d. Tham gia và kết luận tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:
1.3. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án trong xét xử vụ án hình sự
trong xét xử vụ án hình sự
Để hiểu được vai trò, vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, VKS nói riêng cần phải nghiên cứu mối quan hệ thông qua chức năng của các cơ quan trong hoạt động tố tụng mà cụ thể là trong xét xử vụ án hình sự .
Nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng của VKSND và Toà án nhân dân trong xét xử vụ án hình sự cũng như thực tiễn hoạt động thì mối quan hệ giữa VKSND và Toà án Nhân dân trong xét xử vụ án hình sự gồm có quan hệ phối hợp và quan hệ chế ước.
Trước hết khẳng định rằng quan hệ giữa VKS và Toà án là quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử. Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng, liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng ràng buộc nhau để cùng với chức năng bào chữa đảm bảo chu trình, thủ tục giải quyết vụ án hình sự đúng pháp luật, thiếu một trong các chức năng trên, TTHS không thể vận hành tốt được. Dù cho dưới hình thức tố tụng nào (Tố cáo, thẩm vấn hay tranh tụng) cả chức năng buộc tội và xét xử vẫn luôn tồn tại và như vậy tất yếu cơ quan VKS và Toà án phải tồn tại và quan hệ với nhau trong giải quyết án hình sự. Có cơ quan kiểm sát mà không có cơ quan Toà án và ngược lại thì không thể giải quyết vụ án được một cách khách quan, đúng pháp luật. Bởi vì công tác xét xử của Toà án chỉ đúng đắn khi VKS thông qua chức năng của mình, cùng với bào chữa kiểm tra được tất cả các chứng cứ và những tình tiết buộc tội cũng như các tình tiết và chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo. Tóm lại cả hai cơ quan đều thực hiện những chức năng cơ bản, chức năng chính của TTHS, cơ quan nào cũng quan trọng và không được phép coi trọng cơ quan này hay cơ quan khác. Tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, mỗi một cơ quan thông qua quá trình thực hiện chức năng có vai trò nhất định, chính vai trò từ quá trình thực hiện chức năng sẽ quyết định sự tồn tại tất yếu của chúng, là nhân tố để đảm bảo cho tiến trình TTHS được vận hành đúng mục đích.
Tuy rằng, giữa VKS và Toà án có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng cũng có tính độc lập nhất định. Cụ thể:
Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc hiến định: Điều 130 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định: “ Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ” chính nguyên tắc này là
điểm cơ bản phản ánh tính độc lập trong việc thực hiện chức năng của cơ quan Toà án ở tất cả các thủ tục xét xử hình sự biểu hiện như sau:
Khi xét xử tại phiên toà, Toà án không bị lệ thuộc vào phạm vi những tài liệu, chứng cứ mà VKS nêu trong cáo trạng. Toà án có quyền xem xét cả những tài liệu, chứng cứ mới do các bên tham gia tố tụng cung cấp tại phiên toà (Điều 188 BLTTHS) Toà án cũng không bị phụ thuộc vào sự đánh giá về mặt pháp lý đối với tội phạm của VKS tại phiên toà, có quyền tuyên bố bị cáo về tội nhẹ so với tội danh mà VKS truy tố và tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Khi xét xử phúc thẩm, Toà án không bị lệ thuộc vào kết luận màVKS nêu trong kháng nghị.
Khi xét xử giám đối thẩm hoặc tái thẩm, toà án có thể ra quyết định không chấp nhận kháng nghị của VKS hoặc không chấp nhận ý kiến phát biểu của đại diện VKS đối với những vụ án do Toà án kháng nghị.
Quan hệ giữa VKS và toà án trong xét xử vụ án hình sự thể hiện ở tất cả các thủ tục xét xử : Sơ thẩm, Phúc thẩm , Giám đốc thẩm và Tái thẩm. Tuy nhiên, về tính chất và mức độ của mối quan hệ đó ở từng thủ tục xét xử có khác nhau. Nội dung biểu hiện quan hệ như sau: