Hệ thống nhân vật xây dựng trong quan hệ đối chiếu tương phản

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 62 - 69)

58

Quan hệ đối chiếu tương phản là mối quan hệ làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật. Đối chiếu, tương phản là một nguyên tắc hết sức phổ biến thường gặp. Nó không chỉ làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà còn làm cho các nhân vật cùng tuyến trở nên sắc nét. Trong các truyện ngắn

của Nguyễn Minh Châu, sự đối chiếu tương phản không chỉ xuất hiện trong

quan hệ giữa các nhân vật mà còn xuất hiện và nằm ngay trong bản thân nhân vật.

Đối với quan hệ đối chiếu tương phản giữa các nhân vật Nguyễn Minh Châu đã tổ chức thành công và đem lại hiệu quả cao qua một số truyện ngắn:

Sắm vai, Khách ở quê ra, Mùa trái cóc ở miền nam…

Ở Sắm vai, quan hệ đối chiếu tương phản không phải diễn ra ở các nhân vật khác tuyến như trên, mà nó diễn ra giữa hai nhân vật cùng tuyến: nhà văn T. và người vợ của mình.

T.là một nhà văn có bề dày của sự từng trải trong cuộc đời và nghề nghiệp. Ấn tượng mạnh nhất mà anh gây cho nhân vật " tôi " - người kể

chuyện là ấn tượng về " một con người đã dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù

phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa

dối mình và người khác, trong cuộc sống hàng ngày của chính mình ". Với

anh, con người có thể đánh mất vàng bạc châu báu, nhưng không được đánh

mất mình. Cách sống của anh là " nhất thiết phải biến cái giản ước bớt những

cái rườm rà, phiền toái đi! " cốt lõi nhất là sống sao để có thể làm việc được.

Anh là mẫu người ưa cuộc sống giản dị, ghét rườm rà kiểu cách. Xong cô vợ anh lại là người phù phiếm, hời hợt, thích hình thức. Chiều theo ý vợ anh phải " sắm vai " thật hơn cả sự thật một người chồng hào hoa, phong nhã, vui vẻ, trẻ trung, với gương mặt như " còn háo trang dở dang ", rồi đi, đứng, bắt tay, cười xã giao, thậm chí cả chơi trò " vợ chồng giận nhau " nhất nhất phải theo sự " đạo diễn " của vợ. Một cuộc sắm vai hài hước vừa đau đớn vừa xót xa." Vai " mà anh phải ắm là tấm gương phản chiếu lối sống, con người của vợ anh, hoàn toàn tương phản với con người thật của anh. Anh phải sắm vai,

59

xong cuộc sống gia đình đâu phải là sân khấu vì thế anh không thể còn là con người thật của chính mình, và anh nhận ra rằng mình không thể đánh mất mình bởi anh đã từng quan niệm lối sống mà mình đã có là lẽ sống cao cả nhất. Chính bi kịch của anh là lời cảnh tỉnh mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến đến người đọc: hãy sống bằng chính bản ngã đích thực của mình, đừng bao giờ phải " sắm vai " trong cuộc đời cũng như trên trang viết, để không phải theo thời lựa gió, làm những " con kỳ nhông " đổi màu. Bởi vì, với con người, không có mất mát nào đau đớn và nhục nhã hơn bi kịch tự đánh mất mình.

Có thể nói thành công trong việc truyền đi thông điệp của nhà văn qua truyện ngắn Sắm vai chính là cách xây dựng kết cấu hình tượng nhân vật trong quan hệ tương phản, thể hiện qua hai nhân vật nhà văn T. và vợ anh ta. Nét độc đáo trong kết cấu này là sự tương phản của các nhân vật được làm rõ, trực tiếp hiện lên trong cùng một tuýen nhân vật nó không giống như hai

tuyến nhân vật đối kháng nhau như trong Cơn giông, mâu thuẫn vừa được

phản ánh từ chính một nhân vật, trong mối quan hệ thật giữa con người thật giản dị với con người giả phù phiếm mà anh ta phải sắm vai - và con người giả phù phiếm ấy là chân dung đích thực của một con người khác đối lập với con người anh. Kiểu kết cấu tương phản nhân vật - nhân vật thông qua nhân vật sắm vai đã thể hiện rõ ý định và chủ đề tư tưởng một cách sâu sắc, tinh tế, thấm thía: đưa những trải nghiệm, chiêm nghiệm của mình về một lẽ sống của con người. Cách đưa ấy thật gần gũi, giản dị mà tài tình xứng đáng với tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

