIII của BCHTW Đảng cộng sản Việt nam đã nêu: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể . . .” [ 39, 132 ].

Quán triệt Nghị quyết của Đảng để nâng cao năng lực cán bộ, từ đó nâng cao vai trò VKSND trong xét xử vụ án hình sự. Trước hết theo chúng tôi cần phải xây dựng tiêu chuẩn chung của người tiến hành tố tụng trong đó có Kiểm sát viên, những tiêu chuẩn đó bao gồm:

Một là, Người tiến hành tố tụng phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức.

Hai là, Người tiến hành tố tụng phải có trình độ nghiệp vụ và chuyên môn vững vàng

Ngoài hai tiêu chuẩn nói trên, người tiến hành tố tụng cần phải có kinh nghiệm thực tế và kiến thức xã hội, đây phải xem là tiêu chuẩn bắt buộc để xem xét bổ nhiệm tư cách tiến hành tố tụng

Đối với ngành Kiểm sát thì lực lượng Kiểm sát viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Với thực trạng hoạt động trong những năm vừa qua, chúng tôi thiết nghĩ để nâng cao vai trò của VKS trong xét xử án hình sự cần phải có những giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Phúc đáp cho VKSND có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đặc biệt là bộ phận thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong xét xử các vụ án hình sự, số lượng biên chế phải phụ thuộc vào tình hình diễn biến tội phạm và số vụ án đưa ra truy tố, xét xử hàng năm.

Thứ hai, về chất lượng: Yêu cầu đặt ra đối với chất lượng Kiểm sát viên là phải có lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, có bản lĩnh nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế , xã hội. Vận dụng nhuần nhuyễn pháp luật trong thực thi nhiệm vụ và phải thông thạo tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt là thực hành quyền công tố tại phiên toà. Có như vậy, VKS mới phát huy hết vai trò trong xét xử các vụ án hình sự .

Để phúc đáp được những yêu cầu trên phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, công tác đào tạo phải đạt được yêu cầu của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị là " Đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp theo

hướng: Cán bộ có chức danh tư pháp phải có trình độ Đại học luật và được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh..." . Ngoài ra phải thường xuyên bồi dưỡng KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử, để họ là những người có phẩm chất và đạo đức, đã tốt nghiệp cử nhân luật và qua thực tiễn công tác có đủ điều kiện tiêu chuẩn của KSV các cấp và có năng lực sở trường về công tác này, có hình thức tác phong nhất định và phải qua đào tạo chức danh KSV tham gia xét xử tại phiên toà. Tuy nhiên do lịch sử để lại, trước mắt còn tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, đảm bảo 100% KSV thực hiện vai trò VKS trong xét xử vụ án hình sự có trình độ cử nhân luật. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm qua hoạt động công tố tại phiên toà, đặc biệt đối với vụ án phức tạp. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của lĩnh vực công tố; Nội dung bồi dưỡng, tập huấn là nhưng kiến thức mới về pháp luật, nghiệp vụ, những kỹ năng, kinh nghiệm sáng tạo có giá trị, quan tâm rút kinh nghiệm việc giải quyết các vụ trọng điểm có tính chất mẫu mực về cách tổ chức, về tính công khai, dân chủ, nghiêm minh trong tranh tụng tại phiên toà. Đồng thời phải định kỳ mở các đợt thi, kiểm tra tay nghề về những kiến thức và kinh nghiệm có liên quan, tiến tới thực hiện việc thi sát hạch trước khi bổ nhiệm.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức hội thảo, trao đổi, rút kinh nghiệm với Công tố viên nước ngoài có nhiều kinh nghiệm công tác để học tập, rút kinh nghiệm cho bản thân. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tế hoạt động của toàn ngành, học hỏi những mặt hay từ các nước khác. Từ đó khắc phục các hạn chế, phát huy những mặt làm được, khẳng định vai trò của VKS trong xét xử hình sự.

Trang bị đầy đủ phương tiện, kinh phí phục vụ công tác và giải quyết chế độ chính sách hợp lý đối với KSV. Một trong những khó khăn của việc điều tra, truy tố và xét xử hiện nay là không đủ phương tiện cần thiết đảm bảo ngang tầm với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh phí phục vụ công tác còn quá khiêm tốn, chế độ chính sách còn quá bất cập.

Đối với tổ chức trong nội bộ ngành kiểm sát cần tổ chức theo mô hình thông khâu, nghĩa là nhập bộ phận kiểm sát điều tra vào kiểm sát xét xử bởi lẽ tổ chức theo mô hình này sẽ khắc phục được những tồn tại khi tổ chức theo mô hình chuyên khâu như hiện nay, cụ thể, KSV tham gia xét xử được trực tiếp thụ lý vụ án thông qua hoạt động kiểm sát điều tra. Từ đó ngay từ đầu đã nắm được toàn bộ diến biến của vụ án từ công tác khám nghiệm hiện trường, lời khai, tang vật chứng . Đây là những yếu tố quan trọng để phát huy vai trò trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà. Bên cạnh đó tổ chức theo mô hình thông khâu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của toà án. Nêu tổ chức chuyên khâu thì toà án trả cho bộ phận Kiểm sát xét xử, bộ phận KSXX trả cho cơ quan điều tra sau đó mới trả cho toà án. Như vậy sẽ rất mất thời gian, điều này sẽ được khắc phục khi tổ chức theo mô hình chuyên khâu.

Để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử vụ án hình sự một cách tốt nhất, ngoài các biện pháp nghiệp vụ thì việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khâu Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử với Kiểm sát giam giữ cải tạo và Kiểm sát thi hành án là rất quan trọng và cần thiết. Mỗi quan hệ giữa các khâu nghiệp vụ không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ mà cả trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành.

Đối với việc kháng nghị bản án hoặc quyết định của toà án có vi phạm pháp luật theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, không chỉ là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của VKS. Vì vậy các cấp kiểm sát phải đặc biệt chú trọng đến công tác này, mà trước hết KSV sau khi tham gia xét xử phải phát hiện và báo cáo lãnh đạo để xem xét kháng nghị. Tránh khuynh hướng nể nả, ngại va chạm, bỏ qua, mà phải kiên quyết kháng nghị để khắc phục vi phạm đảm bảo pháp chế trong xét xử các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)