Kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.6.Kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng

Để đánh giá giờ giảng, tác giả sử dụng “Phiếu góp ý giờ giảng” [phụ lục 6] đã được nhà Trường ban hành theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 với 5 mức đánh giá: Điểm 5: Rất tốt, Điểm 4: Tốt, Điểm 3: Trung bình, Điểm 2: Kém, Điểm 1: Rất kém. Đề tài qui ước tỷ lệ % của tổng điểm thực tế trên tổng điểm tối đa nếu trên 80% giỏi, từ 60% - 80% khá, từ 40 – 60% trung bình, 20 - 40% yếu, 20% trở xuống kém.

Theo qui định của thủ tục qui trình này thì mỗi lớp học sẽ bố trí GV dự giờ 1 lần, mỗi lần dự giờ góp ý gồm 3 GV. Ở khóa 31 có 5 lớp học chính qui, khóa 32 có 6 lớp học, khóa 33 có 8 lớp học, tổng cộng gồm 19 lớp ở các khóa bao gồm các lớp chuyên ngành GDTC, HLTT, YSHTDTT, QLTDTT, TTGT nhưng do điều kiện có hạn nên Khoa GDTC chỉ tổ chức dự giờ, góp ý giờ giảng môn GDHĐC mỗi GV giảng dạy được dự giờ góp ý 1 lần trong năm học. Tổng hợp lại có 12 lượt dự giờ, góp ý giờ giảng. Kết quả tính toán tổng hợp được trình bày ở bảng 2.25 – phụ lục 8.

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 2.25 (phụ lục 8) và biểu đồ 2.4 cho thấy có 10 tiêu chí góp ý, đánh giá giờ giảng trong đó tiêu chí số 3 (Thể hiện phương pháp

49

giảng dạy, nghệ thuật lôi cuốn, hấp dẫn người học) có tỷ lệ % thấp nhất là 58.9%,

kế đến là tiêu chí thứ 4 (Cách đặt câu hỏi gợi mở tính tích cực của SV; cách trả lời,

giải quyết vấn đề của GV rõ ràng, dễ hiểu) là 61.1%. 2 tiêu chí này đề cập đến

PPDH và nghệ thuật giảng dạy của GV được đánh giá thấp nhất so với các tiêu chí khác cao nhất là tiêu chí số 1(Sự phù hợp giữa mục đích, nội dung bài giảng với đối

tượng giảng dạy) là 74.4%. Nhìn chung, 10 tiêu chí có tỷ lệ % từ 58.9 – 74.4 nếu

đánh giá riêng lẽ so với tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí ở mức đánh giá là loại khá chỉ ngoại trừ tiêu chí số 3 là loại trung bình nhưng đánh giá tổng hợp bằng số điểm của 10 tiêu chí với 36 lượt góp ý (thể hiện trên 36 phiếu góp ý giờ giảng) là 66.78%.

Kết quả này cho thấy: các GV góp ý giờ giảng cho rằng giờ dạy của các GV chỉ ở mức khá và họ cũng đóng góp ý kiến rằng GV nên ứng dụng các PPDH mới, phù hợp hơn để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV hơn, làm cho SV hứng thú với học tập hơn vì SV vẫn còn thụ động trong quá trình lên lớp, SV chưa chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tinh thần tự học, tự nghiên cứu của SV còn hạn chế.

Biểu đồ 2.4: Tổng hợp kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng môn GDHĐC của GV 2.3.2.7. Kết quả họp tọa đàm chuyên môn sau môn học

Mỗi năm học, Khoa GDTC tổ chức tọa đàm chuyên môn mỗi môn học mà Khoa phụ trách 1 lần nhằm rút ra những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác giảng dạy, qua đó tìm ra biện pháp để khắc phục những sai lầm mắc phải trong quá trình giảng dạy. Vấn đề tọa đàm đặt ra: Thực trạng học tập môn GDHĐC của SV, biện pháp nào nâng cao chất lượng học tập môn GDHĐC cho SV?

