Tổ chức điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 120 - 140)

Theo Dẫn luận thi pháp học, " điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cái nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm " điểm nhìn " mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức , đánh giá , cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hoá " [ 47, 148 ].

Hệ thống các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975 ta thấy điểm nhìn trần thuật được tổ chức theo các hình thức trần thuật và cách thức trần thuật chủ yếu sau.

3.3.1.1.Các hình thức trần thuật

3.3.1.1.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba

Có thể thấy điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba là điểm nhìn trần thuật đặc biệt phổ biến trong văn học, nó xuất hiện khá sớm từ trong sử thi cổ đại đến những sáng tác hiện đại. Với cách thức này, chủ thể trần thuật là người "

116

biết hết "mọi người, mọi việc, giữ vai trò chính trong miêu tả, kể chuyện, dẫn chuyện...Đây là kiểu trần thuật có những biểu hiện rất đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào quan niệm và trình độ sáng tác của từng giai đoạn văn học, của từng tác giả, ở từng tác phẩm cụ thể.

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975, tác giả đã có ý thức cao trong việc xác định điểm nhìn trần thuật. Ngay trong một hình thức trần thuật ở ngôi thứ ba, ông cũng đã lựa chọn điểm nhìn trần thuật rất tinh tế, phù hợp với ý đồ sáng tác, với mỗi kiểu loại nhân vật và với loại đề tài. Nhà văn đã tổ chức điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba trong truyện ngắn của mình dưới hai dạng cụ thể: trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách và trần thuật từ ngôi thứ ba với sự hoà nhập song trùng chủ thể.

Dạng trần thuật từ ngôi thứ ba có khoảng cách được sử dụng trong hầu hết những truyện ngắn thế sự và truyện ngắn luận đề của Nguyễn Minh Châu. Ở các truyện ngắn này, các nhân vật được trần thuật từ ngôi thứ ba, đằng sau họ là tác giả. Giữa tác giả và nhân vật luôn có một khoảng cách để câu chuyện mang tính khách quan." Bằng sự điềm nhiên của lối kể, người kể chuyện thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm rất lớn đối với nhân vật, và chỉ hướng sự chú ý của người nghe vào những kết quả thuần tuý " ( F.Shlling ) [ 58,24 ].Từ một điểm nhìn bên ngoài tương đối khách quan, Nguyễn Minh Châu đã quan sát một cách tỉnh táo những cảnh đời, những tình trạng vốn có của môi trường xã hội trong mối quan hệ với công đồng, gia đình, bè bạn...để qua những câu chuyện thế sự để rút ra bài học về xử thế hoặc qua những truyện ngắn luận đề mà khái quát những triết lí vĩnh hằng về nhân sinh xã hội...Trong những truyện ngắn thế sự như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Người đàn bà tốt bụng..., chủ thể trần thuật luôn giấu mình dằng sau nhân

vật, để nhân vật tự bộc lộ cách sống trong môi trường quen của mình. Rất hiếm khi tác giả mới nhỏ nhẹ nhận xét một cách kín đáo, sắc sảo, và phần lớn là để người đọc tự rút ra bài học về cách sống, cách xử thế, tự rút ra kết luận về vấn đề đời sống mà nhà văn đã trần thuật trong tác phẩm.

117

Trong một số truyện ngắn luận đề như: Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Nguyễn Minh Châu đã thành công khi tiến hành trần thuật theo ngôi thứ ba, xong khoảng cách trần thuật đã được rút ngắn lại.Không chỉ tả, kể nhà văn còn đi sâu miêu tả tâm trạng bên trong của nhân vật với những độc thoại, những hồi tưởng, nhận thức và suy nghiệm, chiêm nghiệm...Bằng cách trần thuật ấy nhà văn đã đi đến khái quát những vấn đề triết lí vĩnh hằng về nhân sinh, thế sự.

