Một số quan điểm về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Một số quan điểm về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Một số quan điểm về dạy học nêu và giải quyết vấn đề như sau:

- Nhà giáo dục học Ba Lan V.Okôn cho rằng: “DH NVĐ là toàn bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hoá và củng cố các kiến thức tiếp thu được” [39, tr.103].

- I.Ia.Lecne cho rằng: “DH NVĐ là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình”. [19, tr.5 - 6].

- Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo: “Dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan cho họ” [4, tr.41].

Qua các định nghĩa của các tác giả trong và ngoài nước về phương pháp dạy học nêu vấn đề, mặc dù cũng có sự khác biệt nhưng các tác giả đều coi phương pháp dạy học nêu vấn đề là việc tổ chức quá trình dạy học bằng cách sáng tạo ra các tình huống có vấn đề, tạo ra ở học sinh nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn học sinh tự lực trong hoạt động nhận thức.

10

Từ những ý kiến trên, có thể nêu ra định nghĩa về phương pháp dạy học nêu vấn đề như sau: Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học đặt sinh viên trước một nhiệm vụ nhận thức thông qua những tình huống có vấn đề do GV đặt ra, SV ý thức được vấn đề đó và kích thích ở họ tính tích cực, chủ động tự lực giải quyết một cách sáng tạo hoặc dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, SV giải quyết vấn đề, kiểm tra kết luận rút ra nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)