Tổ chức không gian trong sự đối lập

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 95 - 100)

Nghiên cứu sự đối lập là nghiên cứu sự đối lập giữa các mảng không gian trong tác phẩm. Mục đích cao nhất của sự đối lập này không phải để làm rõ tính chất khác biệt đến mức tương phản của các mảng không gian, mà thông qua đó thể hiện nhân vật và bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm. Nhà văn

91

đã chia không gian làm nhiều mảng đối lập nhau, đặt nhân vật vào trong những mảng không gian ấy và trong sự vận động của chúng, để từ đó làm hiện lên bức chân dung về nhân vật với những số phận, tính cách, tư tưởng, những quá trình diễn biến tâm lí, những suy tư, thức nhận, phản tỉnh, chiêm nghiệm... và cả những góc khuất của tâm hồn, tâm linh...

Tuân theo nguyên tắc này, có những truyện không gian được tổ chức trong sự đối lập giữa các mảng sáng - tối. Đọc Phiên chợ Giát ta thấy rõ

trong truyện không gian, thời gian chia làm nhiều mảng có tính lưỡng diện: mảng tối - mảng sáng, mảng thuộc về thiên nhiên và mảng thuộc về đời sống con người, mảng mặt đất - mảng vũ trụ... Các mảng này chen chúc nhau tạo nên bộ mặt đa diện, muôn màu của thế giới.Tuy nhiên trong các mảng không gian đó, hai mảng không gian đối lập tối - sáng đóng vai trò quán xuyến nổi bật. Mối tương quan giữa hai không gian này thể hiện rõ nhất qua mối tương quan của các gam màu. Các gam màu trong truyện không được tả trực tiếp mà được thể hiện thông qua các sự vật mang màu. Gam màu tối là màu của máu và bóng đêm. Bóng đêm thì phủ lên toàn bộ sự vật: cái bếp của lão Khúng, giấc mơ, con đường đến chợ... Còn màu máu thì vón cục thành những mảng tiết, hiện hình trong giấc mơ. Đây là những mảng màu gắn với tuyến sự vật thuộc mặt đất. Còn gam màu sáng là gam màu mà ánh sáng loé lên ở cuối chân trời đằng tây và ánh sáng của những ngôi sao xanh - mảng màu gắn với tuyến nhân vật thuộc màu trời. Màu sáng ít ỏi này lại được tổ chức trong giai đoạn lụi tàn, ở khoảng cách vời vợi, ở sắc thái lạnh: " ở cuối chân trời đằng tây chợt loé lên như đốm lửa bùi nhùi rơm rồi tắt ngấm mất hút "," trong thế giới bao la giữa đêm tối sâu thẵm tĩnh mịch, chỉ những ngôi sao xanh ngời ngợi và ẩm ướt đang nhấp nháy tận đỉnh trời "," cái lạnh như từ những vạt sao xanh ngời ngợi tận trên đỉnh trời tiết ra theo từng nhịp ánh sáng nhấp nháy "... Sắc lạnh của ánh sáng cùng gam màu đỏ, đen loang lổ bao trùm mặt đật đẩy thế giới hiện tại về điểm xuất phát nhân loại bước đi từ thuở hồng hoang sang thời văn minh.

92

Song hành với sự vận động của hai mảng từ tối sang sáng là hành trình con người nhìn rõ hơn cái số kiếp của mình. Sự di chuyển này làm thắt ngặt hơn bi kịch của con người khi nó ý thức sâu sắc về những bất hạnh không thể thay đổi.

Ngoài Phiên chợ Giát ta còn bắt gặp nhiều truyện ngắn của Nguyễn

Minh Châu nhiều truyện ngắn không gian nghệ thuật được tổ chức trong sự đối lập giữa mảng không gian nhỏ hẹp với mảng không gian rộng lớn: Bức tranh, Người dàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Mùa trái cóc ở miền Nam, Sống mãi với cây xanh...

