KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐHTDTT TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐHTDTT TP.HCM

Tiền thân là Trường Trung học TDTT miền nam, được thành lập ngày 28/01/1976 (Quyết định số 68 của Tổng cục TDTT), đến ngày 26/10/1977 Trường đổi tên thành Trường Trung học TDTT Trung ương II. Đến ngày 18/9/1985 theo Quyết định số 234 của Hội đồng Bộ trưởng, Trường lại một lần nữa được đổi tên thành Trường ĐH TDTT II. Năm 2008, theo Quyết định 149/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Trường ĐH TDTT II được đổi tên thành Trường ĐH TDTT Tp. HCM.

Hơn 35 năm qua, Trường đã đào tạo 7.751 cán bộ có trình độ thạc sĩ, cử nhân, cao đẳng và Trung cấp TDTT, trong đó có 31 khóa ĐH chính quy; 57 khóa ĐH tại chức. Đồng thời, từ năm 1995 Trường bắt đầu đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đến nay có 17 khóa đào tạo với 360 thạc sỹ GDH, năm 2013 trường được Bộ GD và ĐT giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sỹ khoa học Giáo dục với 2 chuyên ngành GDTC và Huấn luyện thể thao. Ngoài ra, Trường cũng đã đào tạo 1.826 trình độ cao đẳng, chuyên tu và trung cấp TDTT. Liên kết với các đơn vị quốc tế trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường: Học viện Thể thao Thượng Hải, Đại học Thể thao Thiên Tân, Đại học thể thao Thẩm Dương (Trung Quốc), Đại học TT quốc gia Hàn Quốc, Đại học Tổng hợp Burapha (Thái Lan)...

2.1.2. Về cơ sở vật chất

Từ chỗ không có địa điểm chính thức, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy vô cùng thiếu thốn, Nhà trường đã nỗ lực khắc phục khó khăn để đảm bảo công tác đào tạo cán bộ TDTT cho các tỉnh, thành phía Nam. Tháng 9/1990, trường mới chính thức dời đến địa điểm mới tại Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh (12,6 ha), để ổn định lâu dài. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những dự án cải tạo và xây dựng mới những công trình thể thao, trang thiết bị hiện đại

30

phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và huấn luyện thể thao của Nhà trường đã được hình thành.

2.1.3. Đội ngũ cán bộ viên chức

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đội ngũ cán bộ, GV không ngừng lớn mạnh. Đến nay, với 216 cán bộ biên chế và hợp đồng trong đó có 15 GS-PGS. TS, 102 thạc sỹ, 99 cử nhân đã và đang thể hiện lòng nhiệt huyết, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao, cập nhật kiến thức để đào tạo đội ngũ cán bộ TDTT đạt được chất lượng theo yêu cầu của xã hội.

2.1.4. Giới thiệu Tổ Bộ môn GDH - Khoa Giáo dục thể chất

Tiền thân của Khoa Giáo dục thể chất là Bộ môn Lý luận được thành lập từ năm 1976 và đến tháng 7/2004, Bộ môn lý luận được tách ra thành Khoa Lý luận TDTT và Khoa Lý luận cơ sở nhằm đáp ứng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường. Đến tháng 10/2007, Khoa giáo dục thể chất được thành lập theo QĐ số 353 QĐ/ĐH II – TC của Hiệu Trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao -TPHCM, ký ngày 12/10/2007 qui định chức năng và nhiệm vụ như sau đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân TDTT chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất; quản lý và giảng dạy các tổ bộ môn như Tâm lý học, GDHĐC, Lý luận và phương pháp TDTT, Thể thao trường học, các môn thuộc nghiệp vụ sư phạm TDTT và các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất do Hiệu trưởng giao cho khoa tổ chức giảng dạy.

