Hệ thống nhân vật được xây dựng trong mối quan hệ với nghịch lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 72 - 86)

Ngoài hệ thống hình tượng nhân vật được xây dựng trong mối quan hệ đối chiếu tương phản và mối quan hệ bổ sung, truyện ngắn Nguyễn Minh

68

Châu còn có những nhân vật được tác giả xây dựng trong mối quan hệ với những nghịch lí.

2.3.3.1. Định nghĩa về nghịch lí

Theo quan niệm thông thường, phổ biến, nghịch lí được định nghĩa " Điều có vẻ ngược với logic thông thường nhưng vẫn đúng hoặc khó bác bỏ "[ 43,657].

Đối với văn học " nghịch lí " ngoài quan niệm như trên còn có cách nhìn nhận riêng.

Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: " Nghịch lí là một biện pháp gây ấn tượng bất ngờ khêu gợi những suy nghĩ có tính chất trí tuệ lí thú " [13,177].

Trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa:"Nghịch lí: một châm ngôn hoặc một phán đoán mà nội dung của nó bất đồng rõ rệt - so với ý kiến đã được số đông chấp nhận đã trở thành truyền thống, hoặc so với lẽ phải thông thường... Bất cứ nghịch lí nào cũng có vẻ như là sự phủ định cái ý kiến dường như đúng đắn một cách đương nhiên về điều kiện. Bản thân nghịch lí có khả năng thuyết phục và gây ấn tượng một cách độc lập với sự sâu sắc đúng đắn của phát ngôn " [ 1,218 ].

Với hai định nghĩa trên ta thấy nét chung cơ bản đều nói đến các đặc trưng và sức mạnh nghịch lí. Tổng hợp lại về nội dung, nghịch lí là những điều chứa đựng sự trái ngược với cách hiểu thông thường, truyền thống, có tính bất ngờ và có sức khái quát. Đó cũng chính là bản chất của nghịch lí.

Trong văn học nghịch lí được sử dụng nhiều, linh hoạt và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Với tư cách là một biện pháp nghệ thuật, nghịch lí đem lại hiệu quả truyền đạt lớn.

2.3.3.2.Hệ thống nhân vật được xây dựng trong mối quan hệ với những nghịch lí trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975

Trong các truyện ngắn của mình Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nghịch lí như một thủ pháp nghệ thuật tổ chức xây dựng nhân vật. Bên cạnh thế giới

69

của những điều nghịch lí mà nhà văn đã khám phá và tái hiện trong truyện ngắn, ông còn tạo ra hệ thống nhân vật mâu thuẫn đối nghịch, tự tạo ra nghịch lí và đầu hàng bởi những nghịch lí của cuộc sống.

Cuộc sống con người dù trong hoàn cảnh nào cũng đều biểu hiện những nghịch lí. Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra điều đó và ông đã tìm ra chìa khoá cho riêng mình để thâm nhập vào cuộc sống xưa nay tưởng như vẫn là mảnh đất của những điều hợp lí, thuận lí. Nhà văn đã bỏ qua cách thể nghiệm cuộc sống một cách cổ điển để tìm đến một cách nói cách tân: đưa nghịch lí cuộc đời vào trong tác phẩm, tổ chức thành những tình huống truyện ngắn, và chỉ ra mối quan hệ của con người với những nghịch lí thông qua những nhân vật cụ thể, có sức ám ảnh đối với người đọc. Từ đó ông khái quát lên những quy luật của cuộc sống, rút ra những trải nghiệm, chiêm nghiệm của mình về cuộc sống.

Trong các truyện ngắn của mình sau năm 1975 Nguyễn Minh Châu thường xây dựng một số tình huống nghịch lí sau:

Trước hết là những nghịch lí đời thường, đối với cuộc sống hàng ngày những điều bất thường, nghịch lí vẫn luôn cận kề với cái bình thường, thường tình. Nguyễn Minh Châu đã khéo léo tìm ra và lắp ghép muôn vàn những hiện trạng đối nghịch đó trên trang viết. Nghịch lí trở thành yếu tố hoà kết không thể thiếu của nhà văn khi thể hiện những mạch sống đời tư. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, những nghịch lí đời thường được tổ chức gắn liền với nhân vật ở nhiều phương diện như đời tư, số phận, tính cách, cảnh ngộ...từ đó giúp người đọc nhận ra tính chất ngẫu nhiên, vô thường, không theo một quy luật sắp xếp nào của cuộc sống.