Trong các truyện ngắn, mảng không gian nhỏ hẹp thường là không gian gắn liền với cuộc sống của nhân vật trong hiện tại. Đó là những không gian sinh hoạt đời thường: một căn phòng có tấm phản kê sát ở ô cửa sổ nhìn ra bến sông trước mặt mà Nhĩ thường nằm trong những ngày bệnh nặng cuối đời ( Bến quê ), một quán cắt tóc nhỏ xuềnh xoàng ( Bức tranh ), một góc bệnh viện vừa là nơi Quì làm việc vừa là nơi chị chữa bệnh, cũng chính là nơi chị kể chuyện đời mình cho nhân vật " tôi " nghe ( Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ), hay một doanh trại bộ đội sau ngày giải phóng (Mùa trái cóc ở miền Nam), một ngõ phố hẹp có căn phòng tuềnh toàng của bác Thông, cô

Loan, bà Ngan ( Sống mãi với cây xanh )...Đối lập với những không gian nhỏ hẹp là những không gian được tổ chức trong sự trải rộng của cả quãng đời dài của nhân vật, với những bôn ba, tìm kiếm, thăng trầm và từng trải. Đó là những miền đất nước mà bước chân đi đến mọi xó xỉnh trên trái đất, những không gian viễn xứ được đo bằng những miền, châu lục, quốc gia, đại dương... mà Nhĩ (Bến quê) đã từng qua. Đó là những cánh rừng Trường Sơn bạt ngàn, mênh mông thời đánh Mĩ - nơi Quì đã sống " trọn cuộc đời mình " những năm tuổi trẻ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) hay không gian từ Bắc chí Nam mà người mẹ - sư bà Thiện Linh từng lưu lạc tha hương (Mùa trái cóc ở miền Nam)... Những không gian này có khi được nhắc đến khi kể về nhân vật ( Bến quê ), có khi được miêu tả trong sự gắn bó với cuộc

93

sống, số phận, tính cách nhân vật ở những thời điểm cụ thể, thường là trong quá khứ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền

Nam). Hai mảng không gian nhỏ hẹp và rộng lớn được tổ chức trong sự đối

lập, có lúc xen kẽ giữa các sự kiện quá khứ - hiện tại (Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam), hoặc xen vào giữa dòng

tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật (Bến quê), hoặc trong sự nối tiếp thời gian quá khứ - hiện tại. Cách tổ chức ấy tạo ra sự đối chiếu giữa những quãng đời của nhân vật, tạo ra sự đối thoại giữa những cảm xúc, tâm trạng, nhận thức, chiêm nghiệm, phản tỉnh... trong tâm hồn nhân vật. Với Quì (Người đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành), quãng đời tuổi trẻ sôi nổi, " khác đời " của chị diễn ra hoàn toàn trong những cánh rừng Trường Sơn bao la rộng lớn - một không gian tương ứng với cách sống, cách yêu, với những quan niệm sống khác thường của chị. Nó dường như đối lập với cuộc đời hiện tại (trong một không gian nhỏ hẹp là quân y viện nơi chị vừa là y sĩ vừa là bệnh nhân) bề ngoài có vẻ yên ổn, bình lặng, nhưng thực ra bên trong vẫn có những đợt sóng ngầm của nỗi khát khao sự toàn bích không thoả trong tâm hồn chị. Còn với sư bà Thiện Linh (Mùa trái cóc ở miền Nam), không gian rộng lớn từ Bắc chí Nam là nơi ghi dấu những cơ cực, những nỗi khổ tâm day dứt vì thương con của bà: nhưng cái căn phòng nhỏ trong " tư dinh " thủ trưởng tiểu đoàn 7 mới là nơi chứng kiến một nỗi xót xa lớn hơn gấp bội lần những gì đã qua trong đời bà: sự phán xét lạnh lùng, tàn nhẫn như một quan toà độc ác của con trai bà - đức thánh chí tôn bao năm bà đi tìm "để ăn mày tình thương và sự tha thứ

". Một không gian nhỏ khắc hoạ đỉnh điểm một nỗi đau lớn. Hình ảnh người mẹ đi lang thang " ngửa tay xin tình thương của thiên hạ " cuối truyện là sự trở về với những không gian lưu lạc rộng lớn mà bà đã từng trải qua, trở về kiếp người ăn mày của quá khứ nhưng trong một nỗi thống khổ lớn lao hơn nhiều. Kết cục nhức nhối này như nhấn đậm thêm nét kết cấu sau cùng cho một số phận đau khổ, tội nghiệp của con người giữa cõi đời còn nhiều cái ác đang hiện hình ngay ở những gì thân thiết xung quanh mình.

