Tổ chức sự kiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 45 - 58)

Sự kiện là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đối theo. Đối với tổ chức cốt truyện, sự kiện là chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện. Những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật và được gọi là các biến cố. Việc tổ chức một cách có hệ thống sự kiện, biến cố là một nhân tố quan trọng của tổ chức cốt truyện.

41

Đọc và tìm hiểu Bức tranh, Sắm vai, Bến quê, Hạng … có thể thấy

đây là những truyện có một sự kiện duy nhất. Trong Bức tranh chỉ có một sự kiện: cuộc gặp gỡ tình cờ của người hoạ sĩ với anh lính thồ tranh cho mình tám năm về trước trên đường từ chiến trường ra hậu phương - giờ là người thợ cắt tóc. Theo diễn biến thông thường, người đọc chờ đợi một cuộc gặp gỡ vui vẻ hoặc bồi hồi cảm động trong việc ôn lại những kỉ niệm chiến trường, hay có thể là sự " thanh toán " nợ nần của nhau trong quá khứ đã sống... Nhưng trong Bức tranh, truyện không kết nối bằng những hành động bên

ngoài mà được đẩy vào diễn biến tâm lý bên trong của nhân vật hoạ sĩ. Cuộc sống tinh thần của người hoạ sĩ đã biến đổi, tâm hồn ông không còn cảm thấy thanh thản do " món nợ quá khứ " được đánh thức lại một cách ngẫu nhiên từ cuộc gặp gỡ tình cờ đó. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ đã đẩy người hoạ sĩ vào một cuộc đấu tranh nội tâm hết sức quyết liệt, dai dẳng, luôn bị giằng xé giữa hai phần tốt - xấu trong con người mình. Ta cảm thấy bất ngờ thực sự bởi diễn biến của câu truyện. Xong những gì diễn ra trong nội tâm của nhân vật và kết quả của nó lại đem đến cho người đọc một niềm tin vào sự hướng thiện của nhân cách con người sau khi con người đã nhận ra bản chất của chính mình.

Cùng một mạch vận động tâm lý, sự kiện nhân vật Nhĩ bị ốm, phải nhờ con trai hộ mình đi sang bến sông trước mặt trong Bến quê, không giống như sự mở đầu trong Bức tranh mà là kết thúc cho một diễn biến tâm lý. Sự kiện này là kết quả mang sức nặng của nhận thức nhân vật về cái hữu hạn, về những giới hạn của cuộc đời, về nỗi ân hận đau đớn khi mất đi những điều quý giá mà không bao giờ có thể lấy lại và bù đắp được.

Không như trong Bức tranh và Bến quê tổ chức sự kiện trong quá trình diễn biến tâm lý, ở Sắm vai, sự kiện nhà văn T sắm vai giữa đời thường theo ý muốn của người vợ trẻ được đặt ngay trong những chuyện hàng ngày dường như rất vặt vãnh, nhỏ nhặt. Nhưng chính nó lại là sự kiện có tác động lớn đến nhân vật, đẩy nhân vật vào bi kịch đánh mất mình. Những sự việc tưởng chừng như bình thường trong cuộc sống lại ẩn chứa một vấn đề tư tưởng sâu

42

xa: sống trong vai diễn, đánh mất mình là một cực hình mà con người đến một giới hạn nào đó sẽ không thể chịu đựng nổi và nhất định sẽ trở về với con nguời thật của chính mình. Đây chính là vấn đề lựa chọn cách sống sao cho đúng với bản chất của mình- điều đã khiến Nguyễn Minh Châu đau đáu, trăn trở trong nhiều năm trời mới có thể khái quát và nói thật ra được.

Có thể nhận thấy cách tổ chức một sự kiện duy nhất gắn với những diễn biến tâm lý hoặc với những sự việc tưởng như đơn giản bình thường như trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã góp phần khắc sâu những vấn đề tư tuởng mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua tác phẩm.

