Đối với, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hệ thống tình huống thường tạo nên cảm xúc đối nghịch, nhà văn rất hay tạo tình huống tâm lý, chủ yếu bằng cách đưa tình huống bên ngoài vào tình huống bên trong, tạo nên sự vận
54
động của cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng nhân vật, từ đó triển khai thành công cốt truyện tâm lý( kiểu cốt truyện thứ 2 - Chương II ) Trong các truyện ngắn:
Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, Phiên chợ Giát… đều có cốt truyện xây dựng
trên tình huống tâm lý. Có thể nói truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ít hành động, đây là nét tiêu biểu và đặc trưng không chỉ riêng nhà văn mà còn là nét đặc trưng của truyện ngắn hiện đại Việt Nam sau 1975.
Một điều dễ nhận thấy, tình huống tâm lý trong các tác phảm Nguyễn Minh Châu dược tổ chức thành một số dạng cơ bản. Đó có thể là tình huống tự nhận thức thông qua các cuộc đấu tranh nội tâm hay xung đột tinh thần (
Bức tranh, Hạng ), sự chiêm nghiệm, trải nghiệm ( Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), hay sự đối chứng( Một lần đối chứng)... Dạng tình huống này chiếm tỷ lệ cao trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra, tình huống tâm lý có thể là dạng tình huống
cảm xúc, tâm trạng qua sự vận động của dòng hồi tưởng, hồi ức ( Cơn giông,
Bên đường chiến tranh, Phiên chợ Giát ). Cũng có khi, tình huống tâm lý
được tạo ra từ sự kết hợp những tình huống ngẫu nhiên và nghịch lý ( Bến
quê ).
Có thể thấy điển hình cho tình huống tự nhận thức trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu là tình huống được tác giả thể hiện trong truyện ngắn
Bức tranh. Cuộc gặp lại của người hoạ sĩ và người chiến sĩ là sự kiện quan trọng, mấu chốt để tạo nên tình huống truyện. Chính nó đẩy mạch truyện phát triển theo hướng bất ngờ với người đọc. Người hoạ sĩ từ lúc này không còn được yên ổn với những thành đạt của mình, với quá khứ vẻ vang dám lăn lộn chiến trường để lấy thực tế sáng tác, với sự kính nể trọng vọng của mọi người đối với mình trong hiện tại. Ông bị đặt vào tình thế phải đối mặt với sự thật, với lương tâm để nói lên tiếng nói tự thú, nhìn nhận một cách trung thực bản chất con người thật của mình. Cuộc gặp lại ngẫu nhiên đã đánh thức con người lương tâm của nhân vật. Hành động bên ngoài đã được chuyển thành
55
tình huống tâm lí để tác giả triển khai cốt truyện. Trong tác phẩm, Nguyễn
Minh Châu đã chọn được những giây phút đặc biệt để nhân vật tự nhận thức về chính mình: những giây phút hoạ sĩ ngồi ngửa mặt trên trên chiếc ghế cắt tóc. Những giằng xé dữ dội giữa hai phần cao thượng - thấp hèn, tốt - xấu, ánh sáng lương tâm - bóng tối vị kỉ diễn ra âm thầm nơi " con người bên trong " của người hoạ sĩ đều được bắt đầu và tiếp diễn từ giây phút đó. Theo mạch truyện, tính cách nhân vật dần dần được thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, sự thay đổi này diễn ra hoàn toàn ở phía hoạ sĩ, vì tác giả đã để cho anh chiến sĩ - người thợ cắt tóc im lặng. Như vậy xung đột truyện hoàn toàn lăn vào trong, dữ dội hơn trong nội tâm nhân vật hoạ sĩ, truyện không hề có xung đột bên ngoài. Được xây dựng từ tình huống tâm lí, cốt truyện đã chuyển tải một cách sinh động, không khô cứng ý đồ tư tưởng - luận đề của tác giả. Con người cần phải được thức tỉnh lương tâm - nhân cách, để nhìn thấu lỗi lầm (nhiều khi mơ hồ như sự lãng quên mà người ta có thể biện minh cho nó), nhìn thấu thói đạo đức giả được ngụy biện bằng danh nghĩa lợi ích cộng đồng mà thực chất là sự chà đạp lên số phận cá nhân - điều đã từng xẩy ra trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhà văn đã rất tinh tế khi vạch ra sự thật dưới lớp vỏ lí lẽ về vai trò, nhân cách, sứ mạng nghệ thuật của người nghệ sĩ nhằm che đậy cho sự thờ ơ, nhẫn tâm trước quyền sống chính đáng và số phận của mỗi cá nhân con người. Biết rằng lợi ích của cộng đồng - số phận cá nhân không phải khi nào cũng thống nhất, song việc nhân danh lợi ích cộng đồng để bỏ qua, thậm chí chà đạp lên lợi ích cá nhân là điều mà nhà văn muốn cảnh báo, đồng thời kêu gọi con người hãy tự ý thức, soi xét việc làm cũng như bản chất con người mình bằng ánh sáng của lương tri để hướng thiện.
Dạng tình huống tâm lí thứ hai thường thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là dạng tình huống cảm xúc, tâm trạng. Ở những cốt truyện có dạng tình huống này chỉ bằng khoảnh khắc của tâm trạng, nhà văn đã tổ chức thành công cốt truyện tâm lí hấp dẫn, chân thực và bộc lộ trọn vẹn tính cách nhân vật, từ đó thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của
56
truyện. Có thể thấy, việc tổ chức những tình huống cảm xúc, tâm trạng, tự nhận thức, Nguyễn Minh Châu đã đưa nhân vật vào những day dứt, sám hối hay nếm trải, chiêm nghiệm... Đây là sự khác biệt với những gì trước đây ông từng đặt nhân vật vào trong những khó khăn, thử thách bên ngoài nhằm bộc lộ phẩm chất và lí tưởng cao đẹp của nhân vật. Điều này cho thấy sự thay đổi trong hướng tiếp cận con người của Nguyễn Minh Châu: khắc hoạ đời sống tinh thần con người với quá trình vận động chân thực, tinh tế , sâu sắc.