Tập thể GV của Khoa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình và tổ chức quản lý đào tạo chuyên ngành GDTC và giảng dạy các môn học như: Tâm lý học, GDHĐC, Lý luận và phương pháp TDTT, Thể thao trường học, các môn học nghiệp vụ sư phạm TDTT…Hiện nay Khoa có 10 GV, chuyên viên cơ hữu, 02 GV thỉnh giảng chuyên ngành GDHĐC và Tâm lý học.

Riêng Tổ Bộ môn GDH có 3 GV cơ hữu và mời giảng 3 GV. Với số lượng và trình độ GV như trên, hàng năm các GV của tổ GDH phải tham gia giảng dạy các học phần GDHĐC, GDH TDTT, lý luận dạy học và các môn nghiệp vụ sư phạm cho SV đại học chính qui toàn trường ở các chuyên ngành GDTC, HLTT, Y Sinh học TDTT, Quản lý TDTT, Thể thao giải trí, các khóa Đại học vừa học - vừa

31

làm. Ngoài ra cán bộ GV của Tổ còn phải tham gia quản lý đào tạo chuyên ngành GDTC như làm chủ nhiệm, cố vấn học tập, quản lý SV, cán bộ kểm soát ISO, làm công tác khoa học... Như vậy, với số lượng công việc và đội ngũ GV trên cho thấy việc đổi mới PPDH là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp ta thấy được lý do vì sao trong thời gian qua quá trình đổi mới PPDH lại gặp nhiều khó khăn trở ngại.

2.2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TDTT CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM

2.2.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình khung giáo dục đại học ngành GDTC nhằm

trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về GDTC; những phẩm chất cơ bản của người giáo viên TDTT trong các trường học của hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức: Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong lĩnh vực giáo dục thể chất, đặc biệt là giáo dục thể chất cho thanh thiếu niên; Có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đảm bảo hoàn thành tốt công tác dạy học môn Giáo dục thể chất trong các nhà trường.

Kỹ năng: Làm công tác đoàn thể, chủ nhiệm lớp; tư vấn và tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khoẻ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...; Có kỹ năng hướng dẫn và tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.

Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức của người giáo viên, GV nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, SV, yêu nghề; có đạo đức, tác phong mẫu mực và tinh thần trách nhiệm cao.

2.2.2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 ĐVHT chưa kể nội dung về Giáo dục thể chất và giáo dục Quốc phòng - an ninh (165 tiết). Trong đó kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu là 70 đvht. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 128 đvht bao gồm kiến thức cơ sở ngành: 30; kiến thức ngành: 78; thực tập nghề nghiệp: 10; khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10. Thời gian đào tạo: 4 năm.

32

2.2.3. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục thể chất được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 198 đvht, chưa kể phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp những những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết và có hệ thống, các học phần được bố trí phù hợp để SV có điều kiện tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc có sự tác động tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

Nhìn chung, chương trình đào tạo cử nhân TDTT chuyên ngành GDTC bao gồm 198 đơn vị học trình qui sang tín chí khoảng 120 cho thấy Môn GDHĐC đại cương ở phần kiến thức giáo dục đại cương và là môn bắt buộc với 3 đơn vị học trình - 45 tiết học. Nó có tầm quan trọng trang bị tri thức giáo dục đại cương cho SV qua đó giúp cho họ có thể vận dụng kiến thức giáo dục để điều chỉnh tư tưởng và hình vi của bản thân theo hướng tích cực để làm điều kiện quan trọng cho sự phát triển nhân cách đồng thời cũng góp phần cho SV có tri thức và kỷ năng giáo dục cần thiết trong môi trường giảng dạy TDTT sau này.

2.2.4. Khái quát chương trình môn GDHĐC trong chương trình đào tạo đại học chuyên ngành GDTC tại trường ĐH TDTT Tp.HCM. chuyên ngành GDTC tại trường ĐH TDTT Tp.HCM.

2.2.4.1. Đặc điểm môn Giáo dục học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục học là môn học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên. Môn Giáo dục học trang bị cho SV những lý luận cơ bản, hiện đại về Giáo dục học, hình thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục, tạo điều kiện để họ không ngừng tự nâng cao năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

2.2.4.2. Nội dung

Nội dung môn GDHĐC trong Trường ĐH TDTT Tp. HCM bao gồm các nội dung sau:

33

Phần I: Những vấn đề chung của Giáo dục học trình bày một cách tổng quát về

giáo dục, giáo dục học như: Chức năng của giáo dục; Giáo dục và sự phát triển nhân cách; Mục đích, nguyên lý giáo dục; Đối tượng, nhiệm vụ của giáo dục…..

Phần II: Lý luận giáo dục trình bày những vấn đề cơ bản, có hệ thống về lý luận giáo dục như Bản chất của quá trình giáo dục; Động lực của quá trình giáo dục; Các nguyên tắc, phương pháp, nội dung giáo dục.

2.2.4.3. Chương trình

Chương trình môn học được trình bày chi tiết [phụ lục 9]

2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM

2.3.1. Tổ chức khảo sát

- Mục tiêu khảo sát: Khảo sát tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Giáo dục học đại cương tại trường ĐH TDTT Tp.HCM.

- Nội dung khảo sát: Lập phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Giáo dục học đại cương tại trường ĐH TDTT Tp.HCM.

- Khách thể khảo sát: Giảng viên và sinh viên trường ĐH TDTT Tp.HCM.

- Phương pháp khảo sát: Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp sử dụng phiếu hỏi; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp xử lý: Sau khi đã khảo sát, người nghiên cứu nhập và xử lý

dữ liệu bằng phần mềm Microsoft exel 2007 và SPSS 16.

2.3.2. Kết quả khảo sát

Người nghiên cứu đã phát ra 450 phiếu, thu vào 420 phiếu, trong đó:

- Giảng viên 60 phiếu (12 phiếu khảo sát thực trạng giảng dạy, 12 phiếu khảo sát thực trạng PPDH N &GQVĐ, 36 phiếu góp ý giờ giảng).

- Sinh viên 180 phiếu khảo sát thực trạng học tập, 180 phiếu về đánh giá mức độ hài lòng về môn học

Thông qua phiếu khảo sát [phụ lục 1] về thực trạng dạy học môn GDHĐC tại Trường ĐH.TDTT Tp.HCM tác giả thu được kết quả như sau:

2.3.2.1. Về mục tiêu dạy học

34

Để tìm hiểu thực trạng kết quả học tập môn GDHĐC của SV, tác giả thống kê kết quả thi học phần sau học kỳ của SV theo các loại: Giỏi (8,5 - 10); Khá (7,0 – 8,4); Trung bình (5,5 – 6,9); Yếu (4,0 – 5,4); Kém (dưới 4,0). Sau khi xử lý số liệu thu được kết quả được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1:Kết quả học tập môn GDHĐC của SV K31, K32, K33 Khoa GDTC

Xếp loại Kết quả thi học phần Khóa 31 (n = 239 SV) Khóa 32 (n = 391 SV) Khóa 33 (n = 379 SV) Số lượng (SV) Tỷ lệ (%) Số lượng (SV) Tỷ lệ (%) Số lượng (SV) Tỷ lệ (%) Giỏi 5 2.09 2 0.51 3 0.79 Khá 13 5.44 69 17.65 19 5.01 Trung bình 95 39.75 157 40.15 195 51.45 Yếu 84 35.15 100 25.58 59 15.57 Kém 42 17.57 63 16.11 103 27.18 Tổng 239 100.00 391 100.00 379 100.00

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập môn GDHĐC của SV K31, K32, K33 Khoa GDTC

Kết quả thống kê ở bảng 2.1 được thể hiện trên biểu đồ 2.1 cho thấy phân loại khá, giỏi chiếm tỷ lệ ở 3 khóa rất thấp, trong khi đó phân loại từ mức trung bình, yếu, kém ở cả 3 khóa chiếm tỷ lệ rất lớn. Do vậy, kết quả điều tra trên phản ánh một thực trạng kết quả học tập của SV chưa cao, còn hạn chế. Từ kết quả đó, chúng ta nhận định rằng: SV cần có biện pháp để nâng cao chất lượng học tập ở môn GDHĐC. 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.09 5.44 39.75 35.15 17.57 0.51 17.65 40.15 25.58 16.11 0.79 5.01 51.45 15.57 27.18

35

b. Về thái độ

* Ý kiến của giảng viên

- Tính tích cực: Trưng cầu ý kiến của các GV trực tiếp giảng dạy môn GDHĐC trường ĐH TDTT Tp.HCM bằng câu hỏi: Theo thầy (cô) trong quá trình học tập môn GDHĐC, tính tích cực học tập của SV như thế nào? Sau khi xử lý số liệu, thu được kết quả ở bảng 2.2cho thấy: có 41.7% GV đánh giá SV tích cực học tập, có 33.3% GV đánh giá SV bình thường và 16.7% GV đánh giá SV ít tích cực và 8.3% SV không tích cực trong học tập. Như vậy, đa số GV đánh giá SV tích cực và bình thường trong học tập.

Bảng 2.2: Đánh giá của GV về tính tích cực học tập môn GDHĐC của SV GDTC STT Mức độ tích cực(n = 12) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất tích cực 0 0.0 2 Tích cực 5 41.7 3 Bình thường 4 33.3 4 Ít tích cực 2 16.7 5 Không tích cực 1 8.3 Tổng 12.0 100.0

- Thái độ học tập: Quan sát của GV đối với việc học tập của SV trong giờ học: Để có được các nội dung đánh giá tinh thần và thái độ của SV trong học tập môn GDHĐC, tác giả đã nghiên cứu một số tài liệu, tọa đàm và hỏi ý kiến GV có kinh nghiệm và thu được 8 nội dung nhỏ. Sau đó dùng nội dung này tiến hành phỏng vấn GV giảng dạy GDHĐC khoá 31, khoá 32, khóa 33. Có 3 mức độ trả lời: mức thường xuyên ứng với 3 điểm, mức thỉnh thoảng ứng với 2 điểm, và mức không bao giờ ứng với 1 điểm. Đề tài qui ước tỷ lệ % của tổng điểm thực tế trên tổng điểm tối đa nếu trên 80% có nghĩa là tinh thần và thái độ học tập của SV rất tích cực, từ 60% - 80% tích cực, từ 40 – 60% bình thường, 20 - 40% ít tích cực, 20% trở xuống không tích cực.

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.3 – phụ lục 8cho thấy, đa phần các GV cho rằng SV đến lớp đúng giờ, theo dõi các thông tin có liên quan đến môn học, không bỏ giờ học và cố gắng hoàn thành bài tập về nhà, không bỏ giờ học vượt quá qui định, hoàn thành tốt bài tập về nhà, tổng điểm % chiếm từ 80% trở lên, nhưng bên cạnh đó GV cũng cho rằng SV cũng chưa hết sức tập trung (72.2%), ra sức hoàn thành bài tập GV giao cho ở trên lớp (76.2%), chịu khó hỏi GV về bài học

36

trong và ngoài giờ học (69%) và nhiệt tình trao đổi, thảo luận bài học với bạn học trên lớp (52.4%). Kết quả tính toán cuối cùng của cả 8 nội dung cho thấy đạt 79.16 % theo qui ước thì tinh thần và thái độ học tập của SV ở mức tích cực.

* Ý kiến của sinh viên

- Sự hứng thú học tập của SV: Để điều tra về mức độ hứng thú học tập môn

GDHĐC của SV, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Khi học môn GDHĐC, bạn thấy có hứng thú không?

Khi xử lý số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Sự hứng thú của SV đối với môn GDHĐC

Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Rất hứng thú 9 5.0 Hứng thú 25 13.9 Ít hứng thú 98 54.4 Bình thường 26 14.4 Không hứng thú 22 12.2 Tổng 180 100.0

Từ kết quả điều tra SV về mức độ hứng thú học tập môn GDHĐC, có 5.0%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)