Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn với việc tiêu thụ và đầu tư vốn.
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát các hoạt động: phân loại chi phí thực tế phát sinh, lập dự toán chi phí, so sánh chi phí thực tế với định phí chi phí tiêu chuẩn. Nó được chia thành hai nhóm :
- Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm
đều được xây dựng định mức cụ thể. Chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng chi phí tiêu chuẩn. Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kế hoạch chi phí tính cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ. Sản phẩm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn có thể định lượng cụ thể, chính xác.
Khi đánh giá kết quả của trung tâm chi phí này, kế toán quản trị sẽ đánh gía hai nội dung:
+ Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất hay không? + Chi phí thực tế phát sinh có vượt định mức tiêu chuẩn hay không?
- Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc từng công việc. Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh sao cho phù hợp với chi phí dự toán đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Sản phẩm của trung tâm chi phí dự toán thường khó định lượng chính xác vì chúng thường thể hiện bằng những hoạt động phục vụ, những ý tưởng.
Khi đánh giá kết quả của trung tâm chi phí này, kế toán quản trị cũng đánh giá hai nội dung:
+ Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng hàng hóa bán ra hay không?
+ Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá chi phí dự toán hay không?