Đặc điểm công ty thương mại dịch vụ vi tính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các công ty thương mại dịch vụ vi tính tại TPHCM (Trang 36)

Công ty thương mại dịch vụ vi tính chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực mua bán, trao đổi linh kiện vi tính như: Ram, Ổ cứng, Bộ vi xử lý (CPU), Mainboard, Card màn hình, chuột vi tính, bàn phím …; máy tính nguyên bộ như: máy bộ để bàn (PC), máy laptop, máy server; các loại máy văn phòng hay máy chuyên dùng cho một số lĩnh vực riêng biệt như : máy scan, máy in (máy in văn phòng, máy in công nghiệp), máy fax, máy chiếu, …; các thiết bị kết nối mạng internet như: cáp mạng, bộ định tuyến dữ liệu (các loại modem), cổng kết nối (hub),…; các loại phần mềm dùng cho máy vi tính,…mỗi loại sản phẩm có nhiều thương hiệu do nhiều nhà cung cấp phân phối. Các công ty dựa trên năng lực về vốn và nhân lực sẽ lựa chọn hình thức hoạt động kinh doanh phù hợp nhất: nhà phân phối trực tiếp cho các nhà sản xuất nước ngoài, đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của một thương hiệu, hoặc phân phối lẻ đa dạng sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau, …

Bên cạnh việc mua bán, trao đổi hàng hóa, loại hình công ty này còn thực hiện thêm các hoạt động: sửa chữa, bảo trì linh kiện máy vi tính, máy bộ vi tính, máy văn phòng; nhận cài đặt chương trình cho máy vi tính hoặc viết phần mềm cho máy vi tính khi khách hàng có nhu cầu. Việc sửa chữa có thể thực hiện ngay tại công ty hoặc cử nhân viên đến tận nơi của khách hàng để thực hiện dịch vụ. Việc bảo trì máy được thực hiện theo hợp đồng với thỏa thuận định kỳ hàng tuần, nửa tháng hay một tháng hoặc đặc biệt thực hiện mỗi ngày, công ty sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến công ty khách hàng để thực hiện dịch vụ. Nội dung, nhiệm vụ,

trách nhiệm của công tác bảo trì sẽ được thỏa thuận trước bằng văn bản với khách hàng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đối với hàng hóa vi tính, có nhiều hình thức phân phối khác nhau. Các công ty vẫn ưa chuộng nhất hình thức bán hàng thu tiền mặt vì đảm bảo vòng quay vốn nhanh, vòng quay hàng tồn kho cũng nhanh, ít rủi ro bị “nợ xấu” hay bị khách hàng “trốn nợ”. Khi có yêu cầu mua hàng, kế toán sẽ làm chứng từ xuất hàng và xuất hóa đơn tài chính kèm theo giao cho khách hàng, thu tiền mặt. Hình thức này không được khách hàng ưa chuộng rộng rãi, chỉ áp dụng đối với một số đối tượng khách hàng là người mua lẻ. Đối với khách hàng là đại lý, công ty thì các công ty thường áp dụng hình thức bán hàng để công nợ. Thời hạn thanh toán nợ, hạn mức nợ sẽ được công ty quy định ở các mức khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau, ở các vùng sẽ khác nhau. Những hình thức khuyến khích thanh toán nợ trước hạn thường được áp dụng như chiết khấu % trên doanh số, hoa hồng thanh toán,…. Để tránh rủi ro “nợ xấu” , các công ty thường có quy định bằng văn bản cho khách hàng của mình về hạn mức nợ và thời hạn thanh toán nợ, quy định mức phạt nếu khách hàng vi phạm thông qua hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận bán hàng, đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các công ty thương mại dịch vụ vi tính tại TPHCM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)