Quan hệ chế ước

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 46)

d. Tham gia và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:

1.3.1. Quan hệ chế ước

Tại phiên toà xét xử vụ án hình sự ở tất cả các thủ tục xét xử Toà án thông qua Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ toạ phiên toà) giữ vai trò điều khiển phiên toà, giữ kỷ luật phiên toà. Việc điều khiển và quyết định của Toà án (Thẩm phán chủ toạ phiên toà) về trật tự phiên toà có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia phiên toà, trong đó có KSV đại diện VKS giữ quyền công tố nhà nước tại phiên toà.

Song vai trò điều khiển của thẩm phán chủ toạ phiên toà (đại diện cho Toà án), không hề ngăn trở KSV thực hiện chức năng của mình, mà thông qua KSV tham gia xét xử thực hiện kiểm sát tuân theo pháp luật TTHS của các chủ thể tham gia xét xử trong đó có bản thân Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà đại diện cho Toà án. KSV thực hành quyền công tố có quyền kiến nghị, kháng nghị việc điều khiển của chủ toạ phiên toà cũng như những quyết định vi phạm pháp luật của HĐXX ( Điều 176, 206, 244 - BLTTHS, Điều 18 luật tổ chức VKSND).

Hội đồng xét xử có quyền áp dụng các biện pháp để nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án chứ không giới hạn bởi các tình tiết chứng cứ mà VKS đã đưa ra. Ví dụ: Xem xét tại chỗ vật chứng ( Điều 186 BLTTHS ). Xem xét nơi đã xảy ra tội phạm ( Điều 187 BLTTHS). Tuy nhiên, việc xem xét nay là để làm sáng tỏ vụ án nhưng khi ra quyết định pháp lý thì vẫn chịu chế ước về giới hạn xét xử theo Điều 170 BLTTHS. Đồng thời trong phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm mỗi quan hệ chế ước giữa VKS và Toà án còn được thể hiện ở việc các Thẩm phán (Chủ toạ phiên toà)

phải đảm bảo các quyền của KSV thực hành quyền công tố như : Chủ toạ phiên toà phải hỏi KSV có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm phán nhân dân, người giám định .v.. hay không ? ( Điều 176 BLTTHS); Hỏi KSV có đề nghị triệu tập thêm người làm chứng không... Điều 179 BLTTHS ; Trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ toạ phiên toà phải hỏi KSV có đề nghị hoãn phiên toà không ( Điều 179 BLTTHS ). Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận của KSV ( Điều 192 BLTTHS ) .

Trong xét xử các vụ án hình sự, với chức năng được giao VKS có quyền kiến nghị với toà án yêu cầu khắc phục những vi phạm và kháng nghị đối với những bản án hoặc quyết định của Toà án, nếu cho rằng Toà án xử không đúng pháp luật (kháng nghị cả bản án chưa có hiệu lực và đã có hiệu lực pháp luật bằng các hình thức kháng nghị phúc thẩm, giám đối thẩm hoặc tái thẩm) như vậy gắn với đối lập xét xử của Toà án nhưng vấn bị chế ước. Bằng cách đó cơ quan VKS chế ước cơ quan Toà án.

Ngược lại, các quy định về quyền hạn của Toà án trong xét xử hình sự thể hiện rất rõ sự chế ước của Toà án đối với VKS đó là:

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Toà án có quyền trả lại hồ sơ cho VKS để yêu cầu điều tra bổ sung theo Điều 154 BLTTHS .

Tại phiên toà HĐXX có quyền xử tuyên bị cáo về tội danh, khung hình phạt nhẹ hơn Viện kiểm sát truy tố, tuyên bị cáo không phạm tội, không chấp nhận kháng nghị của VKS. Trường hợp qua việc xét xử tại phiên toà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải được điều tra thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định khởi tố vụ án chuyển VKS để xem xét, quyết định việc điều tra.

Tóm lại, có thể nói rằng mối quan hệ chế ước được trình bày ở trên là thể hiện tính độc lập xét xử của Toá án, và tính độc lập đó cũng phải tuân theo pháp luật tố tụng hình sự là đối tượng kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc chức năng của VKS mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định

Thực tiễn cho thấy thực hiện nghiêm túc các chế định quan hệ chế ước lẫn nhau giữa VKS và Toà án đã đưa đến việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo pháp chế trong TTHS .

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)