Tổ chức các lớp thời gian

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 112)

Có thể thấy, một trong những xu hướng tổ chức thời gian của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 là xây dựng nhiều lớp thời gian. Trong xu hướng chung đó, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, với những đổi mới, sáng tạo trong cách xây dựng các lớp thời gian, đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao, xem đó là sự góp phần quan trọng tạo ra hướng đi mới mẻ cho truyện ngắn sau năm 1975 về cách thể hiện con người gắn với tổ chức thời gian nghệ thuật.

3.2.2.1. Tổ chức thời gian đồng hiện

Một trong những thành công của Nguyễn Minh Châu khi tổ chức lớp thời gian trong các truyện ngắn là tổ chức thời gian đồng hiện. Trong các truyện ngắn, nhà văn đã tạo ra sự xuất hiện đồng thời nhiều lớp thời gian khác nhau, xen kẽ lẫn lộn cùng một lúc có sự xuất hiện của thời gian quá khứ và thời gian hiện tại để tạo thành cơ sở cấu trúc tác phẩm. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đồng hiện quá khứ - hiện tại có thể xem là một

108

phương thức nhận thức của các nhân vật. Trong Bức tranh, nhân vật suy nghĩ đủ mọi chiều. Nhà văn đã xây dựng thành công hai lớp thời gian đồng hiện (quá khứ và hiện tại), đặt cuộc sống tinh thần của nhân vật vào nơi đó, khiến nhân vật như bị phân thành hai con người. Một con nguời của quá khứ với những suy nghĩ, tâm trạng của quá khứ; một con người của hiện tại với những dằn vặt vốn có. Cùng với hai lớp thời gian ấy là hai lớp khoảng không gian gần như đối lập: không gian tồn tại thực của nhân vật để xoáy sâu vào bên trong không gian tâm tưởng bên trong. Nhà văn đã tổ chức đồng hiện không gian - thời gian như một phép so sánh, đối chiếu giữa hai con người: con người của quá khứ - con người của hiện tại, con người bên ngoài - con người bên trong, từ dó làm nổi bật lên tâm trạng day dứt, giằng xé và sự tự phê phán, tự phản tỉnh của chính nhân vật.

Vẫn là cách tổ chức thời gian đồng hiện như phương thức nhận thức hiện tại của các nhân vật, nhưng khác với Bức tranh, ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau lại có sự xuất hiện của ba lớp

thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, ba bình diện thời gian được chia cắt, lồng ghép vào nhau trên nền

chung là lời kể của nhân vật " tôi ". Toàn bộ tác phẩm được đẩy vào quá khứ, xuất hiện ba lớp thời gian và được sắp xếp xen kẽ. Ba mốc thời gian trong tác phẩm được tổ chức cân xứng như những mốc níu giữ nhân vật " tôi " và Quì đi giữa hai chiều thời gian: từ hiện tại trở về quá khứ rồi quay về hiện tại.

Trong câu chuyện về quá khứ mà nhân vật " tôi " kể lại, quá khứ của Quì mang một sắc thái dị biệt: vừa hư vừa thực, đầy sức ám ảnh và có đôi chút xa vời. Hiện tại trong suốt chiều dài câu chuyện chỉ là những khoảnh khắc rất nhỏ ở bệnh viện. Chính điều đó giúp cho sự cân bằng nhịp độ cho toàn bộ kí ức chiến tranh của Quì và mang tính chiêm nghiệm, đối sánh để nhân vật cùng suy nghĩ về những giá trị đã qua với những gì đang hiện hữu, có thực trong ngày tháng của ngày hôm nay. Còn thời gian tương lai lại nằm trong quá khứ của Quì với những lời kể mang tính suy ngẫm "Những năm về