2.1.2.2. Tổ chức mối tương quan giữa các sự kiện

Khảo sát và nghiên cứu truuyện ngắn Nguyễn Minh Châu ta thấy chủ yếu là loại truyện ý thức, tư tưởng, tâm trạng. Trong các truyện ngắn, lượng sự kiện không nhiều và chủ yếu đóng vai trò gợi tâm lý, suy nghĩ, nhận thức hoặc cảm xúc, tâm trạng... của chính các nhân vật. Để thể hiện rõ vai trò đó, hệ thống sự kiện được tổ chức trong mối tuơng quan cố định. Thể hiện rõ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, mối tương quan giữa các kiện được tổ chức khá linh hoạt dưới các cung bậc khác nhau.

Đôi khi sự kiện được tổ chức nối tiếp nhau theo phép tăng cấp, sự kiện nọ nối tiếp sự kiện kia để qua đó bộc lộ hết các hành động, tính cách của từng nhân vật. Cách tổ chức này ta thường bắt gặp nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975.

Sau năm 1975, ở một số truyện sự kiện được tổ chức theo lối kết cấu tương đồng. Sự kiện nọ nối tiếp sự kiện kia tái hiện lại cả cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật.Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, toàn bộ sự kiện

được thuật lại qua lời kể của nhân vật " tôi ", người chứng kiến và tham gia câu chuyện.Truyện gồm các sự kiện chính: cuộc gặp gỡ sau hơn hai mươi năm giữa sư bà Thiện Linh và con trai; cuộc hội ý căng thẳng giữa Toàn và các đại đội trưởng; cái chết đầy nghịch lý của Phác; kết thúc là sự kiện sư bà Thiện Linh đi ăn mày cầu xin tình thương của thiên hạ. Xen kẽ trong các sự

43

kiện ấy là những sự việc mà nhân vật " tôi " quan sát thấy trong chuyến đi xuống tiểu đoàn và câu chuyện quá khứ của người mẹ đau khổ. Các sự kiện chính nối tiếp nhau đã tập trung làm nổi bật tính cách và số phận của các nhân vật: Toàn đại diện cho kiểu người cơ hội, độc đoán, một cỗ máy duy ý trí, đầy lạnh lùng và tàn nhẫn; còn nhân vật người mẹ là hiện thân của của số phận đau khổ, tội nghiệp. Số phận ấy khiến cho tất cả người đọc cảm thấy xót xa thương cảm. Đối với kiểu " ông quan cách mạng " như Toàn hay như con trai ông già đi khai hoang trong truyện Cỏ lau độc ác, mê quyền lực, gây bao điều nghịch lý đau đớn cho người khác - loại hạng người mới " nảy nòi " sau ngày chiến thắng - đã làm cho Nguyễn Minh Châu cảm thấy " chìm ngập trong nỗi lo âu lớn lao khắc khoải về con nguời " - nỗi lo âu xuất phát từ một trái tim đầy nhân hậu đối với con nguời và cuộc đời.

Được tổ chức sự kiện theo lối tương đồng, ở Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa, ta bắt gặp hệ thống sự kiện gắn liền với mỗi nhân vật đều hoà kết

lại để làm hiện rõ số phận éo le, ngang trái của con người sau chiến tranh, số phận của các nhân vật hiện rõ như của người phụ nữ làng chài đầy nhọc nhằn bất hạnh... Có thể thấy, cách kết cấu sự kiện theo lối tương đồng trong mỗi truyện đã góp phần vào thành công trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng, chủ đề của từng tác phẩm.

Trong tác phẩm Phiên chợ Giát, một tuyệt tác cuối đời của Nguyễn

Minh Châu khi ông linh cảm được hơn bao giờ hết cái chết đã gần kề vì căn bệnh quái ác, ta thấy sự kiện chính trong truyện được tổ chức trong mối tương quan có tính chất tương phản: quan hệ nhân quả và quan hệ phản nhân quả. Truyện gồm bốn sự kiện chính: lão Khúng dắt bò đi bán; lão Khúng nhớ lại cuộc đời; lão Khúng giải thoát cho con bò; con bò trở về. Quan sát mạch sự kiện này, ta thấy sự kiện dắt bò đi bán là tác nhân của sự kiện lão nhớ lại cuộc đời mình. Vì chính cuộc đời nhọc nhằn bất hạnh trong cuộc sinh tồn gắn với cái kiếp đeo ách trên vai suốt đời của con bò mà lão Khúng quyết định giải thoát cho con bò. Mối quan hệ giữa sự kiện thứ hai và sự kiện thứ ba là mối