Có thể thấy, kiểu kết cấu hình tượng nhân vật trong quan hệ đối chiếu tương phản giữa các nhân vật được Nguyễn Minh Châu sử dụng để xây dựng nên các nhân vật khái quát, nhân vật tư tưởng hoặc những nhân vật tính cách... cùng một kiểu kết cấu, song nghệ thuật tổ chức, xây dựng hình tượng nhân vật trong mối quan hệ đối chiếu ở mỗi truyện ngắn, mỗi nhân vật cụ thể

60

đều có những nét độc đáo riêng. Đây cũng là biểu hiện của một tài năng lớn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật như Nguyễn Minh Châu.

Ngoài cách tổ chức quan hệ đối chiếu tương phản giữa các nhân vật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 còn lôi cuốn người đọc ở cách tổ chức quan hệ đối chiếu tương phản ngay trong bản thân nhân vật.

Trong cuộc sống, mỗi con người luôn luôn là một thế giới bí ẩn, đầy phức tạp và không phải mọi suy nghĩ, tâm tư, hành động... luôn là sự thống nhất.Xuất phát từ những thay đổi căn bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trở nên đa dạng, phong phú như chính sự phong phú đa dạng của cuộc đời ông. Từ thuần tuý những nhân vật lý tưởng phản ánh hiện thực lớn lao của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các sáng tác sau năm 1975 , đặc biệt ở thập kỷ 80 của Nguyễn Minh Châu đã tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới, trong những mối quan hệ mới. Một trong kiểu tổ chức nhân vật ấy là xây dựng hình tượng nhân vật

trong mối quan hệ đối chiếu tương phản của bản thân nhân vật. Bức tranh

truyện ngắn viết năm 1976 được xem là tác phẩm đánh dấu cách tổ chức nhân vật như vậy.

Trước đây, trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng, người đọc gặp nhiều các nhân vật lý tưởng, thống nhất trong những vẻ đẹp chung, những " con người nhất phiến " bởi được xây dựng trên mối quan hệ đối lập với những kẻ thù dân tộc thì ở

Bức tranh hình ảnh con người lại hiện lên trong sự suy tư, sám hối, với những tương phản trong chính thế giới nội tâm của mình. Nhà văn đã để cho

nhân vật - người hoạ sĩ tự nhìn nhận và đánh giá về con người mình: " trong

con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết,

thiên thần và ác quỷ ". Một nhận thức có tính chân lý, không phải tự nhiên

đến với nhân vật trong diễn biến cuộc sống thông thường, mà là kết quả rút ra từ cuộc đấu tranh nội tâm âm thầm mà dai dẳng và không kém phần quyết liệt. Đó là cuộc đấu tranh giữa các phần tích cực - mặt phải - phần ánh sáng

61

với phần thấp hèn - mặt trái - phần bóng tối trong chính con người hoạ sĩ. Nhân vật luôn được nhà văn đặt giữa ranh giới hai phần, bị giằng xé, cắn dứt lương tâm chỉ bởi một câu hỏi: có thừa nhận lỗi lầm của mình, cũng là thừa nhận bản chất con người mình hay không? Cuối cùng, sau bao nhiêu dằn vặt, sám hối, nhân cách đích thực đã giúp người hoạ sĩ vượt lên thấp hèn trong con người mình để hướng thiện.Trong nhiều chủ đề của tác phẩm, khám phá về con người với thế giới nội tâm đầy phức tạp, bí ẩn thông qua một nhận thức mang tính chất chân lý của nhân vật. Đây chính là một chủ đề thể hiện nét đổi mới căn bản trong quan điểm nghệ thuật về con người đa chiều của Nguyễn Minh Châu, được soi rọi từ nghệ thuật kết cấu hình tượng nhân vật. Đó là cách xây dựng nhân vật để gửi gắm một tư tưởng, bằng một thủ pháp sinh động, giàu sức thuyết phục, qua nhân vật nhà văn đã giúp cho nhiều nhân vật trong các truyện ngắn khác của mình, dù là nhân vật tư tưởng cũng trở nên sống động hơn, đời thường hơn. Chính vì thế những vấn đề tư tưởng, những bức thông điệp trĩu nặng tình người và trách nhiệm của nhà văn gửi đến người đọc sẽ mang tính thuyết phục cao hơn.