109

sau này..., tôi mới thấy rằng...". Bên cạnh đó, trong truyện còn xuất hiện một một chiều hiện tại được lồng ghép là chiều " hiện tại của tương lai " được nhắc đến ở cuối tác phẩm trong lời chúc đầu năm của nhân vật " tôi " với Quì: " Tốt nhất, sang năm mới chị nên có một đứa con đi! ". Chiều thời gian này cũng tương tự như trong phần kết của truyện Cỏ lau ( và rồi cuối cùng, giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh, nhìn xuống vùng thung lũng...có một người lính già sống suốt đời ở đấy...) hay cái nhìn về thời gian hình thành đô thị mới qua con mắt của lão Khúng trong truyện ngắn Khách ở quê ra...Có thể thấy rõ, việc nhà văn xây dựng truyện đi theo

logic nội tại khách quan bên cạnh logic tâm lí chặt chẽ: hướng tới tương lai là một giải pháp cho hiện tại. Quá khứ dù đầy ám ảnh, day dứt xong nó đã đi qua. Hiện tại thì đầy những khúc mắc, xáo trộn, không bình lặng, thậm chí có cả những cay đắng. Chính vì thế, cái nhìn vào tương lai trở thành giải pháp tất yếu, một gợi ý chân thành mang nhiều ý nghĩa để con người có dịp suy ngẫm và hướng tới, tìm kiếm cho mình một tương lai tươi sáng hơn.

Đọc Phiên chợ Giát, ta cũng gặp cách tổ chức thời gian đồng hiện. Có thể thấy ở mỗi truyện Nguyễn Minh Châu lại lựa chọn một cách biểu hiện riêng, xong thủ pháp đồng hiện đã khiến cho cốt truyện vừa diễn ra liền mạch vừa giải quyết được một khối lượng thông tin nhiều lần hơn giới hạn thời gian thực tế cho phép. Thủ pháp này cũng giúp nhà văn có thể vượt ra khỏi sự trói buộc của thời gian biên niên lịch sử, để tự do xáo trộn thời gian tuỳ theo ý muốn chủ quan, miễn sao câu chuyện phát triển và bộc lộ hết những ý đồ sáng tạo của tác giả. Để tạo hiệu quả sáng tạo và độc đáo, cách tổ chức thời gian đồng hiện thường được tổ chức đi liền với việc sử dụng các thủ pháp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, giấc mơ...nhằm khám phá chiều sâu thế giới bên trong và thế giới tâm linh con người.

3.2.2.2.Tổ chức các mối liên kết thời gian

Trong các truyện ngắn sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhiều lớp thời gian một cách sáng tạo và hiệu quả thực hiện đúng

110

dụng ý phản ánh của mình. Thời gian không chỉ đồng hiện quá khứ, hiện tại, tương lai mà còn tồn tại lớp thời gian của người kể chuyện, thời gian sự kiện của tác phẩm và cả lớp thời gian của nhân vật với nhiều dạng biểu hiện như thời gian tâm trạng, thời gian tâm linh...Những lớp thời gian này có lúc tách biệt, có khi chuyển hoá đồng nhất và chúng liên kết lại với nhau để tạo nên thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Cách tổ chức nhiều lớp trong tác phẩm chủ yếu xuất hiện trong một số truyện có cấu trúc thời gian phức tạp, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều chiều như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách

ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát... Trong các truyện, nhà văn đã tổ chức mối

liên kết giữa các lớp thời gian theo các cách thức hoặc đan xen, kết nối, hoặc đảo lộn trình tự thời gian để làm rõ mọi khía cạnh con người của nhân vật và bộc lộ chủ đề tác phẩm. Có thể thấy cách thức tổ chức thời gian thể hiện tương đối rõ nét và có tác dụng sâu sắc trong truyện ngắn Phiên chợ Giát.

Truyện được tổ chức bởi nhiều lớp thời gian, có thể thấy rõ hai lớp thời gian chính: lớp thời gian của người kể chuyện và lớp thời gian gắn với nhân vật, trong mỗi lớp lại chứa đựng những thời gian khác nhau. Lớp thời gian của người kể chuyện gắn với điểm nhìn đặt xa nhân vật, chiếu rọi hành động của nhân vật. " Lão Khúng thức giấc ", " Sáng nay lão Khúng phải đi xuống chợ bán con bò ", " Gần sáng lão Khúng ngủ quên mất ", " Khoảng bảy giờ lão mới lôi được chiếc xe xuống phố "...Đó là thời gian làm nền cho để kết cấu toàn bộ tác phẩm. Lớp thời gian của người kể chuyện chủ yếu là thời gian hiện tại, là thời gian sự kiện của tác phẩm. Có thể thấy lớp thời gian này rất ngắn chỉ gồm mấy tiếng đồng hồ kể từ khi lão Khúng thức giấc, đưa bò đi đến lúc gặp con bò. Không gian của thời gian hiện tại cũng tương ứng: chỉ có một con đường gập ghềnh, tối om từ nhà lão Khúng đến chợ Giát.

