Điều kiện vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.7.Điều kiện vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

1.4.4.1. Đối với nhà trường

Để vận dụng hiệu quả các PPDHTC nói chung, PPDH nêu và GQVĐ nói riêng trong quá trình dạy học môn GDHĐC thì lãnh đạo nhà trường cần phải quán triệt đường lối đổi mới giáo dục, nhận thức một cách đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc áp dụng các PPDHTC đối với chất lượng đào tạo của nhà trường. Khuyến khích, động viên GV các bộ môn nói chung tích cực đổi mới PPDH. Đây là một điều kiện quan trọng để mỗi GV thường xuyên thực hiện trong quá trình giảng dạy và công việc này nhà trường nên lấy làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của GV.

Nhà trường cần có phương hướng cụ thể về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc phục vụ dạy học. Trang bị đầy đủ tủ sách giáo trình, tài liệu tham khảo. Đặc biệt, để phát huy hiệu quả của PPDH, cần chú ý bồi dưỡng PPDH cho GV. Cần có một số cơ chế khuyến khích và quan tâm giúp đỡ đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần để GV, nhất là giáo viên trẻ yên tâm công tác.

1.4.4.2. Đối với giáo viên

Để đạt hiệu quả cao khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn GDHĐC, người GV không những phải có trình độ văn hoá, trình độ trí tuệ, tư duy mà phải có cả thái độ, kỹ năng, trách nhiệm, cởi mở trong giờ học trên lớp để tạo không khí thoải mái, có như vậy mới phát huy được khả năng tích cực của SV.

GV ngoài việc nắm vững bản chất của PPDH nêu và GQVĐ, để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả PPDH này thì phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

- Giảng viên phải được đào tạo chu đáo, đúng chuyên môn: Đối với PPDH

nêu và GQVĐ, một PP có nhiều ưu thế nhưng vận dụng khó, càng đòi hỏi GV phải nắm chắc nội dung. Nếu hiểu nội dung một cách mơ hồ thì không thể tiến hành dạy học bằng PPDH nêu và GQVĐ. Rõ ràng, không thể dạy tốt, dạy hay khi GV không hiểu sâu sắc kiến thức mình dạy. Có nắm vững kiến thức chuyên môn GV mới có thể khai thác, sắp xếp một cách khoa học các thông tin từ sách vở, tài liệu, các phương tiện thông tin liên quan tới nội dung dạy học. Có nắm vững kiến thức chuyên môn GV mới có đủ tự tin khi đứng trên lớp, không e ngại trước thắc mắc

26

của học trò, băn khoăn của đồng nghiệp cũng như những đòi hỏi của các cấp quản lý và của SV.

- Giảng viên phải có tâm với nghề nghiệp: Có tâm với nghề ở mỗi GV thể

hiện ở hai mặt chính là yêu nghề và yêu người. Bởi vậy, mỗi GV khi xác định được con đường mình đang đi, sự nghiệp mình đang giữ thì trước hết phải yêu nghề. Yêu nghề được thể hiện ở chỗ biết vượt khó, say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tri thức, chuyên môn giảng dạy. Để thực hiện mỗi bài giảng ở trên lớp, người GV phải làm việc với nhiều công đoạn, từ lập kế hoạch bài giảng, thiết kế bài giảng, thiết kế các hoạt động dạy và học, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá. GV phải biết áp dụng công nghệ hiện đại, biết lựa chọn các tư liệu hình ảnh phù hợp làm cho bài giảng thêm sinh động thu hút sự chú ý của SV; đồng thời phải chú ý ngữ điệu, ngôn ngữ cho phù hợp với bài giảng, phù hợp với đối tượng SV bởi hoạt động giảng dạy không chỉ mang tính giáo dục mà còn mang tính giáo dưỡng. Nhưng để thực sự trở thành người GV có tâm với nghề nghiệp thì việc giỏi về chuyên môn, vững tay nghề vẫn chưa đủ mà người GV phải có tình yêu thương con người, tình cảm yêu quý, tôn trọng SV; tận tình bảo ban, khuyên nhủ, động viên, chia sẻ giúp SV vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.Trong môi trường sư phạm, người GV không chỉ truyền thụ cho SV tri thức, mà còn phải dạy cho SV cả về tư cách đạo đức và biết định hướng cho tương lai, sự nghiệp của mình. Đồng thời, GV cần chỉ cho SV thấy được lương tâm của nghề nghiệp và trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước. Hội tụ đủ các yếu tố trên, người GV mới thực sự là người có tâm với nghề nghiệp và xứng đáng là “kỹ sư tâm hồn” của thế hệ trẻ tương lai.

1.4.4.3. Đối với sinh viên

Quá trình dạy học theo quan điểm dạy học hiện đại là sự tương tác giữa hai chủ thể dạy (GV), chủ thể học (SV), cho nên để thực hiện có hiệu quả việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học môn GDHĐC thì SV cần đáp ứng được yêu cầu sau đây:

- SV đã nhận thức tới một trình độ nhất định: PPDH nêu và GQVĐ không

27

SV đã có khả năng tư duy, đã hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho học tập môn GDHĐC và giải quyết được những nhiệm vụ nhận thức do GV đề ra.

- Sinh viên phải có đủ tài liệu: Tài liệu học tập là một trong những yêu cầu

không thể thiếu được đối với SV khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ, là cơ sở để SV bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu những tri thức trước khi lên lớp. Việc có đủ tài liệu học tập có tác dụng rút ngắn thời gian ghi nhớ tri thức, kéo dài thời gian vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

- Sinh viên phải chủ động, tích cực trong học tập: Không chỉ yêu cầu về trình

độ, mà PPDH nêu và GQVĐ còn đòi hỏi ở thái độ tích cực, chủ động của SV. Sẽ không thể vận dụng tốt PPDH này nếu SV không tự giác tham gia vào QTDH, thụ động chỉ ngồi nghe GV nói hoặc GV bảo như thế nào thì miễn cưỡng làm theo mà không động não, không suy nghĩ. Vì vậy SV phải chủ động tiếp thu kiến thức, phải có nhu cầu tìm hiểu, tìm tòi những kiến thức mới.

Tóm lại: Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là một hướng của dạy học tích cực. Cơ sở tâm lý của PPDH này là dựa trên sự hình thành động cơ học tập của SV, phát triển hứng thú của người học nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của SV. Bản chất của PPDH nêu và GQVĐ là đặt sinh viên trong những tình huống có vấn đề, kích thích người học tích cực suy nghĩ giải quyết nó, biến người học từ vị trí thụ động sang vị trí chủ động tự giải quyết vấn đề cần biết.

28

Kết luận chương 1

Chương 1 đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam, giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày làm nổi bật các nội dung liên quan đến PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học như khái niệm, quy trình dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, ưu nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào giảng dạy môn GDH tại trường ĐH TDTT Tp.HCM.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM 2.1.1. Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)