Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc phải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ. Nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra các quyết định về đầu tư vốn và sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư thông qua các chỉ tiêu: - Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi/ tài sản bình quân:
Lợi nhuận trước thuế và trả lãi Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế
- Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn sử dùng bình quân (ROI):
Chỉ tiêu ROI cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra so với giá trị của các nguồn lực đầu tư.
Lợi nhuận bộ phận ROI
(tỷ lệ lợi nhuận/vốn sử dụng bình quân) = Vốn sử dụng bình quân bộ phận
Chỉ tiêu ROI là một chỉ tiêu đánh giá rất hữu ích vì cả ba yếu tố doanh thu, chi phí và tài sản đầu tư thuộc quyền kiểm soát của các nhà quản lý trung tâm đầu tư. ROI có thể được dùng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư giữa các trung tâm với nhau, ROI càng cao thì tài sản được sử dụng càng hiệu quả.
Tuy nhiên, ROI vẫn có hạn chế là nếu nhà quản trị quá chú tâm vào ROI sẽ có khả năng bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh có lợi cho toàn bộ tổ chức. Việc trích khấu hao hàng năm sẽ khiến cho giá trị của tài sản giảm dần, dù mức lợi nhuận qua các năm không đổi thì giá trị của ROI vẫn tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến việc nhà quản trị trung tâm lợi nhuận bỏ qua những cơ hội kinh doanh mà giá trị ROI thấp hơn giá trị ROI hiện nay của trung tâm.
- Lãi thặng dư (RI)
Để khắc phục những hạn chế của ROI và để khuyến khích các nhà quản trị các trung tâm đầu tư tận dụng mọi cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cho tổ chức, kế toán quản trị sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư (RI) để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư.
RI là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ảnh phần lãi kinh doanh bộ phận vượt trội chỉ tiêu lãi bộ phận do nhà quản lý cấp cao giao cho trung tâm đầu tư căn cứ trên các nhân tố như chi phí đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của bộ phận và mức ROI bình quân của toàn doanh nghiệp.
Hai phương án có ROI như nhau, phương án nào có RI cao hơn sẽ được chọn.
- Giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp:
1 V = P x
n ∑
t=1 (1+i)t
V: giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp. P: lợi nhuận hàng năm.
i: hệ số giảm giá tài sản hàng năm. t: kỳ thời gian hoạt động cụ thể
n: tổng các kỳ thời gian hoạt động có đem lại lợi nhuận.
Theo công thức trên, giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp (V) tỷ lệ thuận với lợi nhuận hàng năm (P) và tỷ lệ nghịch với hệ số giảm giá tài sản hàng năm (t).
Trách nhiệm của trung tâm đầu tư là phải làm sao để giá trị thị trường của tổ chức đạt cao nhất. Muốn vậy, trung tâm đầu tư phải có những quyết định đúng đắn nhằm đem lại giá trị lợi nhuận cao, đồng thời phải ước lượng đầy đủ các rủi ro. Giá trị tài sản của tổ chức chỉ có thể đạt tối đa khi nhà quản lý biết cách điều phối giữa lợi nhuận với rủi ro.