Lớp thời gian thứ hai trong truyện ngắn Phiên chợ Giát gắn liền với

nhân vật, với điểm nhìn đã di chuyển vào trong nhân vật. Đó là lớp thời gian gắn với những ký ức, những kỷ niệm, giấc mơ của nhân vật. Lớp thời gian này gắn liền với bốn mạch truyện khác nhau trong tác phẩm. ( Đỗ Đức Hiểu

111

đã chia và đạt tiêu đề cho từng mạch truyện: 1. Chiều dài lịch sử của con người, 2. Cái chết oan khuất của Dũng, 3. Hồi ức về lịch sử ông Bí thư huyện, 4. Giấc mơ khủng khiếp) [ 2,225 ]. Bốn mạch truyện có sự hoà hợp rất tự nhiên nhờ độ " nhoè " thời gian. Các sự kiện dẫn dắt nhau xuất hiện liên tiếp, nhân vật đang suy nghĩ điều này lại nghĩ ngay đến chuyện khác. Từ một khoảnh khắc thời gian hiện tại, theo dòng hồi ức của nhân vật mà không gian, thời gian bị trải rộng kéo dài. Trong những đoạn hồi ức, dường như các mối quan hệ với hiện tại bị cắt đứt để tái hiện quá khứ. Rồi bằng các giấc mơ, thời gian hiện tại được phục hồi ở từng đoạn. Chính ở đây có sự " thẩm thấu giữa hiện tại và quá khứ, giữa giấc mơ và sự thực " [2,257 ].

Trong một hệ thống logic của truyện, hai lớp thời gian này liên kết với nhau bằng sự đan xen. Thời gian hiện tại (lớp thứ nhất) đóng vai trò là lớp kết nối, nối các mạch kể, mạch tả, nối những hồi ức, sự kiện lộn xộn trong thời gian quá khứ (lớp thứ hai) thành một dòng chảy nhất quán. Vì thế, từ chuyện đứa con trai lão Khúng ở tận Đắc Lắc, từ chuyện mụ Huệ, con Nghiên, chuyện sợi dây chảo ở cổ bò đến chuyện chợ búa, ông bí thư huyện... những sự kiện hỗn độn ấy được kết dính một cách logic qua cuộc hành trình của lão Khúng và con bò Khoang ở thời gian hiện tại, trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Trong khi đó lớp thời gian thứ hai là lớp thời gian của nội tại tác phẩm, là thời gian của tâm trạng nhân vật. Chính nó làm cho thời gian nghệ thuật trong truyện được chia một cách độc đáo: thời gian quá khứ dài hơn thời gian hiện tại. Một thực tế cho thấy, không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu dừng lại rất lâu ở những mảng quá khứ. Nếu tuân theo quy luật phát triển của thời gian khách quan thì quá khứ sẽ không tồn tại và dừng lại lâu. Xong tác giả đã làm ngược lại để thực hiện dụng ý đảo lộn trình tự và dung lượng thời gian nhằm thể hiện và khắc sâu, rõ nét tâm trạng của nhân vật.

Nhờ sự xen kẽ giữa hai lớp thời gian trong phạm vi nhỏ hẹp của khung cốt truyện, Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một cái nhìn khái quát về số phận con người, đồng thời mở rộng phạm vi phản ánh của một số truyện ngắn.

112

Thay vì câu chuyện bán bò, tác giả đã làm nổi bật lên cuộc đời nhọc nhằn của người nông dân. Chính thủ pháp kết cấu này đã giúp tác giả tái hiện cả một chuỗi đời thăng trầm trong một không gian hữu hạn, chốc lát. Từ hiện tại quay về quá khứ (đó là quá khứ lẫn trong quá khứ, tương lai của quá khứ, hiện tại của quá khứ) trong thực tế, chiều vận động của các lớp thời gian đi ngược lại với quy luật khách quan, nhưng lại phù hợp với nhu cầu thể hiện con người tâm trạng, tâm linh. Với nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian để phản ánh đời sống bên trong của con người một cách tài tình như vậy Nguyễn Minh Châu đã góp phần mang lại cho truyện ngắn sau năm 1975 một hướng phản ánh mới mẻ trong cách thể hiện con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 112)