0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THỜI GIAN VÀ LỰA CHỌN GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP (Trang 94 -94 )

TRẦN THUẬT

Theo " Từ điển thuật ngữ văn học ", không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Với hình thức tồn tại đó, " Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học " [13,135], còn " thời gian nghệ thuật gắn liền với với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật...Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được dấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học " [13,272].

Có thể nói, không gian, thời gian nghệ thuật là hai phạm trù tương ứng, thống nhất chặt chẽ trong một chỉnh thể nghệ thuật. Tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật là một trong những phương diện kết cấu nghệ thuật của tác phẩm.

Khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, ta thấy không gian - thời gian nghệ thuật được tổ chức như một hình tượng nghệ thuật gắn liền với các yếu tố khác cấu thành tác phẩm như hình tượng nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật...Nhà văn đã tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn theo nhiều cách thức sáng tạo, góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng tác phẩm và thể hiện được phong cách nghệ thuật của tác giả.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP (Trang 94 -94 )

×