Theo kết quả khảo sát, hầu hết tổ chức hoạt động của hệ thống kế toán tại các công ty chủ yếu thực hiện công tác kế toán tài chính. Mảng kế toán quản trị chưa được các nhà quản lý tại các công ty thực sự quan tâm, chỉ có 25% doanh nghiệp khảo sát có tổ chức kế toán quản trị và là một bộ phận của kế toán tài
chính. Tại các đơn vị này, nhân lực làm công tác kế toán quản trị chưa được đào tạo chuyên về kế toán quản trị, họ vừa làm công tác kế toán tài chính, vừa lập báo cáo kế toán quản trị. Các công ty áp dụng kế toán quản trị tập trung vào các nội dung : tập hợp thông tin về chi phí, thu nhập, lợi nhuận; lập các loại dự toán : dự toán tiêu thụ, hàng tồn kho, mua hàng, tiền mặt, chi phí, giá vốn. Kế toán tại các đơn vị này cũng sử dụng một số phương pháp kế toán quản trị như phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số tài chính trong việc xử lý và phân tích số liệu để lập báo cáo quản trị. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ đứng trên góc nhìn của người làm công tác kế toán tài chính làm kế toán quản trị. Mặc dù chưa được ứng dụng rộng rãi nhưng kế toán quản trị cũng đã được các công ty nhận thức và được định hướng xây dựng trong tương lai.
a. Chế độ chứng từ
Theo kết quả khảo sát, tại các doanh nghiệp có tổ chức kế toán quản trị thì chứng từ kế toán quản trị sử dụng trong việc thu thập thông tin có nguồn cung cấp chủ yếu từ kế toán tài chính, đồng thời cũng lập thêm một số mẫu chứng từ riêng nhằm phục vụ công tác quản lý nội bộ đơn vị.
b. Hệ thống tài khoản
Các doanh nghiệp được khảo sát có tổ chức kế toán quản trị thì hệ thống tài khoản phục vụ cho công tác kế toán quản trị được xây dựng trên cơ sở vừa sửû dụng hệ thống tài khoản kế toán tài chính, vừa mở thêm một số tài khoản riêng, chi tiết theo yêu cầu quản lý. Các tài khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận chỉ dừng lại ở việc mở thêm tài khoản chi tiết, chưa có khái niệm mã hóa các tài khoản để thuận lợi cho việc tập hợp và theo dõi số liệu phát sinh.
c. Báo cáo kế toán quản trị
Theo kết quả khảo sát, các báo cáo kế toán quản trị được lập theo mục đích quản lý tại công ty và theo yêu cầu của nhà quản trị. Nó được lập khi có yêu
cầu. Một số báo cáo thường được lập như: báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ, báo cáo hàng tồn kho, báo cáo bán hàng, báo cáo tình hình luân chuyển hàng hóa, báo cáo hàng hóa nhận ký gửi và đem đi ký gửi tại các đại lý, dự toán thu chi tiền, dự toán bán hàng, … Công tác kế toán quản trị cũng chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo cung cấp thông tin đơn giản, chưa có báo cáo đi sâu phân tích tình hình biến động của những khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy tại các công ty chưa có kế toán quản trị thì cũng có lập một số báo cáo và một số dự toán phục vụ yêu cầu quản lý của nhà quản trị. Tại các đơn vị này, kế toán tài chính thực hiện một số nội dung kế toán chi tiết như là biểu hiện của kế toán quản trị để phục vụ công tác quản lý tại công ty:
- Kế toán chi tiết tài sản cố định: kế toán có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do tăng giảm tài sản cố định như mua mới, thanh lý, nâng cấp tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định sẽ được tạo một mã riêng để theo dõi, cuối mỗi năm kế toán sẽ tiến hành kiểm kê, đánh giá lại.
- Kế toán chi tiết hàng hóa: hạch toán chi tiết về số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa, tình hình tồn kho hàng hóa, thời điểm nhập hàng, số lượng tồn kho tối ưu nhất.
- Kế toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả: hạch toán chi tiết công nợ theo khách hàng, nhà cung cấp; chi tiết theo từng đơn hàng, nghiệp vụ phát sinh nợ phải thu và nợ phải trả; chi tiết theo kỳ hạn thanh toán nợ. …
- Kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng: hạch toán theo dõi chi tiết theo đơn vị tiền tệ, chi tiết từng khoản vay, chi tiết theo ngân hàng, chi tiết theo thời hạn thanh toán nợ vay,…
- Kế toán chi tiết chi phí và doanh thu: hạch toán chi tiết theo từng bộ phận kinh doanh (bán lẻ, bán sỉ), theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,…
- Lập dự toán bán hàng, dự toán tiền, dự toán chi phí để phục vụ yêu cầu quản lý của nhà quản trị.
- Phân tích các thông tin của kế toán tài chính kết hợp việc thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin thực tế phục vụ nhu cầu ra quyết định của nhà quản trị trong ngắn hạn và dài hạn.
Kết luận chương 2
Kế toán quản trị là một khái niệm không mới nhưng việc tổ chức áp dụng nó ở các công ty thương mại dịch vụ vi tính còn khá xa lạ. Qua thực tế khảo sát, trong cơ cấu tổ chức bộ phận kế toán của các công ty thương mại dịch vụ vi tính chủ yếu là bộ phận kế toán tài chính thực hiện tất cả các công việc liên quan đến qui trình kế toán tại công ty, nó hoạt động tuân thủ theo các qui định của Bộ tài chính về chế độ chứng từ, chế độ tài khoản, chế độ sổ sách về mẫu biểu, công tác lưu trữ, hạch toán,… Số liệu kế toán tài chính phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị. Tuy nhiên các số liệu này là chưa đủ và không thể cung cấp kịp thời khi nhà quản trị có yêu cầu vì nó chỉ mang tính khái quát chung, không đi sâu vào chi tiết từng bộ phận, từng sản phẩm, từng giai đoạn và là thông tin của quá khứ. Mặc dù, có một số báo cáo được lập mang tính chất gần giống như báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn, kịp thời hơn cho nhà quản trị nhưng vẫn chưa định hình kế toán quản trị thành một mô hình cụ thể trong cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao cho nhà lãnh đạo công ty thấy được sự cần thiết, hữu ích của kế toán quản trị và xây dựng kế toán quản trị thành một mô hình cụ thể ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ máy kếâ toán nói riêng và của toàn công ty nói chung trong xu thế phát triển hiện nay.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VI TÍNH