Sau khi xử lý thông tin và số liệu, chúng tôi nhận thấy một số GV nhận xét đa số SV có động cơ học tập, có tinh thần học tập tích cực. Trong khi đó, cũng có GV

74. 4 65.0 58. 9 61. 1 71. 1 71.1 63.3 66.1 69.4 67.2 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TC8 TC9 TC10 %

50

nhận xét SV chưa có kỹ năng học tập, học tập còn thụ động, lên lớp ít phát biểu, ít tham gia đóng góp cho bài học, kỹ năng thực hành, vận dụng còn hạn chế, học tập còn qua loa, đối phó chưa đi sâu vào việc tìm tòi và nghiên cứu. Nhìn chung, đa số GV qua các cuộc tọa đàm chuyên môn cho rằng chất lượng học tập môn GDHĐC của SV vẫn còn thấp và đa số GV cũng đề xuất một vài biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của SV như sau:

- Đối với nhà trường: đảm bảo mỗi lớp học từ 30 – 50 SV với các trang thiết bị dạy học phù hợp với môn GDHĐC.

- Đối với giảng viên: luôn luôn trau dồi kỹ năng sư phạm, mạnh dạn ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong quá trình giảng dạy, khi ứng dụng cần minh chứng tính hiệu quả của PPDH đã sử dụng; GV nên gần gũi, thân thiện để hiểu SV hơn; cần hiểu rõ năng lực của SV để đưa ra các yêu cầu phù hợp nhằm gia tăng áp lực học tập vừa phải cho SV; yêu cầu chuẩn bị bài học ở nhà trước khi lên lớp và kiểm tra sự chuẩn bị đó; các bài tập cho SV thực hiện nên hướng vào thực tế cuộc sống và nghề nghiệp sau này; hướng dẫn, trang bị cho SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

Như vậy, kết quả tọa đàm chuyên môn sau môn học cho thấy: Về thực trạng học tập của SV chưa tốt lắm, chất lượng học tập chưa cao, SV chưa chủ động trong giờ học, chưa có phương pháp tự học hợp lý, chưa vận dụng được kiến thức môn học. Về giảng dạy, GV chưa ứng dụng nhiều PPDH hiện đại phù hợp trong quá trình giảng dạy môn GDHĐC, chưa hướng cho SV khả năng tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ.

Nhận xét:

Khi phân tích thực trạng giảng dạy môn GDHĐC tại Trường cho thấy: Kết quả kiểm tra, thi cử của SV phân loại yếu, kém, trung bình chiếm tỷ lệ % ở các khóa học tương đối cao, trong khi đó mức độ nhận thức, tinh thần, thái độ học tập, sự hứng thú, mức độ hài lòng của SV đều thể hiện ở các mức đánh giá có chiều hướng tốt. Đến đây, chúng ta mới thấy tại sao các tiêu chí đánh giá này có chiều hướng tốt mà kết quả học tập chưa tốt lắm? Phải chăng GV chưa ứng dụng các PPDH hiện đại phù hợp vào trong QTDH mà vẫn duy trì sử dụng các PPDH truyền thống? Để làm rõ các vấn đề này, thông qua tổng hợp, phân tích kết quả góp ý, đánh giá giờ giảng

51

của GV và kết quả tọa đàm góp ý chuyên môn sau môn học cho thấy: Việc ứng dụng các PPDH mới, phù hợp để tăng tính tích cực, tự giác học tập của SV và làm cho SV hứng thú với môn học vẫn còn hạn chế, GV chưa hướng cho SV khả năng tự học. Như vậy, kết quả thăm dò thực trạng học tập môn GDHĐC của SV và giảng dạy của GV nói lên rằng cần ứng dụng PPDH mới, phù hợp với môn GDHĐC và phù hợp với năng lực học tập của SV để nâng cao kết quả học tập của SV ngày càng tốt hơn.

2.4. NGUYÊN NHÂN VỀ HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT Tp.HCM

2.4.1 Nguyên nhân chủ quan

- Bản thân người GV chưa thực hiện việc đổi mới PPDH một cách tích cực, còn bỡ ngỡ với các PPDH mới nên chủ yếu vẫn sử dụng PPDH cũ.