Bên cạnh Bức tranh, ta còn gặp cách kết cấu nhân vật tương phản

trong chính bản thân nhân vật qua những nhân vật tư tưởng khác như Nhĩ (

Bến quê ), người thủ thành già ( Dấu vết nghề nghiệp), hay nhân vật tính cách, nhân vật số phận như Quì ( Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ),

lão Khúng ( Phiên chợ Giát )...Sự tương phản trong chính bản thân nhân vật có khi chỉ diễn ra trong nhận thức của nhân vật: hoạ sĩ ( Bức tranh ), người

thủ thành già ( Dấu vết nghề nghiệp), Nhĩ ( Bến quê ); có khi nằm trong tính cách, số phận nhân vật : Quì (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ), lão Khúng ( Phiên chợ Giát ). Xong với mỗi nhân vật, dù trong một kiểu kết cấu hình tượng, Nguyễn Minh Châu lại có cách tổ chức, xây dựng một cách linh hoạt, không hề trùng lặp, khiến cho nhân vật hiện lên với những nét riêng, để

lại ấn tượng đậm nét cho người đọc. Nhân vật người thủ thành già trong Dấu

62

vật suy tư, sám hối, xong không hề giống trong nhân vật truyện ngắn Bức tranh người hoạ sĩ nhận ra những tương phản trong con người mình sau một loạt những giằng xé vật vã nội tâm,người thủ thành già đã kết luận trong tập hồi ký mười năm của mình:" Con người ta thường xuyên không hoàn hảo,

nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo ". Một sự thật mang tính tất yếu về sự

thống nhất của các mặt đối lập trong mỗi con người - tưởng chừng như ai cũng có thể thừa nhận mà không cần trải qua biến cố lớn nào trong đời. Thế nhưng, đây là kết luận mà người thủ thành già thấm thía từ những trải nghiệm trong suốt mấy chục năm bắt bóng trong khung thành và cầm còi trên sân cỏ.

Khi người thủ thành già nhận ra điều đó, ông tự thấy có thể yên tâm về những sai sót nghề nghiệp của mình. Nhưng ông vẫn không thể không day dứt khi sự không hoàn hảo của mình lại gắn với hành động thiếu trung thực của một vị trọng tài nổi tiếng công minh, tinh tường. Hiểu và hàm ơn lòng tốt, tâm lý của người trọng tài, người từng vừa là đồng nghiệp vừa là tình địch, nhưng phải tận những giây cuối đời, ông mới đủ dũng khí nói thật ra điều đó - một bí mật nghề nghiệp mà trước đó hơn mười năm ông đã viết trong thiên hồi ký hoàn chỉnh của mình xong đã dấu biệt tất cả mọi người. Việc đặt nhân vật trong quan hệ tương phản ngay chính bản thân nhân vật như vậy, Nguyễn Minh Châu đã mở ra và định hướng một dạng nhân vật ít gặp trong văn học trước đó: kiểu nhân vật hướng nội, nhân vật nhận thức tự ý thức. Đây là một trong những đổi mới quan trọng trong cách thức xây dựng nhân vật, một đóng góp mới lạ cho văn học đương đại.

Sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trong cách kết cấu nhân vật theo lối tương phản không chỉ dơn thuần dừng lại ở những nhân vật hướng nội. Có những nhân vật hiện dần lên với những nét tương phản nằm trong hoàn cảnh

số phận, tính cách nhân vật. Sự thức tỉnh của Nhĩ ( Bến quê ) bắt đầu từ sự

đối lập về hoàn cảnh hiện tại với quá khứ của anh. Con người vốn đã đi "

khắp mọi xó xỉnh trên trái đất " một thời, giờ đây trong cảnh bán thân bất toại,

63

hơn đi (nửa vòng trái đất). Nhưng chính trong nghịch cảnh ấy, nhân vật mới

nhận ra một điều giản dị: cái bến quê gân gũi mới là nơi neo đậu bình yên của mọi con thuyền sau bao xuôi ngược, cũng như gia đình, nơi có người vợ tần tảo nhẫn nại hiền hậu mới là " bến quê " - chỗ dựa tinh thần cuối cùng của cuộc đời cũng như tâm hồn anh.

Ở nhân vật lão Khúng ( Phiên chợ Giát ), quan hệ tương phản trong

nhân vật này được tác giả thể hiện qua những cung bậc nhân cách và tâm linh - với cái nhìn thuần tuý từ góc độ con người và cá nhân: vừa ngây thơ vừa láu cá, vừa ngờ vực vừa cả tin, vừa tự tin vừa tự ty, mặc cảm, bảo thủ kiên cố, tư tưởng thì tư hữu, chắt bóp, cát cứ... những mặt tương phản nói trên đã góp

phần làm rõ hình tượng chân thực đặc sắc về người nông dân. Với lão Khúng

(trong Phiên Chợ Giát), “anh nông dân suốt đời đi sau con bò vạch những luống cày trong đêm tối” - hình ảnh điển hình của nông dân Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu đã cho thấy bản lĩnh nghệ thuật cũng như quá trình cách tân văn học của Nguyễn Minh Châu đã được khẳng định chắc chắn. “Truyện không khép kín ở một ý nghĩa nào, nó mở cho mỗi nhóm người đọc một chân trời … Sự hóa thân người / bò của ông lão Khúng/ Khoang đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai ý thức con người/ con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại. Sự quan sát xã hội di chuyển vào sự quan sát nội tâm, tạo nên một tâm lý vận động, đó là nghệ thuật của truyện ngắn Phiên chợ Giát. Văn bản di động trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, hình tượng, xã hội, tâm lý, quá vãng và hiện tại, lịch sử và tưởng tượng”[Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và bình văn, Nxb Hội Nhà văn, H.1999]. Suốt cuộc đời lão Khúng vắt kiệt sức lực của mình, của vợ con cho đất nhưng đến đời con lão chúng còn phải đi xa hơn nữa, đến với miền đất còn nhọc nhằn hơn. Lão và con bò Khoang - công cụ lao động hiệu quả nhất - luôn gắn bó với nhau. Khi lão quyết định thả nó về rừng cũng chính là khi nó đã quá quen với cái ách nô lệ trên cổ, vĩnh viễn quên mất tự do. Sự trở về của con bò Khoang ở cuối truyện là sự trở về của bi kịch con người… Dường như mỗi lúc Nguyễn Minh Châu lại về gần hơn với

64

nông dân, với làng quê miền Trung đói nghèo, lam lũ của mình; mỗi lúc càng như hiểu rằng chiến tranh đi qua, thời gian đi qua mà sao nỗi cay cực của những kiếp người vẫn cứ chất chồng thêm…

Chính từ cách nhìn nhận hiện thực và quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi như trên nên tất yếu giọng điệu trong những trang viết sau này của Nguyễn Minh Châu không thể dạt dào cảm xúc lãng mạn, hào sảng, say mê, bay bổng. Giọng văn ông giờ đây từng trải, trầm tĩnh hơn và xen lẫn chút chiêm nghiệm và suy ngẫm. Điều này thể hiện khá rõ qua phát ngôn và tính cách của các nhân vật trong một số tác phẩm như Quỳ, Lực, Phi Phi, Thai, Lão Khúng v..v… Họ đầy suy tư, ngâm ngợi, đằm và chín hơn khi nói về mình và mọi người, kể cả cách thể hiện niềm vui, nỗi buồn cũng khác. Màu sắc triết lý đã phảng phất đâu đó trong các truyện ngắn về sau của nhà văn và thoảng cả chút hơi hướng của cái bi không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 62 - 69)