Trong Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, những nghịch lí đời thường đến với nhân vật trong bi kịch ở những giây phút cuối cùng của đời người hay cuối đời nhìn lại. Cả cuộc đời trai trẻ, Nhĩ ( Bến quê ) đã đi tới " không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ", bôn ba khắp mọi phương trời song chưa hề một lần sang bờ bên kia sông quê mình. Đến khi lâm vào cảnh bán thân bất

70

toại, Nhĩ mới nhận ra sự thật cay đắng: cái chân trời gần gũi, ngay bờ bên kia sông trước của sổ nhà mình mãi mãi đóng khung một miền đất mà anh không thể và không bao giờ với tới được nữa trong hành trình đời người của mình. Một nghịch lí có tính chất định mệnh và bi kịch: con người có khả năng làm những điều lớn lao phi thường nhưng nhiều khi lại bất lực trong những việc hết sức giản đơn và dễ dãi. Trong , Dấu vết nghề nghiệp người thủ thành già dù đã kết luận " con người ta thường xuyên không hoàn hảo, nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo ", song đến tận những giây phút cuối đời sau hơn 50 năm từ giã việc bắt bóng vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể để lọt lưới quả bóng thứ năm - quả bóng mà theo ông đứa trẻ lên ba cũng có thể nhặt ôm vào bụng được.Trong khi ông, một thủ thành nổi tiếng bắt được những pha bóng vừa khó vừa hiểm hóc đang ở đỉnh cao tài năng và phong độ lại để lọt lưới? Một thực tế nghịch lí được tổ chức thành tình huống của câu chuyện đã thực sự nói lên một chân lí: cuộc sống có quy luật, song nhiều khi là sự sắp xếp của những điều hết sức ngẫu nhiên.

Khác với Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, nghịch lí trong Sắm vai lại

được tổ chức như một bi hài - hài kịch về con người vốn bản chất ưa lối sống giản dị lại phải sắm vai giữa đời thường - như mang một cái mặt nạ rường rà, kiểu cách, hình thức, trái ngược hẳn với con người thật của chính mình, cuối cùng lại nhận ra rằng không thể sắm vai được nữa, bởi con người nếu đánh mất mình là lâm vào thế bi kịch.

Vẫn là một dạng nghịch lí - bi kịch, song nghịch lí trong Chiếc thuyền

ngoài xa, Sống mãi với cây xanh không gắn với bi kịch tư tưởng như trong Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Sắm vai mà gắn với bi kịch về số phận nhân

vật. Vì hạnh phúc gia đình, vì mưu sinh nhọc nhằn trên sông nước, những người đàn bà làng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa ) nhẫn nhục chịu đựng số

phận đau khổ chứ nhất định không bỏ nguồn gốc gây đau khổ cho đời mình.Trong Sống mãi với cây xanh, việc đô thị hoá một khu phố đã khiến cho

71

một con người suốt đời sống với cây xanh như bác Thông phải đau đớn, suy sụp tinh thần đến cùng cực...

Bên cạnh những nghịch lí được tổ chức gắn liền với bi kịch tư tưởng, số phận của nhân vật, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nghịch lí còn được tổ chức gắn với những vấn đề thế sự trong mạch sống đời tư lặng lẽ của nhân vật.

Đó là những nghịch lí xảy ra từ những sự việc tưởng chừng rất lặt vặt của cuộc sống đời thường, song nó lại trở thành những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh - thế sự nhờ được khám phá tinh tế và tổ chức tình huống mang tính nghệ thuật của tác giả. Trò đùa gán ghép trẻ con của "hai con nhóc "(Hương

và Phai) tưởng chẳng có gì đáng nói. Nhưng từ đó, Nguyễn Minh Châu đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển khai câu chuyện một cách tự nhiên để phản ánh một nghịch lí: trò đùa trẻ con ấy khi trở thành sự thật lại có ý nghĩa xáo trộn cả đời người, có thể dựng nên một nghịch cảnh khó thay đổi: một gia đình vốn khấm khá càng trở nên khá giả hơn nhờ có thêm một người con dâu biết thu vén, còn gia đình kia vốn đã khó khăn lại càng vất vả hơn vì mất đi trụ cột chính của gia đình. Hay trong Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà tốt bụng, nghịch lí được xây dựng từ điểm xuất phát là cách cư xử đối nghịch đầy mâu thuẫn - nuông chiều con nhưng lại quá khắt khe với mẹ - của một người mẹ trẻ ( Mẹ con chị Hằng ), là lòng tốt ban phát rộng rãi nhiều khi lại gây ra phiền nhiễu cho mọi nguời xung quanh ( Người đàn bà tốt bụng ). Tất cả những nghịch lí ấy của cuộc sống thường nhật được Nguyễn Minh Châu sử dụng như một âm sắc chủ đạo để tổ chức tình huống và xây dựng nên nhân vật nghịch lí.