Đối với những truyện ngắn trần thuật từ ngôi thứ ba với sự song trùng chủ thể, chủ thể trần thuật xâm nhập vào trong các nhân vật của mình, và "

khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đều hoà nhập làm một ..." [58,31]. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng thành công dạng trần thuật này trong các truyện ngắn Hạng, Giao

thừa, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát...Trong các truyện ngắn ấy, nhà văn từ

chỗ chọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài, đã chuyển vào bên trong nhân vật, từ đó có cái nhìn xuyên qua nội tâm nhân vật với tính chất hoà nhập đậm nét, đến mức tạo cho người đọc cảm giác tác giả đã hoá thân trong các nhân vật của mình. Chính sự hoà nhập ấy đã giúp cho nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới đa dạng nhiều chiều.

3.3.1.1.2.Trần thuật từ ngôi thứ nhất

Có thể thấy, cách trần thuật từ ngôi thứ nhất mới chỉ xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX. Ở hình thức này, người trần thuật được "

nhân vật hoá " (chữ của G.N. Pospelop) dưới hình thức một cái " tôi " nào đó, hoặc tự kể chuyện của mình theo ngôi một, hoặc thực hiện vai trò của một người dẫn chuyện hướng điểm nhìn trần thuật tới nhân vật khác ở ngôi thứ ba. Hình thức nghệ thuật này đã được Nguyễn Minh Châu sử dụng thành công trong những truyện ngắn của mình kể cả trước và sau năm 1975, dưới hai dạng cụ thể: trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò " người dẫn chuyện " và trần thuật từ ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội.

118

Ở dạng thứ nhất, với việc trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò " người dẫn chuyện " có thể thấy thực chất vẫn là kể chuyện từ ngôi thứ ba mà người kể chuyện được " nhân vật hoá " để thực hiện vai trò dẫn chuyện. Trong kiểu trần thuật này, tác giả đã khéo léo thiết kế một khung cốt truyện để tạo lập mối quan hệ giữa đối tượng trần thuật với người kể chuyện. Người kể chuyện có khi đóng vai trò là một nhân vật phụ trong truyện và nhân vật đó được sắp xếp ở một vị trí thuận lợi để có thể giao tiếp, quan sát rõ nét nhân vật chính.

Trong các truyện ngắn viết sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhân vật người kể chuyện như sự hoá thân của chính tác giả, ít nhiều thể hiện rõ bóng dáng tư tưởng, tinh thần, sự chiêm nghiệm và nhận thức của ông trước con người và cuộc đời. Đó là trường hợp nhân vật " tôi " trong Mùa trái

cóc ở miền Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, hay " tôi" nhà văn trẻ trong Sắm vai. Trong vai trò là chủ thể trần

thuật, những nhân vật "tôi " này đã quan sát tỉ mỉ, tinh tế từ ngoại hình, nét mặt, cử chỉ bên ngoài của những đối tượng trần thuật như nhân vật Toàn (Mùa trái cóc ở miền nam), Quì (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), người đàn bà thuyền chài trong (Chiếc thuyền ngoài xa), nhà văn T. (Sắm vai)..., hoặc đi sâu lột tả trạng thái tâm lí bên trong của nhân vật (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Chính qua các nhân vật người kể chuyện, tác

giả đã thể hiện những nhận xét, những lời bình trực tiếp, bọc lộ cảm xúc của mình với nhân vật, khi kính phục, yêu mến (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), khi ghê tởm, căm phẫn (Mùa trái cóc ở miền Nam), khi sửng sốt,

hoang mang có chút hài hước kín đáo (Sắm vai)...

Với kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất thông qua người kể chuyện, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm, quan điểm, của mình một cách tự nhiên trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Đó không chỉ là những tư tưởng, tình cảm, quan niệm đại diện cho cả một cộng đồng (trước năm 1975) mà còn là những kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân trên phong cách mang đậm dấu ấn tinh thần mới và sáng tạo. Đó là chủ thể của nhà văn -

119

chủ thể trần thuật đích thực trong quan điểm của Nguyễn Minh Châu ở thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội không được Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều trong các truyện ngắn của mình, trước năm 1975 hầu như không có, sau năm 1975 nó xuất hiện trong một số truyện ngắn Bức tranh, Một lần đối chứng, Cỏ lau. Trong những

truyện nêu trên, chủ thể trần thuật được "nhân vật hoá" làm người kể chuyện của chính mình với ý thức hướng nội, tự vấn hoặc chiêm nghiệm. Hình tượng của tác giả hiện lên qua các nhân vật này tương đối phức tạp. Nhân vật "tôi" có khi in đậm dấu ấn của tác giả với những trạng thái tâm hồn, cảm xúc hoặc cuộc đời, số phận, cũng có khi nhân vật chỉ là một khách thể độc lập được tác giả quan sát và thể hiện ở ngôi thứ nhất để tăng thêm tính thuyết phục bởi màu sắc chủ quan của nhân vật. Khác với điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba là hướng tới sự kiện, tâm trạng của một khách thể bên ngoài, ở kiểu trần thuật này, điểm nhìn hướng vào những diễn biến tâm lí bên trong của nhân vật "tôi" chủ thể đang ở vai trò người kể chuyện. Chính bằng hình thức trần thuật này, nhân vật hiện lên là những con người hướng nội, có đời sống nội tâm phong phú, có những quá trình diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp và mới lạ.

Các nhân vật: hoạ sĩ (Bức tranh), Lực (Cỏ lau), nhà văn (Một lần đối

chứng) đều là những nhân vật xuất hiện ở ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện

và bộc lộ con người mình. Hoạ sĩ (Bức tranh) tự đối diện với lương tâm mình, tự ý thức về lỗi lầm của mình, tự soi rọi những mảng tối trong con người mình qua một cuộc đấu tranh nội tâm đầy căng thẳng, đau đớn và ân hận, day dứt, tự vấn lương tâm, tự buộc tội và tự bào chữa cho mình...Lực (Cỏ

lau) trở về từ chiến tranh, luôn sống với những hoài niệm day dứt, nhìn thấu

số phận cay đắng cũng như phần chưa hoàn thiện của con người mình. Còn nhân vật nhà văn (Một lần đối chứng), từ sự quan sát và thuật lại một cách tỉ mỉ, tinh tế cuộc sống của hai con mèo, đã có những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc về bản năng, ý thức con người và đề nghị người đọc làm một cuộc đối

120

chứng...Chính những nhân vật hướng nội này đã thể hiện rõ bản ngã của cái tôi đích thực, tự soi sáng mình trong cái thẳm sâu của chủ nghĩa nhân văn chân chính, khác với cái " tôi " đại diện cho cộng đồng ở giai đoạn trước năm 1975. Đây là một hiệu quả nghệ thuật mới mà Nguyễn Minh Châu đã thành công trong hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, trên cơ sở, quan điểm trần thuật hướng về đời tư - thế sự.

3.3.1.2. Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật

Qua hai hình thức trần thuật đã nghiên cứu, có thể nói điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu được tổ chức khá đa dạng, linh hoạt. Có một số truyện ngắn chỉ sử dụng một điểm nhìn, còn lại phần lớn - đặc biệt là những sáng tác cuối đời của Nguyễn Minh Châu đều được sử dụng nhiều diểm nhìn và di chuyển điểm nhìn. Đáng chú ý nhất, dù sử dụng một điểm nhìn hay đa điểm nhìn , cách tổ chức điểm nhìn của tác giả cũng thể hiện những đặc sắc, độc đáo riêng. Chính điều đó đã góp phần làm nên tính chất đa thanh, phức điệu trong sáng tác của cây bút được xem là mở đường tinh anh và tài hoa.

3.3.1.2.1. Sử dụng một điểm nhìn trần thuật

Cách sử dụng một điểm nhìn trần thuật ở những truyện ngắn viết sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu chủ yếu được thể hiện trong các truyện ngắn thế sự, luận đề như: Bức tranh, Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà tốt bụng...Hầu hết trong các truyện ngắn đó, điểm nhìn bên ngoài

được sử dụng triệt để, chỉ có Bức tranh là sử dụng điểm nhìn bên trong.