44

quan hệ nhân quả. Nhưng mối quan hệ giữa sự kiện lão Khúng giải thoát cho con bò và sự kiện con bò trở về lại là mối quan hệ phản nhân quả. Con bò từ chối sự tự do mà con người ban cho nó. Có một trăn trở đặt ra, điều này có hợp lý không ? Suốt cuộc đời đeo ách cúi mặt trên những luống cày cùng lão Khúng, sự vướng víu của cái cày và sợi dây thừng với con bò đã trở thành nhu cầu sống. Nó giống như cảm giác lão Khúng mơ bị búa bổ vào đầu nhưng vẫn " bình thản y như tuân thủ một lẽ đương nhiên ". Tự do đến với con bò chỉ khi phục tùng, nô lệ đã trở thành một bản năng, nhu cầu sống, cho nên việc con bò trở về là một kết cục tất yếu. Từ mối quan hệ nhân quả này cho thấy Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra trong cái ồn ào xốc nổi của thời đại một chân lý: để sinh tồn, con người phải ép mình trong muôn vàn lo toan định liệu; con người có thể không làm nô lệ của ai nhưng sẽ là nô lệ của thói quen của chính mình. Quan niệm này còn được xem xét và thể hiện rõ hơn trong trạng thái của sự kiện đầu. ( lão Khúng dắt bò đi bán) và sự kiện cuối (con bò trở về). Trong sự kiện đầu, biết việc bán bò là hợp lẽ nhưng lão Khúng (và cả vợ con lão) vẫn đau khổ vì mối gắn bó thân tình sâu nặng. Riêng lão Khúng, sự tiếc nối day dứt về số phận của nó còn lớn hơn nhiều, vì lão là người gắn bó với nó lâu và tha thiết hơn ai hết. Nhưng đến sự kiện cuối cùng, lão đã " tự nguyện chấp nhận số phận ". Chính sự kiện cuối cùng lặp lại trạng thái của sự kiện đầu nhưng đã chuyển sang một trạng thái mới. Sự trùng lặp trong bản chất của trạng thái tâm lý cho thấy con người không thể thay đổi được số phận một phần bởi sự ràng buộc của thói quen nô lệ vốn đã được hình thành trong cuộc vật lộn để mưu sinh. Đồng thời, việc con bò trở về cho thấy tính chất ảo tưởng trong khát vọng của con người. Giải phóng và tự do luôn là khát vọng tốt đẹp song không phải khi nào con người cũng có thể thực hiện được nó. Thực tế cuộc sống cho thấy, con người không chỉ bị ràng buộc bởi thói quen mà còn chịu sự chi phối của số phận. Họ đầy suy tư, ngâm ngợi, đằm và chín hơn khi nói về mình và mọi người, kể cả cách thể hiện niềm vui, nỗi buồn cũng khác. Màu sắc triết lý đã phảng phất đâu đó trong các truyện

45

ngắn về sau của nhà văn và thoảng cả chút hơi hướng của cái bi không thể tránh khỏi. Đó chính là khía cạnh tội nghiệp đáng thương của kiếp người mà Nguyễn Minh Châu bằng linh cảm nhạy bén, bằng những trải nghiệm, thấu hiểu, đã phát hiện và thể hiện qua bút lực phi thường tuyệt vời trong tác phẩm nói riêng và trong các sáng tác của mình nói chung.

Đối với truyện có nhiều sự kiện, ngoài những cách thức tổ chức sự kiện theo lối tăng cấp, tuơng đồng, nhân quả và phản nhân quả như trên, Nguyễn Minh Châu còn tổ chức sự kiện theo hình thức lắp ghép các mảng sự kiện trộn lẫn. Có thể bắt gặp kiểu cấu trúc này qua một số truyện như : Bên đường chiến

tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông, Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh, Cỏ lau, Phiên chợ Giát.

