Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:

Một phần của tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Địa Lý Phần Địa Lý Việt Nam (Trang 139)

- Giàu cĩ về khống sản để phát triển cơng nghiệp:

d) Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Vùng biển và bờ biển cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khống sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thơng vận tải biển.

- Việc khai thác dầu khí với quy mơ ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng.

- Việc phát triển cơng nghiệp lọc, hố dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hố lãnh thổ của vùng (nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

- Vai trị của kinh tế biển đối với vùng Đơng Nam Bộ:

+Vùng biển và bờ biển Đơng Nam Bộ cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp KT biển:khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khống sản ở vùng thềm lục địa (dầu khí), du lịch biển và GTVT biển.

+ Hoạt động kinh tế biển đã cĩ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ của vùng:

• Hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng với ngành dầu – khí là chủ chốt: Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng nhất là ở Bà Rịa – Vũng Tàu; Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước nay cịn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí; việc phát triển cơng nghiệp lọc dầu, hố dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hố lãnh thổ của vùng.

• Hoạt động đánh bắt thủy hải sản, giao thơng vận tải, du lịch biển cũng mang lại nguồn thu lớn cho vùng.

+Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết tốt vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

- Phương hướng nhằm khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa Đơng Nam Bộ: + Đẩy mạnh việc khai thác dầu khí, xây dựng các trung tâm cơng nghiệp lọc dầu, hĩa dầu và phát triên mạnh cum điên - đạm Phú My…

+ Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuơi trồng thủy hải sản ở các vũng vịnh cĩ tiềm năng.

+ Tập trung khai thác, phát triển các hoạt động du lịch biển tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu; đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu (cụm cảng Sài Gịn, cụm cảng Vũng Tàu).

+ Trong khai thác, phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý giải quyết tốt vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí gây nên.

Điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

Tuy chỉ cĩ Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu là giáp biển nhưng tài nguyên biển của Đơng Nam Bộ rất phong phú và đa dạng.

- Thế mạnh để phát triển ngành khai thác tài nguyên sinh vật biển và nuơi trồng thủy sản nước lợ:

+ Vùng biển Đơng Nam Bộ cĩ nguồn lợi hải sản phong phú. Trữ lượng cá biển chiếm tới gần 40% trữ lượng cá biển cả nước. Đơng Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.

+ Bờ biển cĩ điều kiện lý tưởng để xây dựng các cảng cá; ven biển cĩ rừng ngập mặn thuận lợi để nuơi trồng thủy sản nước lợ, nuơi trồng ở các đảo.

- Thế mạnh để phát triển ngành khai thác khống sản vùng thềm lục địa:

+ Thềm lục địa Đơng Nam Bộ là khu vực cĩ tiềm năng (trữ lượng) dầu khí lớn nhất cả nước (vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí). Các bể dầu khí lớn của nước ta như Cửu Long, Nam Cơn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai... đều gắn với Đơng Nam Bộ. Đây là cơ sở để phát triển ngành lọc – hĩa dầu; khí tự nhiên dùng cho các nhà máy điện, đồng thời là nguyên liệu để sản xuất phân lân.

+ Nhiều mỏ dầu khí đã được khai thác như Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đơng, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây... Sản lượng khai thác dầu khí hằng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí của nước ta.

- Thế mạnh để phát triển ngành giao thơng vận tải biển:

+ Cĩ khả năng để xây dựng và mở rộng hệ thống các cảng biển ở TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu...

+ Cĩ vùng biển rộng, nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế thuận lợi để phát triển các tuyến giao thơng đường biển quốc tế, giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế bằng đường biển.

- Thế mạnh để phát triển ngành du lịch biển:

+ Cĩ 1 số bãi biển đẹp cĩ giá trị đối với du lịch: Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải... Bãi biển Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước.

+ Nguồn nước khống (Bình Châu...), khu dự trữ sinh quyển Cần Gờ cĩ nhiều khả năng thu hút khách DL.

Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuơi trồng thủy sản ở ven bờ. - Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gịn, Vũng Tàu.

- Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ơ nhiễm mơi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.

Một phần của tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Địa Lý Phần Địa Lý Việt Nam (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)