Nếu như điểm nhìn của người kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là điểm nhìn của người kể chuyện có khoảng cách để rồi từ đó ghi lại những hình ảnh tiêu biểu cho cộng đồng, dân tộc trong hoàn cảnh của kháng chiến nhiều thử thách thì trong các truyện ngắn viết sau năm 1975 nhà văn vẫn sử dụng một điểm nhìn song nó được tổ chức trong những cách thức mới. Đó là cách dùng một điểm nhìn không biến đổi vị trí (bên trong hoặc bên ngoài), nhưng trong đó lại chứa đựng những điểm nhìn về mặt tư

121

tưởng, hoặc có nhiều góc nhìn hay có sự phân hoá góc nhìn, và điều đặc biệt nhất là người trần thuật không áp đặt cách nhìn của mình cho người đọc. Có thể thấy rõ điều đó qua truyện ngắn Bức tranh và các truyện ngắn thế sự

khác.

Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bức tranh là điểm nhìn bên

trong của chính nhân vật về mình. Qua điểm nhìn này, nhân vật tự thấy ở bản thân con người mình một sự phan hoá: vừa là con người có lương tâm, có lòng tự trọng, biết suy nghĩ vừa là kẻ đạo đức giả khi tự nguỵ biện cho hành động từ chối hẹp hòi cũng như sự lãng quên cố ý của mình sau này bằng những lí lẽ, vai trò, nhân cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ một điểm nhìn, xong nhà văn không hề đưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá duy nhất. Với điểm nhìn bên trong đó, người trần thuật tỏ ra khách quan, xong đôi khi cũng xen vào những lời bình luận ngoại đề (dù rất ít) để mở rộng thêm tầm nhìn và soi chiếu rõ hơn thế giới bên trong của mình trước mắt người đọc. Cách nhìn nhận, đánh giá của chủ thể trần thuật, không hề mang tính áp đạt.

Không giống như truyện ngắn Bức tranh được sử dụng điểm nhìn bên trong ở một số truyện ngắn tự sự như: Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Người

đàn bà tốt bụng...Nguyễn Minh Châu đã sử dụng thành công điểm nhìn bên

ngoài, đó là cách người kể chuyện giấu mình sau nhân vật. Từ điểm nhìn bên ngoài đó, người kể chuyện quan sát và thuật lại tỉ mỉ những câu chuyện thường ngày của nhân vật, để nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên. Trong

Mẹ con chị Hằng, điểm nhìn của người kể chuyện được tạo nên bởi hai góc

nhìn chủ quan và khách quan. Điểm nhìn khách quan thể hiện ở chỗ người kể chuyện dường như chỉ ghi lại một cách trung thực, không thêm bớt cách cư xử của chị Hằng với những cáu gắt, nũng nịu, bực bội, ân hận thoáng qua...Còn góc nhìn chủ quan thể hiện qua những lời nhận xét, bình luận ngoại đề, đôi khi nhẹ nhàng như tiện thể nói qua " Sự hối hận như cái bong bóng trời mưa, lập tức vỡ tan đi ngay...", lúc nghiêm nghị đau xót: " Cái vạch ngăn cách giữa tính nhõng nhẽo, làm nũng và hay bắt nạt mẹ của một đứa con gái

122

và thói quen tỏ ra uy quyền của một người đàn bà chủ nhà thật là mơ hồ, rất khó nhận thấy, đến nỗi người ta thường dễ lẫn lộn, thường dễ bị lừa dối và tự lừa phỉnh mình ". Thêm vào hai góc nhìn này của người kể chuyện, lời của người hàng xóm, lời chiêm nghiệm của bà mẹ: " Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả lại cho con cái..." được đưa vào như là một sự mở rộng thêm những góc nhìn trần thuật trong truyện. Có thể thấy cách nhìn của tác giả vừa mang tính phê phán đạo đức vừa là một sự chiêm nghiệm lẽ đời. Người mẹ không oán trách gì con cái vì bà đã được trải nghiệm những điều đó trong cuộc đời. Cách nhìn của tác giả cho thấy sự cao thượng nhân văn của một con người từng trải, độ lượng giàu cảm thông và thấu lẽ đời. Chính cách nhìn như

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 120 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)