94

Khác với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam, những không gian đối lập là bối cảnh để làm rõ tính cách, số phận

nhân vật, trong Bến quê, Bức tranh, sự đối lập giữa hai mảng không gian nhỏ hẹp và rộng lớn là một trong những yếu tố thúc đẩy cho những nhận thức nội tâm. Với Nhĩ (Bến quê) đó là sự nhận thức về một điều giản dị: trong cuộc đời, con người đừng vì những "chùng chình ","vòng vèo " mà để mất những gì gần gũi, quý báu. Còn trong Bức tranh là sự khám phá, nhận rõ bản chất con người mình của nhân vật.

Trong một truyện ngắn duy nhất được xây dựng bằng những nét viễn tưởng Sống mãi với cây xanh Nguyễn Minh Châu đã tổ chức không gian

trong sự đối lập giữa thế giới của thiên nhiên với xã hội đô thị. Dưới hình thức hồi kí của hai nhân vật đặc biệt (cây sấu và cây cột điện) qua lời dịch của một người "biết nói chuyện với cây cối " là bác Thông, thế giới thiên nhiên trong truyện hiện lên một cách sinh động, trong trẻo, thuần khiết. Vẻ đẹp ấy được tác giả miêu tả trong một sự kiện viễn tưởng: đại hội của các loài cây với sự góp mặt của rất nhiều loại cây, của nàng Gió, bà mẹ Đất và đại diện duy nhất của con người là bác Thông. Vấn đề chính của đại hội là vấn đề thành thị hiện đại với thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn con người trong thế giới đó. Đối lập với thế giới thiên nhiên là không gian xã hội đô thị được đặt trong thời gian viễn tưởng 20 năm sau: một khu phố xây dựng thí điểm với đại lộ rộng, thẳng tắp, hệ thống đèn ban đêm toả sáng dịu mát. Cây cối được thay bằng những hè phố xi măng, những cây bàng, cây sấu hay trút lá nhường chỗ cho những cây thông có dáng đứng kiêu kì hợp với khung cảnh đường phố đô thị mới. Đặt giữa sự đối lập ấy, con người hiện ra như cầu nối hai miền không gian. Đó là những con người như bác Thông suốt đời làm nghề trồng cây, gắn bó với cây cối bằng tình cảm máu thịt, là cô Loan từ khi còn là cô bé, giao thừa năm nào cũng gửi cho thiên nhiên một chiếc lá vào hòm thư, là bà Ngan - người thấu hiểu và đồng cảm sâu xa với tình yêu đất đai, cây cối của bác Thông hơn ai hết. Mỗi người có một tâm trạng, một số phận, một cuộc đời

95

riêng khác nhau trong cuộc biến thiên chung: bác Thông đau khổ, suy sụp tinh thần nặng nề, cô Loan sau này thành một nhà văn - xúc động mãnh liệt khi gặp lại hình ảnh quá khứ, bà Ngan đến tuổi già sống với hoài niệm về thời gian đã qua...Thông qua việc tổ chức không gian đối lập, khắc hoạ số phận của con người trong những không gian ấy, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc bức thông điệp khẩn thiết: đô thị hoá là xu thế, quy luật phát triển tất yếu của thành thị, song điều con người cần phải làm là không chỉ chinh phục mà còn phải sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Đặc biệt phản ánh số phận con người, tâm hồn con người trong quá trình đô thị hoá là vấn đề nhà văn quan tâm hàng đầu và dành nhiều niềm trắc ẩn sâu xa nhất của một tấm lòng nhân hậu, thiết tha với con người và cuộc sống trên mặt đất, tất cả được trang điểm trước hết " bằng những Con Người ".

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)