Ngoài những nghịch lí đời thường trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ta còn bắt gặp nhiều nghịch lí trong và sau chiến tranh. Với

Nguyễn Minh Châu ông không chỉ phát hiện và thể nghiệm những tình huống nghịch lí trong đời thường mà ông còn viết về nghịch lí đời sống trong và tiếp sau chiến tranh. Điều này không chỉ thể hiện năng lực tiếp cận cuộc sống mà còn thể hiện cả lòng dũng cảm của nhà văn. Chính từ các nghịch lí ấy cho

72

thấy cách nhìn nhận của tác giả về mặt trái của chiến tranh với những tiêu cực, kém hoàn mĩ của nó. Điều này rõ ràng đã đi ngược lại với cách nhìn nhận đánh giá về chiến tranh như một sự thuần nhất, trong giọng điệu ngợi ca của văn học trước đó. Cùng với sự " dũng cảm điềm đạm " này đã tạo nên giá trị nghệ thuật từ cách tổ chức những tình huống nghịch lí độc đáo gắn với những nhân vật nghịch lí đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

Sự trở về của người lính sau chiến tranh không phải hiếm gặp trong văn học Việt nam cũng như trong văn học thế giới. Đó là hình ảnh người lính Hồng quân Xô viết trở về với một kết thúc có hậu trong văn học Nga, hay những số phận, thân phận con người với nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau trong các trang viết của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh, Chu Lai trong Ăn mày dĩ vãng... Nguyễn Minh Châu đã góp vào dòng thể hiện nhiều âm sắc ấy một tiếng nói riêng của mình. Đó là nghệ thuật tổ chức tình huống nghịch lí gắn liền với số phận, tính cách người lính trong các truyện Cỏ lau,

Mùa trái cóc ở miền Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...

Trong Cỏ lau, nghịch lí được tạo ra từ sự kiện Lực trở về sau những

năm tháng chiến tranh. Theo lẽ thường, sự trở về của anh phải là niềm hân hoan, hạnh phúc vì nó lấp đầy khoảng trống đau thương sau những ngày xa cách. Thế nhưng, trái lại, nó lại có thể là nguy cơ tan nát một gia đình - gia đình của vợ anh và người chồng mới của cô. Anh và Thai vẫn yêu thương nhau tha thiết nhưng vĩnh viễn không trở về với nhau. Vì Thai không thể từ bỏ cuộc sống hiện tại với người chồng tốt bụng và những đứa con đáng yêu để trở về với tình yêu của mình. Còn Lực cũng không thể tạo dựng lại hạnh phúc của mình trên sự tan vỡ của gia đình Thai. Vì vậy, cả hai người đành phải chấp nhận sự an bài của số phận. Cái nghịch lí đau lòng ấy đã trở thành cái nền làm nổi rõ số phận khổ đau, mất mát của nhân vật sau chiến tranh.

Tình huống nghịch lí trong Mùa trái cóc ở miền Nam lại hiện hình qua những sự việc, sự kiện xảy ra ở doanh trại bộ đội sau ngày chiến thắng. Đó là cuộc gặp gỡ của mẹ, con sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, xa cách. Cuộc

73

gặp gỡ sau hai mươi năm đáng lẽ phải vui vẻ cảm động, nhưng hoàn toàn bất ngờ và trái ngược, nó như một " phiên toà đại hình " mà tội nhân là người mẹ, còn quan toà là đứa con trai bằng xương bằng thịt mà sau bao năm mong mỏi bà mới được gặp. Bà mẹ càng xưng tôn con trai mình như một bậc chí tôn thì người con trai lại càng hiện lên với trái tim sắt đá lạnh lùng, vô cảm, khô cạn tình thương. Cũng chính người con trai ấy của bà đã tạo nên bao nhiêu nghịch lí cho đồng đội: bắt người lính dưới quyền vào thứ quân lệnh quái gở ( tập đi đều cả khi trời nắng lẫn trời mưa, sống tách biệt hoàn toàn với cuộc sống "

phức tạp và bẩn thỉu " ở bên ngoài - cuộc sống trong hoà bình mà chính những người lính ấy đã đổ bao xương máu mới có được). Còn Phác, một nguời lính thực sự, xông pha giữa đạn lửa bao lần không chết, vậy mà trở về đồi sống hoà bình ít ngày anh lại chết vì cách gài mìn vô lý theo mệnh lệnh của một người được coi là đồng đội.