Đối với hình thức lắp ghép các mảng sự kiện, trật tự các sự kiện bị đảo lộn, từ đó gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc và làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng. Có lúc cốt truyện là sự đan xen giữa các sự kiện thời gian, quá khứ và hiện tại. Tất cả làm sáng lên, đối lập nhau một cách linh hoạt để mỗi truyện đi đến khám phá đến tận cùng số phận và tâm hồn nhân vật. Bên đường chiến tranh là một câu chuyện cảm động về một tình yêu trong sáng,

thuỷ chung khắc khoải trong ba mươi năm bặt tin xa cách mà sự kiện trong quá khứ được đánh thức từ sự kiện hiện tại. Hiện tại ấy là hai người tình cũ An và Hạnh gặp nhau bên bờ một cái giếng, gợi lại quá khứ " y như hồi đang còn trẻ ở Vô Hốt " khi Hạnh còn là một cô bé đã đánh ghen một cách táo tợn.Sợi tóc bạc trên mái tóc xoã xuống thành giếng của Hạnh sáng lên như nét vẽ của thời gian, soi rõ kỷ niệm thời đầu xanh tuổi trẻ. Cuộc gặp mặt vui vẻ của họ trong hiện tại là giây phút để Hạnh sống trong một vùng tưởng tượng huyền ảo của mộng tưởng quá khứ, của nỗi đau mất mát và cả niềm sung sướng xúc động. Hiện tại ấy cũng làm bùng lên nỗi niềm khắc khoải đợi chờ "

cất giấu một nửa trái tim " cho người tình của Hạnh trong quá khứ. Sự kiện trong hiện tại và quá khứ đan xen nhau, soi chiếu cho nhau làm sáng rõ lên vẻ

46

đẹp trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh tinh thần vạn năng đối với con người.

Không đặt ngoài tổ chức mối quan hệ như Bên đường chiến tranh, hệ thống sự kiện trong Cơn giông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát... cũng được tổ chức theo hình thức

đan xen giữa sự kiện thời gian quá khứ và thời gian hiện tại. Những sự kiện thời gian quá khứ hiện về qua lời kể của nhân vật (Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành ) hoặc qua hồi ức, nhớ lại của nhân vật ( Cơn giông, Khách quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát ) tất cả được đan cài với những sự kiện trong

hiện tại để nối liền quá khứ - hiện tại, tất cả liên kết với nhau trong sự vận động của mạch truyện, từ đó thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế thế giới vi diệu bên trong của con người với cả những góc khuất sâu thẳm nhất của tâm hồn. Chính cách tổ chức sự kiện này đã góp phần tạo nên hệ thống nhân vật hướng nội - nét thành công và đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và cũng là đóng góp mới mẻ cho văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Đọc Phiên chợ Giát, người đọc cảm thấy thích thú bởi trình tự sự kiện đan xen giữa quá khứ - hiện tại còn được kết hợp với trình tự sự kiện đan xen giữa cái ảo và cái thực. Cái ảo trong truyện ngắn này được biểu hiện qua hình thức giấc mơ. Trong giấc mơ thứ nhất trước khi dắt con bò đi bán, lão Khúng thấy mình bổ chiếc búa to nặng xuống đầu con khoang đen; trong giấc mơ sau, khi trên đường đi, lão thấy mình mang thân nửa người nửa bò, bị đánh bằng búa tạ và bình thản như tuân theo như một lẽ đương nhiên. Điều kỳ lạ nhất trong giấc mơ của lão là cái ảo hoà trộn và rây rưa đến tận cõi thực khiến lão Khúng khi tỉnh giấc vẫn không thoát khỏi những ám ảnh về tên hung thần đồ tể, về cảm giác của loài vật do giấc mơ hằn lại trong tâm trí lão. Lão chỉ yên tâm nằm xuống khi nghe rõ tiếng khụt khịt của con khoang đen sau nhà bếp. Trên đường đi, khi đã tỉnh sau giấc mơ thấy mình biến thành bò, lão nhanh chóng sờ nắn chân tay xem mình có đuôi hay không. Khi biết mình "

47

thân bò hoang dã đang đi trên núi... trong khi bản thân gã hoàn toàn sống trong cái thực: trên đường mang con bò xuống chợ Giát. Chính cái kiếp người - bò vốn được vận hành từ lâu trong thực tế con người lão Khúng mà lão không ý thức được thì bây giờ nó bắt đầu xuất hiện và va đập trong đầu lão.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)