8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Bản chất của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là đặt ra trước SV một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển SV vào tình huống có vấn đề, kích thích SV tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của SV trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho SV tích cực tự giác trong việc giành lấy kiến thức một cách độc lập [41].
Nói cách khác, bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là giới thiệu cho SV một cách chính xác, đầy đủ về các vấn đề của tình huống, qua đó tạo động lực cho việc nghiên cứu và trao đổi của SV, từ đó SV có được những nội dung kiến thức.
Như vậy, dạy học nêu và giải quyết vấn đề có 3 đặc trưng cơ bản sau đây: 1. Giáo viên đặt ra trước SV một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và chưa biết, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm gọi là những bài toán nêu vấn đề ơritstic.
2. Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán như mâu thuẫn của nội tâm mình và được đặt vào THCVĐ, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó.
3. Trong quá trình tổ chức giải bài toán, SV lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức cả cách giải và do đó có được tâm lý tích cực nhận thức một cách sáng tạo [26].
Như vậy, khác với những kiểu dạy học truyền thống – SV chỉ nhằm mục đích là giải được bài toán và ghi nhớ kiến thức đã học được, trong dạy học giải quyết vấn đề thì việc xây dựng các bài toán nhận thức là mục đích quan trọng. Chính các bài toán nhận thức đó sẽ gây ra nhu cầu và động cơ nhận thức, thúc đẩy
11
sự tìm tòi sáng tạo của SV. Mục tiêu của dạy học giải quyết vấn đề là giúp SV nắm vững nội dung và có được các kĩ năng giải quyết các vấn đề có thực trong cuộc sống.