Tổ chức không gian đời thường mang ý nghĩa nhân sinh

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 103)

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 một trong những hình thức biểu hiện không gian nghệ thuật được nhiều người chú ý là không gian hiện thực đời thường. Đó là không gian để nhân vật sống, hoạt động, tự thể hiện mình trong cuộc sống đời thường. Trong dòng chảy

99

chung đó, nhiều truyện ngắn sinh hoạt thế sự của Nguyễn Minh Châu được tổ chức trong không gian sinh hoạt đời thường mang ý nghĩa nhân sinh. Có thể điểm qua các truyện ngắn: Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà tốt

bụng, Hương và Phai, Sắm vai...

Đối với các truyện ngắn này, người đọc có cảm tưởng như Nguyễn Minh Châu đang thuật lại một cách khách quan những chuyện xảy ra ở chính dãy nhà mình, khu tập thể của mình.Trong không gian ấy, dòng đời đang mặc nhiên trôi chảy, nhà văn chỉ làm công việc ghi lại đầy đủ, chân thực. Không gian thường gặp trong các truyện này là không gian nhỏ hẹp: một dãy hoặc một khu tập thể (Đứa ăn cắp, Người đàn bà tốt bụng ), một căn phòng, một ngôi nhà ( Mẹ con chị Hằng, Sắm vai ). Những không gian nhỏ hẹp ấy là môi trường sống, môi trường hoạt động của các nhân vật, là môi trường quen thuộc để các nhân vật tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, nhiều khi hồn nhiên. Những người đàn bà trong khu tập thể ( Đứa ăn cắp ) thoải mái trò chuyện,

bình luận về tất cả mọi chuyện đang diễn ra trong khu tập thể, kể cả sự kiện cô Thoan chết cũng chỉ là một trong vô số các đề tài bàn tán của họ, mà không một ai mảy may ý thức được rằng chính họ đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết của Thoan vì sự kiên quyết đòi đuổi cô về quê của họ. Cô Hoằng (

Người đàn bà tốt bụng ) lúc nào cũng hồn nhiên ban phát lòng tốt cho cả dãy

K. mà không ngờ đến sự phiền nhiễu đôi khi do chính lòng tốt ấy gây ra. Chị Hằng ( Mẹ con chị Hằng ) cư xử với mẹ trong ngôi nhà của mình - nhiều lúc không rõ ranh giới giữa một người con gái được nuông chiều với một người chủ nhà, nên bạc bẽo với mẹ một cách hồn nhiên. Chính sự bộc lộ mình một cách hồn nhiên ấy của các nhân vật trong không gian của họ đã khiến cho không gian đời thường trở thành không gian chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh có tính phổ quát và muôn thuở của con người: lòng tốt, cách đối nhân xử thế - con người cần luôn luôn ý thức được những điều đó. Trong Sắm vai, căn phòng nhỏ hẹp của nhà văn T. lại là nơi diễn ra bi kịch lớn: bi kịch đánh mất mình. Ở đấy, anh phải đi lại, đứng ngồi, cười nói, trong vai một người chồng

100

lịch lãm, trẻ trung xong phù phiếm, hình thức, hoàn toàn tương phản với lối sống giản dị, thích giản tiện những cái rườm rà, phiền toái trong bản chất con người chân thật của anh. Khi anh trở lại chính mình, thoát ra khỏi không gian trói buộc đó bằng cách tìm đến một không gian khác, cũng nhỏ hẹp xong lại tự do: căn phòng của anh diễn viên - nhà văn trẻ hàng xóm. Sự chuyển đổi không gian này chỉ là giải pháp tình thế, xong nó là bước đầu để anh sắp xếp lại cuộc sống của mình khi trở lại chính mình. Như vậy, ở đây không gian ngoài ý nghĩa là không gian sinh hoạt còn là không gian để con người được sống đúng với bản ngã của mình - một không gian mang ý nghĩa tư tưởng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 103)