Những điều nghịch lí ấy đã được tổ chức thành những tình huống truyện hấp dẫn, đem đến cho người đọc một cảm giác nhức nhối: chiến tranh, bên cạnh phần lí tưởng tốt đẹp còn có những góc khuất tối tăm với bao nghịch lí, mâu thuẫn gây đau đớn cho con người ngay cả sau khi nó đã đi qua. Đây cũng là cách nhìn biện chứng về chiến tranh mà Nguyễn Minh Châu muốn đề cập thông qua việc đưa ra những tình huống nghịch lí trong truyện ngắn của mình. Cũng viết về nguời lính trong và sau chiến tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lại tổ chức tình huống nghịch lí gắn với bi kịch tâm hồn

của người phụ nữ luôn khao khát cái toàn thiện toàn mĩ. Duyên dáng, thông minh, khả ái, nhân hậu, đầy nữ tính, được rất nhiều người yêu, tưởng chừng không còn thiếu điều điều kiện nào để có hạnh phúc, song tâm hồn Quì dường như không lúc nào được yên ổn. Cô đòi hỏi người yêu phải như một thánh nhân, không chấp nhận những mặt đời thường ở anh. Sau này, cô đã bị trả giá cho sai lầm ấy bằng việc từ chối tình yêu chân thành, chung thuỷ của bác sĩ Thương để tái sinh tình yêu, tài năng của Ph. mà không nghĩ rằng mình đã làm công việc của một thánh nhân. Thành công, nhưng tâm hồn Quì vẫn

74

không hoàn toàn thanh thản. Cơn bệnh mộng du lại là một sự trả giá tiếp theo cho khát vọng hoàn thiện, toàn mĩ không bao giờ thoả của chị. Cuộc đời Quì dường như là một chuỗi những điều nghịch lí.

Có thể khẳng định, tổ chức những tình huống nghịch lí là một trong những thủ pháp nghệ thuật để thể hiện những phức tạp trong cuộc sống của Nguyễn Minh Châu. Trong dòng chuyển biến phức tạp của cuộc sống, nhà văn đã tài tình phân luồng ra những tình thế nghịch lí, tự do chuyển đến người đọc những lời kết luận sâu sắc và thấm thía. Đặc biệt, việc tổ chức những tình huống nghịch lí còn gắn liền với việc tổ chức, xây dựng hình tượng nhân vật trong mối quan hệ với nghịch lí. Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một hệ thống nhân vật mâu thuẫn đối nghịch, tự tạo nên nghịch lí, đầu hàng bởi những nghịch lí của cuộc sống hoặc vừa tạo ra nghịch lí vừa trả giá cho nghịch lí mình tạo ra trong một loạt những truyện ngắn sau năm 1975.

Bên cạnh những tình huống nghịch lí Nguyễn Minh Châu còn chú trọng xây dựng thành công những nhân vật nghịch lý. Đó là những nhân vật

tự tạo ra nghịch lý hay nhân vật bất lực với hoàn cảnh nghịch lý.

Cuộc sống của con người vốn là sự tồn tại đa dạng của những điều nghịch lí, mà nền tảng của những tình huống nghịch lí là những điều ngẫu nhiên. Trong mỗi cuộc đời, những tình huống nghịch lí không phải hoàn toàn do những ngẫu nhiên đem lại, mà nhiều khi do chính con người tạo ra. Đây cũng là điều mà Nguyễn Minh Châu muốn chỉ ra thông qua kiểu nhân vật tự tạo ra nghịch lí trong truyện ngắn sau 1975. Kiểu nhân vật này được tổ chức xây dựng theo hai dạng: những nhân vật không ý thức được việc tạo ra nghịch lí và những nhân vật vừa tạo ra nghịch lí vừa trả giá cho nghịch lí mà mình

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 72 - 86)