- SV chưa có kỹ năng học tập trong khi giảng viên sử dụng các PPDH tích cực. Người học chưa thích nghi tốt với các hoạt động nhóm, chưa thật sự hợp tác trong quá trình học.

- Thời gian chuẩn bị cho các tiết dạy học tích cực nhiều, như thời gian chuẩn bị, soạn câu hỏi, là điều làm ảnh hưởng đến việc sử dụng PPDH tích cực.

- Tính tích cực tự chủ của SV phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức, quản lý giờ dạy của GV. Do đó trong lớp học theo kiểu truyền thống, SV ít có thời gian và cơ hội để tranh luận, trao đổi. Vì thế, SV không được rèn luyện kỹ năng tổ chức, kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến, dẫn đến việc SV học thụ động, quen với việc học thuộc lòng và làm bài tập như đã được hướng dẫn.

- SV cũng chịu nhiều áp lực bởi mục tiêu thi cử, dẫn đến thái độ thực dụng của các em trong học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Nguyên nhân khách quan

- Nội dung kiến thức môn học còn nặng về lý thuyết, khô khan, chưa hấp dẫn sinh viên vì SV chưa thấy rõ kiến thức đó giúp gì cho cuộc sống.

- Do cách tiến hành kiểm tra đánh giá của giảng viên về môn học vẫn mang tính nhớ và tái hiện tài liệu, cách đánh giá chưa sát với thực tiễn vận dụng. Đánh giá chưa thường xuyên, thiếu khách quan.

52

- Khối lượng kiến thức môn học lớn, nhưng quỹ thời gian dành cho thì ít vì thế nên bản thân giảng viên, chưa thực sự dám vận dụng PPDH mới vào giảng dạy.

- Một số PPDH còn mới và ít tài liệu nên một số giảng viên vẫn chưa hiểu rõ về các PPDH này, vì thế chưa dám mạnh áp dụng trong khi lên lớp.

- Các phương tiện tiện phục vụ cho quá trình dạy học còn thiếu.

2.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG PPDH NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GDHĐC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM.

Mục tiêu giáo dục - đào tạo không chỉ tạo ra những nhà khoa học giỏi về tri thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề mà còn trang bị cho họ phương pháp giải quyết vấn đề một cách tích cực, chủ động và hiệu quả cao nhất trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, nhằm phát huy vai trò của người học, lấy người học làm trung tâm nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay.

Song song đó, thực tiễn giáo dục trước đây ở nước ta cho thấy, các PPDH truyền thống có nhiều ưu điểm như khắc phục được tình trạng khan hiếm tài liệu, giáo trình trong giảng dạy, người học chỉ cần tới lớp đó lĩnh hội đầy đủ thông tin do GV cung cấp... Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều các PP này sẽ làm cho người học vào thế thụ động, ỷ lại hoàn cảnh, làm cho người học thiếu tự tin khi gặp phải những vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến chuyên môn và cuộc sống của họ. Để khắc phục hạn chế trên, một trong những giải pháp cơ bản tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục - đào tạo đó là sử dụng các PPDHTCmang lại hiệu quả mà một trong những PPDH mang lại hiệu quả cao đó là PPDH nêu và GQVĐ.

Xuất phát từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ để giảng dạy môn GDHĐC ở trường ĐH TDTT Tp.HCM, tác giả nhận thấy sử dụng PPDH nêu và GQVĐ trong giảng dạy GDHĐC là rất cần thiết vì:

Thứ nhất, PPDH nêu và GQVĐ không chỉ là PPDH cần thiết trong quá trình

dạy học môn GDHĐC mà nó cũng rất cần thiết trong QTDH ở tất cả các môn học thuộc khoa học xã hội. Có thể khẳng định điều này bởi PP này cho phép nâng cao chất lượng của bài dạy, tạo nên tính hứng thú học tập, nâng cao nhận thức, phát huy

53

được tính tích cực học tập trong quá trình học tập trên lớp của SV. Bản thân các tình huống có vấn đề luôn chứa đựng những mâu thuẫn giữa tri thức đã biết và chưa biết, đòi hỏi phải được giải quyết một cách sáng tạo, nếu khai thác được sẽ giúp người học hiểu nhanh, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo trong quá trình học tập. Mặt khác, thông qua các hình thức thực hiện mà người dạy còn thu được các thông tin phản hồi từ phía người học, từ đó kịp thời điều chỉnh hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề, điều chỉnh QTDH sao cho đạt được hiệu quả cao nhất mà lại tiết kiệm được thời gian một cách tối ưu nhất trên lớp của GV.

