8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Đội ngũ cán bộ viên chức
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đội ngũ cán bộ, GV không ngừng lớn mạnh. Đến nay, với 216 cán bộ biên chế và hợp đồng trong đó có 15 GS-PGS. TS, 102 thạc sỹ, 99 cử nhân đã và đang thể hiện lòng nhiệt huyết, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao, cập nhật kiến thức để đào tạo đội ngũ cán bộ TDTT đạt được chất lượng theo yêu cầu của xã hội.
2.1.4. Giới thiệu Tổ Bộ môn GDH - Khoa Giáo dục thể chất
Tiền thân của Khoa Giáo dục thể chất là Bộ môn Lý luận được thành lập từ năm 1976 và đến tháng 7/2004, Bộ môn lý luận được tách ra thành Khoa Lý luận TDTT và Khoa Lý luận cơ sở nhằm đáp ứng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường. Đến tháng 10/2007, Khoa giáo dục thể chất được thành lập theo QĐ số 353 QĐ/ĐH II – TC của Hiệu Trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao -TPHCM, ký ngày 12/10/2007 qui định chức năng và nhiệm vụ như sau đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân TDTT chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất; quản lý và giảng dạy các tổ bộ môn như Tâm lý học, GDHĐC, Lý luận và phương pháp TDTT, Thể thao trường học, các môn thuộc nghiệp vụ sư phạm TDTT và các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất do Hiệu trưởng giao cho khoa tổ chức giảng dạy.
Tập thể GV của Khoa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình và tổ chức quản lý đào tạo chuyên ngành GDTC và giảng dạy các môn học như: Tâm lý học, GDHĐC, Lý luận và phương pháp TDTT, Thể thao trường học, các môn học nghiệp vụ sư phạm TDTT…Hiện nay Khoa có 10 GV, chuyên viên cơ hữu, 02 GV thỉnh giảng chuyên ngành GDHĐC và Tâm lý học.
Riêng Tổ Bộ môn GDH có 3 GV cơ hữu và mời giảng 3 GV. Với số lượng và trình độ GV như trên, hàng năm các GV của tổ GDH phải tham gia giảng dạy các học phần GDHĐC, GDH TDTT, lý luận dạy học và các môn nghiệp vụ sư phạm cho SV đại học chính qui toàn trường ở các chuyên ngành GDTC, HLTT, Y Sinh học TDTT, Quản lý TDTT, Thể thao giải trí, các khóa Đại học vừa học - vừa
31
làm. Ngoài ra cán bộ GV của Tổ còn phải tham gia quản lý đào tạo chuyên ngành GDTC như làm chủ nhiệm, cố vấn học tập, quản lý SV, cán bộ kểm soát ISO, làm công tác khoa học... Như vậy, với số lượng công việc và đội ngũ GV trên cho thấy việc đổi mới PPDH là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp ta thấy được lý do vì sao trong thời gian qua quá trình đổi mới PPDH lại gặp nhiều khó khăn trở ngại.
2.2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TDTT CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM