Các kiểu dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.4. Các kiểu dạy học nêu và giải quyết vấn đề

1.3.4.1. Trình bày nêu vấn đề

Đây là hình thức trình bày bài giảng của GV bằng thủ pháp gây tình huống nhằm lôi cuốn sự chú ý của SV bằng cách diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở hoặc đặt ra những câu hỏi.

Đặc điểm của kiểu dạy học trình bày nêu vấn đề cho phép người học theo dõi logic của tiến trình bài học từ đó nảy sinh thắc mắc, hoài nghi, nhờ đó giúp SV bồi dưỡng năng lực nhìn thấy vấn đề.

Trong dạy học kiểu trình bày nêu vấn đề cho phép GV diễn đạt vấn đề một cách logic và chặt chẽ, trong quá trình học tập cho phép SV nghe hoặc dự đoán bước nghiên cứu tiếp theo của mình hoặc theo cách khác. Do đó vận dụng kiểu dạy học trình bày nêu vấn đề là việc trình bày của GV bằng câu hỏi gợi mở, nghi vấn hướng SV vào các THCVĐ nhằm gây ra thắc mắc hoài nghi, để giúp cho họ năng lực nhìn thấy vấn đề, kỹ năng nhìn thấy nhiều lời giải, từ đó lĩnh hội được nội dung bài học.

Thực chất kiểu dạy học của PP này là: sau khi tạo ra THCVĐ, người GV chẳng những nêu lời giải cuối cùng mà còn vạch ra logic của quá trình đi đến lời giải cùng với những mâu thuẫn, những lệch lạc và còn nêu ra nguồn gốc phát sinh những mâu thuẫn, lệch lạc đó. Từ đó nêu ra luận cứ cho mỗi bước tiến tới lời giải cuối cùng.

Sử dụng hình thức trình bày nêu vấn đề nhằm giải quyết những bài giảng khó, những vấn đề phức tạp mà học sinh không thể tự giải quyết được hoặc bước đầu giúp học sinh làm quen và có khái niệm về dạy học nêu vấn đề.

1.3.4.2. Nêu vấn đề một phần

Khi một bài học mà nội dung kiến thức của bài học đó hoặc đề cập tới vấn đề mới mà SV không thể tự lực giải quyết được, còn nội dung kiến thức của phần tiếp theo SV có thể tự giải quyết trên nền tảng kiến thức của phần trước thì áp dụng hình

18

thức dạy học này là cần thiết. Trong quá trình vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề một phần GV trình bày bài giảng theo kiểu nêu vấn đề nhưng chỉ tập trung vào một phần hoặc chỉ giải quyết vấn đề đến một chừng mực nào đó, còn lại tiếp tục cho SV tự lực giải quyết. Ở đây SV bắt đầu tham gia giải quyết một phần vấn đề, giải quyết một hay một số bước chứ không phải toàn bộ vấn đề.

Như vậy, thực chất của kiểu dạy học nêu vấn đề một phần là GV lập kế hoạch các bước giải, lập kế hoạch cho quá trình đi đến lời giải hay làm cho quá trình đó trở nên dễ giải hơn, còn SV thì tự lực giải quyết một phần vấn đề mà thôi.

1.3.4.3. Nêu vấn đề toàn phần

GV đưa ra vấn đề cùng hệ thống các câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở... để dẫn dắt SV độc lập giải quyết vấn đề và rút ra kết luận. Về thực chất là GV tổ chức cho SV nghiên cứu nội dung khoa học của bài học một cách sáng tạo.

Nêu vấn đề toàn phần là kiểu khá điển hình của dạy học nêu vấn đề. Phương thức này đảm bảo phát huy tới mức cao nhất sự phát triển khả năng tư duy sáng tạo của SV, hình thành ở người học những tri thức, kỹ năng kỹ xảo mới, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú.

Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nêu vấn đề toàn phần còn tùy thuộc vào nội dung kiến thức của bài học, tùy thuộc vào trình độ đồng đều của SV, vào sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương pháp tiến hành của GV và ý thức chủ động, tự giác của SV trong học tập.

1.3.4.4. Nêu vấn đề có tính giả thuyết

Kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết là GV đưa vào bài học một số giả thuyết, quan điểm có tính mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng THCVĐ thuộc loại giả thuyết. Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi SV phải lựa chọn quan điểm nào đúng và phải có sự lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình, đồng thời phải phê phán chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, phản khoa học.

Kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết có những đặc điểm như:

- Kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết sẽ đưa SV vào các quan điểm, giả thuyết khác nhau bắt buộc SV phải tìm tòi, lựa chọn quan điểm nào đúng để dần đi tới chiếm lĩnh tri thức mới.

19

- Kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết rèn luyện cho SV khả năng so sánh, phân tích, tư duy, lập luận khoa học, đem lại cho họ sự hứng thú và tích cực cao hơn khi tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề.

Để giúp SV có cơ sở đối chiếu, đánh giá hoặc phê phán quan điểm, giả thuyết trong những trường hợp cần thiết GV nên trình bày rõ về lịch sử khoa học của vấn đề; hoàn cảnh, điều kiện đã làm nảy sinh những quan điểm, giả thuyết, phương pháp tiếp cận... tức là mở rộng thông báo để SV có điều kiện thuận lợi trong quá tŕnh tiến tới phán đoán, kết luận vấn đề.

1.3.4.5. Nêu vấn đề mang tính chất so sánh tổng hợp

Kiểu nêu vấn đề này thường sử dụng số liệu thống kê để phân tích và rút ra kết luận. Kiểu nêu vấn đề này có ưu thế là: thông qua số liệu, dữ liệu thống kê cho phép thể hiện một cách ngắn gọn quá trình và hiện tượng kinh tế - xă hội. Mặt khác, nó góp phần làm tăng tính chính xác, tính thuyết phục của vấn đề, đồng thời rèn luyện cho học sinh biết phân tích, khai thác những tri thức thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)