Thứ hai, PPDH nêu và GQVĐ có khả năng thâm nhập vào hầu hết các PPDH

khác vừa phát huy ưu điểm sẵn có của PP này, vừa làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn. Thực tế cho thấy rằng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các PPDH truyền thống. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của PPDH hiện có đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học hiện nay.

Thứ ba, PPDH nêu và GQVĐ có thể và cần được vận dụng ở tất cả các loại bài giảng và các khâu của quá trình dạy học môn GDHĐC (phần Lý luận giáo dục) như: giảng bài mới, hệ thống hoá và hướng dẫn ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả....

Thứ tư, trong thực tiễn giảng dạy môn GDHĐC tại trường ĐH TDTT

Tp.HCM cho thấy có rất nhiều SV TDTT mang tâm lý cho rằng đây là môn học lý thuyết khó hiểu, trừu tượng nhưng SV vẫn cho rằng đây là môn học có ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của con người, có liên quan đến chuyên môn giảng dạy sư phạm TDTT của SV sau này nhưng việc học như thế nào để có thể thông hiểu và có thể vận dụng được là điều quan trọng. Đây là tư tưởng rất rõ ràng và mong đợi của SV nhưng phần lớn GV sử dụng PP thuyết trình truyền thống trong giảng dạy môn GDHĐC là chủ yếu cũng dễ gây ra cho SV tâm lý thụ động, trông chờ, SV không có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở về những tri thức của bài giảng, SV ít có cơ hội trao đổi với GV, chi tiếp nhận thông tin một chiều là chủ yếu.

54

Như vậy, căn cứ vào những lý do trên có thể khẳng định rằng việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong giảng dạy môn GDHĐC là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này tại trường trong giai đoạn hiện nay.

55

Kết luận chương 2

Về nội dung chương trình môn học: tương đối phù hợp mặt kiến thức cần truyền đạt cho SV. Mỗi lớp trình độ tiếp thu của người học là khác nhau. Vì thế, GV cần phải vận dụng PPDH sao cho phù hợp với từng cá nhân, tức là có chú trọng đến đặc điểm, khả năng từng người học.

Về phương tiện dạy học: cở sở vật chất phụ vụ cho giảng dạy chưa đáp ứng với nhu cầu học của SV. Mặt khác, trang thiết bị đồ dung dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV.

Về phương pháp dạy học: GV thường xuyên sử dụng phương pháp truyền thống suốt buổi học nên chưa tạo được tính tích cực học tập ở người học. Do đó, việc thay đổi PPDH là cần thiết cho việc giảng dạy môn GDHĐC hiện nay.

Về phát huy tính tích cực người học: chưa được chú trọng, GV chỉ yêu cầu SV đọc trước bài ở nhà, nhưng không hướng dẫn cho người học đọc như thế nào.

Về hình thức kiểm tra đánh giá: GV thường xuyên ra đề tự luận do đó không đánh giá được tính khách quan của bài kiểm tra. Cần sử dụng các hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan theo nhu cầu của sinh viên. Do đó, khi ra đề kiểm tra GV cần chú ý đến mục tiêu về nội dung, không ra đề theo cảm tính cá nhân, có như vậy việc kiểm tra đánh giá mới đạt hiệu quả.

Về lựa chọn giải pháp để vận dụng: phần lớn GV dạy bộ môn GDHĐC đã có nhận thức đúng đắn về bản chất, tầm quan trọng của PPDH nêu và GQVĐ. Họ luôn có thái độ hưởng ứng, ủng hộ việc sử dụng phương pháp này trong QTDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thực trạng về dạy học môn GDHĐC hiện nay ta nhận thấy GV sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu chưa phát huy được tính tích cực ở người học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)