b. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:
2.1.5. Quan hệ giữa VKS và Toà án:
Trước hết cần khẳng định rằng, trong thời gian vừa qua trên cơ sở quan hệ phối hợp và chế ước theo quy định của pháp luật nên hai ngành đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, cụ thể VKS đã quan hệ tốt với toà án và ngược lại đã giải quyết được một khối lượng vụ án rất lớn, hàng năm đều tăng lên (như đã thống kê ở trên) từ đó mà góp phần để VKS hoàn thành vai trò của mình trong xét xử vụ án hình sự, kết quả quan hệ giưã toà án và VKS biểu hiện trên các nội dung sau đây:
Nhìn chung, Viện kiểm sát các cấp phối hợp tốt với Toà án để đưa các vụ án ra xét xử bảo đảm đúng thời hạn luật định. Vì Vậy, tốc độ và tỷ lệ giải quyết án ở cả bốn thủ tục xét xử: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm. được nâng lên. Riêng tỷ lệ xét xử ở thủ tục xét xử phúc thẩm đạt trên 90 %, có địa phương trước đây tồn đọng nhiều nhưng đến nay đã khắc phục được [ 13, 27]
Hai ngành đã đảm bảo tốt mối quan hệ trên cơ sở pháp luật, không vì quan hệ mà bỏ qua các quy định của pháp luật và cùng tôn trọng nhau, tạo điều kiện cho nhau, hỗ trợ nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật đã quy định cho từng ngành.
Tôn trọng và nghiêm túc xem xét thực hiện ý kiến, quan điểm của từng ngành. Đó là toà án đã nghiêm túc xem xét và thực hiện các quyết định của VKS như kháng nghị theo các thủ tục Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm, để đảm bảo pháp chế trong xét xử và VKS đã tôn trọng và phúc đáp các yêu cầu của toà án như điều tra bổ sung.
Hai ngành đã phối hợp tốt trong việc xét xử các vụ án trọng điểm, các vụ án lớn, phức tạp hoặc xét xử lưu động để phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Trong quá trình thực hiện chức năng không đặt vấn đề “Quyền Anh, quyền Tôi” mà cùng xác định chung một mục đích đó là giải quyết vụ án thật sự khách quan, toàn diện, đầy đủ đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật, không
để lọt tội, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích công dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội.
Tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự, KSV đã chấp hành tốt công tác điều khiển phiên toà của Thẩm phán chủ tọa phiên toà, đồng thời Chủ toạ phiên toà và HĐXX đã tạo điều kiện tốt để KSV thực hiện vai trò vừa là người buộc tội , vừa là người giám sát việc xét xử.
Quan hệ hai ngành thể hiện thông qua giao ban liên ngành, được duy trì thường xuyên đúng pháp luật.
Thống nhất kịp thời giữa hai ngành để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và những vấn đề mà liên ngành cấp dưới chưa thống nhất hoặc có vướng mắc.
Tóm lại, trong những năm gần đây (1997 đến 2001) ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong hoạt động để khẳng định vai trò của mình đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Một mặt ngành đã không ngừng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong xét xử vụ án hình sự. Mặt khác, trong hoạt động thực hiện chức năng của mình, VKSND luôn bám sát đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần khắc phục những vi phạm pháp luật của Toà án và các bên trong quá trình xét xử đảm bảo cho việc xét xử được nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong xét xử vụ án hình sự đạt được những thành tích trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Đội ngũ Kiểm sát viên đã nhận thức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp, luật Tổ chức VKSND, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự. Hơn nữa hoạt động của ngành đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ.
Kế thừa và phát huy kinh nghiệm đã tích luỹ qua nhiều năm, không chỉ về mặt nghiệp vụ mà cả về xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ Kiểm sát viên, cán bộ làm công tác kiểm sát xét xử hình sự.
Việc nghiên cứu quán triệt và vận dụng các quy định của BLHS và BLTTHS đảm bảo đúng đắn chính xác. Mặt khác, từ thực tiễn của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà những năm qua Ngành Kiểm sát đã chú trọng việc nghiên cứu, sơ kết đúc rút kinh nghiệm để rút kinh nghiệm chung và tổ chức tập huấn quán triệt chung trong ngành.
Có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan hữu quan đặc biệt là ngành Toà án để hướng dẫn áp dụng thống nhất một số quy định của hai bộ luật về hình sự, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng giữa các ngành.